Đề kiểm tra Ngữ Văn Lớp 8

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 2037 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Ngữ Văn Lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra Ngữ văn lớp 8 
I. Trắc nghiệm (4đ)
Câu 1: Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ được sáng tác vào khoảng thời gian
	A. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
	B. Trong kháng chiến chống Thực dân Pháp.
	C. Trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
	D. Trước năm 1930.
Câu 2: Bài thơ” Ông đồ” của Vũ Đình Liên viết theo thể thơ
	A. Lục bát	B. Song thất lục bát
	C. Ngũ ngôn 	D. Thất ngôn bát cú
Câu 3: Nhận định nói đúng nhất về tình cảm của Tế Hanh đối với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương là
	A. Nhớ về quê hương với những kỉ niệm buồn bã và đau xót, thương cảm.
	B. Yêu thương, trân trọng, tự hào và gắn bó sâu sắc với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương.
	C. Gắn bó và bảo vệ cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông.
	D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 4: Tâm trạng người tù – chiến sĩ được thể hiện ở 4 câu thơ cuối trong bài “ Khi con tu hú” của Tố Hữu là
	A. Uất ức, bồn chồn, khao khát tự do đến cháy bỏng.
	B. Nung nấu ý chí hành động để thoát khỏi chốn ngục tù.
	C. Buồn bực vì chim tu hú ngoài trời cứ kêu.
	D. Mong nhớ da diết cuộc sống ngoài chốn ngục tù.
Câu 5: Nhận định nói đúng nhất hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua bài thơ “ Ngắm trăng” là
	A. Một con người có khả năng nhìn xa trông rộng.
	B. Một con người có bản lĩnh cách mạng kiên cường.
	C. Một con người yêu thiên nhiên và luôn lạc quan.
	D. Một con người giàu lòng yêu thương.
Câu 6: “ Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn được viết theo phương thức biểu đạt chính:
A. Tự sự	B. Biểu cảm	C. Thuyết minh	D. Lập luận
Câu 7: “ Bình Ngô đại Cáo” được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay là
	A. Đúng 	B. Sai
Câu 8: “ Bản án chế độ Thực dân Pháp” của Nguyễn ái Quốc được viết bằng
A. Tiếng Trung	B. Tiếng Việt	C. Tiếng Pháp	D. Tiếng Nga.
II. Tự Luận ( 6đ)
Câu 1(2đ): Chép lại bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” và trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ. 
Câu 2(4đ): Trình bày những cảm nhận sâu sắc nhất của em về bài thơ “ Ngắm trăng” (Vọng nguyệt) của Hồ Chí Minh.
Đề kiểm tra Ngữ văn lớp 8
Câu 1: Tác giả bài thơ “ Nhớ rừng” là
A. Vũ Đình Liên	B. Thế Lữ	C. Tế Hanh	D. Tố Hữu
Câu 2: Trong câu thơ “Giấy đỏ buồn không thắm – Mực đọng trong nghiên sầu”( Ông đồ) có sử dụng biện pháp nghệ thuật
A. So sánh	B. Nhân hoá	C. Hoán dụ 	D. ẩn dụ
Câu 3: Bài thơ “Quê Hương” (Tế Hanh) được sáng tác trong hoàn cảnh
	A. Tác giả đang sống ở quê nhà, đang trực tiếp miêu tả quê hương.
	B. Tác giả đang ở xa quê, đang nhớ về quê hương.
	C. Đây là bài thơ viết theo cảm hứng nhớ quê của một người khác
	D. Bài thơ được sáng tác trong một cảm hứng bất chợt.
Câu 4: Nhận định nói đúng nhất về con người Bác trong bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó”là 
	A. Bình tĩnh và tự chủ trong mọi hoàn cảnh.
	B. Ung dung, lạc quan trước cuộc sống cách mạng đầy khó khăn.
	C. Quyết đoán, tự tin trước mọi tình thế của cách mạng.
	D. Yêu nước thương dân, sẵn sàng cống hiến cả cuộc đời cho Tổ quốc.
Câu 5: Mục đích của Trần Quốc Tuấn khi viết bài “Hịch tướng sĩ” là
	A. Kêu gọi quân dân cả nước đồng lòng chống giặc ngoại xâm.
	B. Khích lệ tinh thần yêu nước của binh sĩ.
	C. Bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí quyết tâm chống giặc 
	D. Đánh bại tư tưởng bàng quan, cầu an hưởng lạc, thái độ thờ ơ với vận 	mệnh đất nước trong hàng ngũ tướng sĩ.
Câu 6: Nội dung mà tác giả Nguyễn Thiếp phê phán trong bài “ Bàn luận về phép học” về “Lối học hình thức” là
	A. Chỉ chú ý đến hình thức, không chú ý đến nội dung tác phẩm.
	B. Học theo” Lối học hình thức” nghĩa là chỉ chú trọng học thuộc lòng câu chữ mà không quan tâm đến nội dung, học cốt để cầu danh lợi, để tiến thân, không cần biết đến thực chất.
	C. Đây là hệ quả tất yếu của cung cách thi cử ngày xưa.
Câu 7: Cụm từ “ cuộc chiến tranh vui tươi” mà Nguyễn ái Quốc sử dụng trong đoạn trích”Thuế máu” nói về 
	A. Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất( 1914 – 1918) 
	B. Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai( 1939 – 1945)
	C. Cuộc chiến tranh Pháp – Phổ(Đức)( 1870 – 1871)
	D. Các cuộc chiến tranh mà Pháp tiến hành để mở rộng thuộc địa.
Câu 8: Tác giả của đoạn trích “Đi bộ ngao du”là nhà văn nước
	A. Anh	B. Pháp	C. Tây Ban Nha	D. Mĩ
 II. Tự luận (6đ)
Câu 1(2đ): Chép lại một đoạn trong bài thơ “Khi con tu hú”(Tố Hữu), trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ
Câu 2(4đ): Nêu cảm nhận của em về tình yêu quê hương của Tế Hanh qua 8 câu thơ mở đầu bài thơ “Quê hương”. 
Đề kiểm tra Ngữ văn lớp 8 
I. Trắc nghiệm (4đ)
Câu 1: Hoàn thành bảng hệ thống sau.
STT
Tác phẩm
Tác giả
Thể loại
1
Nhớ rừng



