Đề kiểm tra Ngữ văn 8 - Trường PTDT nội trú Tiên Yên

doc1 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 1382 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Ngữ văn 8 - Trường PTDT nội trú Tiên Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường PTDT Nội trú
Tiên Yên
--------------------
Đề kiểm tra: Ngữ văn 8 (Phần Văn học)
Thời gian : 45' (Kể cả phát đề)
===============
Phần I: Trắc nghiệm: (10 câu, mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm, tổng 5 điểm)
Đọc kỹ đoạn văn, sau đó trả lời câu hỏi bằng cách chọn ý trả lời đúng nhất ở sau mỗi câu hỏi và ghi vào bài làm. (Chú ý: Không được chép lại đề bài).
"Em bé quẹt que diêm thứ ba. Bỗng em thấy hiện ra một cây thông Nô-en. Cây thông này lớn và trang trí lộng lẫy hơn cây thông mà em được thấy năm ngoái qua cửa kính một nhà buôn giàu có. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng, hiện ra trức mắt em bé. Em với đôi tay về phía cây... nhưng diêm tắt. Tất cả các ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời...
Em quẹt que diêm nữa vào tường, một ánh sáng xanh toả ra xung quanh và em bé nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em.
- Bà ơi! Em bé reo lên, cho cháu đi với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến đi như lò sưởi, ngỗng quay và cây thông Nô-en ban nãy...
Que diêm tăt phụt, và ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em bé cũng biến mất.
(Cô bé bán diêm - Trích Ngữ văn 8 - tập I - Tr.66)
1. Văn bản "Cô bé bán diêm" của tác giả nào?
A. Ô. Hen-ry;	B. Xéc-van-téc;	C. An-đéc-xen;	D. Ai-ma-tốp.
2. Tác giả đó là người nước nào?
A. Đan Mạch;	B. Thuỵ Điển;	C. Thuỵ Sỹ;	D. Phần Lan.
3. Văn bản "Cô bé bán diêm" được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A. Tự sự + Nghị luận;	B. Miêu tả + Tự sự;	
C. Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm;	D. Tự sự + Thuyết minh.
4. Cô bé bán diêm đã quẹt diêm tất cả bao nhiêu lần?
A. 3 lần;	B. 4 lần;	C. 5 lần;	D. 6 lần.
5. Điều nào dưới đây phù hợp với nội dung câu truyện "Cô bé bán diêm"?
A. Đêm Nô-en;	 B. Cô bé mộng tưởng;	C. Một cảnh thương tâm;	 D. Đêm đông giá lạnh.
6. Các mộng tưởng của em bé bán diêm qua các lần quẹt diêm được điễn ra như thế nào là hợp lý?
A. Lò sưởi, bàn ăn, cây thông nô-en, hai bà cháu bay lên trầu Thượng đế, hình ảnh người bà;
B. Lò sưởi, bàn ăn, cây thông nô-en, hình ảnh người bà, hai bà cháu bay lên trầu Thượng đế;
C. Lò sưởi, hình ảnh người bà, bàn ăn, cây thông Nô-en, hai bà cháu bay lên trầu Thượng đế;
D. Lò sưởi, bàn ăn, hình ảnh người bà, cây thông Nô-en, hai bà cháu bay lên trầu Thượng đế.
7. Qua văn bản "Cô bé bán diêm", hình tượng ngọn lửa - diêm là hình tượng lấp lánh nhất. Ngọn lửa thể hiện mơ ước gì?
A. Ước mơ tuổi thơ có một mái ấm nương thân;
B. Ước mơ tuổi thơ được ăn ngon và vui chơi;
B. Ước mơ tuổi thơ được sự che trở và yêu thương đùm bọc của gia đình và xã hội;
D. Tất cả đều đúng.
8. Giá trị nghệ thuật đặc sắc của văn bản "Cô bé bán diêm"?
A. Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn;	B. Truyện đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng;
C. Các tình tiết diễn biến hợp lý;	D. Tất cả đều đúng.
9. Trong câu "Em bé reo lên, cho cháu đi với!", từ nào là tình thái từ?
A. Em;	B. Với;	C. Cháu;	D. đi.
10. Từ nào dưới đây là từ tượng hình?
A. Lộng lẫy;	B. Lấp lánh;	C. Rực rỡ;	D. Tất cả đều đúng.
Phần II: Tự luận (5 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Qua câu chuyện "Cô bé bán diêm" tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?
Câu 2: (3 điểm) Viết cảm xúc của em về nhân vật cô bé bán diêm?

File đính kèm:

  • docDe kiem tra Ngu van 8.doc
Đề thi liên quan