2
Bàn về phép học



3
Chiếu dời đô



4
Hịch tướng sĩ



Câu 2: Học sinh trả lời câu hỏi bằng cách chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
1. Thông tin không đúng về tác giả Tố Hữu là 
A. Tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, quê gốc ở Thừa Thiên Huế 
B. Ông được kết nạp Đảng năm 18 tuổi (1939) 
C. Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến 
D. Ông đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong Đảng và chính quyền. 
2. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Khi con tu hú” là 
A. Bài thơ ra đời sau chuyến đi thực tế tại Huế 
B. Bài thơ ra đời nơi làng quê trong những ngày hè sôi động 
C. Bài thơ ra đời ngay trong nhà lao Thừa Phủ nơi tác giả bị giam giữ
D. Bài thơ ra đời trong ngày đầu kháng chiến chống Pháp 
3. Tác phẩm không phải của Tế Hanh là 
A. Hoa niên 	C. Tiếng sóng 
B. Gửi miền Bắc 	D. Giữa trong xanh 
4. Bài thơ "Quê hương" viết và in năm 
A. 1936 	B. 1937	C. 1938 	 D. 1939
II. Tự luận (6đ)
Câu1(2đ): Chép thuộc lòng bài thơ “Khi con tu hú”và nêu những hiểu biết của em về tác giả Tố Hữu.
Câu 2(4đ): Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Ngắm trăng” – Hồ Chí Minh.







Đề kiểm tra Ngữ văn lớp 8 
I. Trắc nghiệm (4đ)
Câu 1: Hoàn thành bảng hệ thống sau.
STT
Tác phẩm
Tác giả
Thể loại
1
Ông đồ


2
Nhớ rừng


3
Quê hương


4
Khi con tu hú


Câu 2: Học sinh trả lời câu hỏi bằng cách chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
1. Đặc điểm không có của thể tấu là 
A. Một loại văn thư bề tôi dâng lên vua chúa trình bày ý kiến đề nghị. 
B. Loại hình nghệ thuật biểu diễn trước công chúng thường gây hài
C. Được thể hiện bằng văn xuôi hay văn vần, văn biền ngẫu. 
	D. Nội dung đa dạng đề cập nhiều khía cạnh đời sống, vận mệnh dân tộc. 
2. Trần Quốc Tuấn viết bài “Hịch tướng sĩ”vào 
A. Trước khi quân Mông - Nguyên xâm lược nước ta lần thứ nhất - 1257
B. Trước khi quân Mông - Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai - 1285
C. Trước khi quân Mông - Nguyên xâm lược nước ta lần thứ ba - 1287
D. Sau chiến thắng quân Mông - Nguyên lần thứ hai - 1285
3. Hịch viết nhằm mục đích 
A. Ban bố mệnh lệnh nhà vua 
B. Dùng công bố kết quả 1 sự nghiệp 
C. Dùng trình bày ý kiến, 1 đề nghị với vua 
D. Dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh 
4. Kết cấu chung thể hịch gồm 
A. Hai phần	C. Bốn phần 
 B. Ba phần 	D. Năm phần 
5. Hịch viết theo thể văn 
A. Văn xuôi 	C. Văn biển ngẫu 
B. Văn vần 	D. A, B, C đều sai 
6. Tạo nên sức thuyết phục của tác phẩm “Chiếu dời đô” là 
A. Sự kết hợp hài hoà lý và tình 
B. Lập luận chặt chẽ xác đáng, trình tự hợp lý 
C. Ngôn ngữ mang tính chất đối thoại, tâm tình 
D. Tất cả ý A, B, C đúng
II. Tự luận (6đ)
Câu1(1đ): Chép thuộc lòng đoạn “Ta thường....Cam lòng” – Hịch tướng sĩ 
Câu 2(5đ): Phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn trích “Nước Đại Việt ta"




File đính kèm:

  • docTrac nghiem 8 tuan 29.doc