Đề kiểm tra ngữ văn lớp 8 ( phân môn văn học )

doc15 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1600 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra ngữ văn lớp 8 ( phân môn văn học ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra ngữ văn lớp 8
( Phân môn văn học )
Thời gian : 45 phút
Phần I. Trắc nghiệm.( 4 điểm )
Chọn đáp án đúng nhất và chép lại đáp án đó vào bài làm.
1.Bài thơ “ Nhớ rừng” của nhà thơ Thế Lữ được sáng tác vào khoảng thờ gian nào ?
A. Trước năm 1930.
B. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
C. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
D. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
2.Bài thơ “ Ông đồ” của nhà thơ Vũ Đình Liên là gì ?
A.Thất ngôn bát cú Đường luật.
B. Lục bát.
C. Ngũ ngôn.
D.Tự do.
3.Một trong những cảm chung của hai bài thơ “Nhớ rừng”của Thế Lữ , “Ông đồ”của Vũ Đình Liên là gì ?
A. Nhớ tiếc quá khứ.
B. Thương người và hoài cổ.
C. Coi thường và khinh bỉ cuộc sống tầm thường hiện tại.
D.Đau xót và bất lực.
4. Bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh thể hiện Bác là người như thế nào ?
A. Một con người có khả năng nhìn xa trông rộng.
B. Một con người có bản lĩnh cách mạng kiên cường.
C. Một con người yêu thiên nhiên và luôn lạc quan.
D. Một con người giàu lòng yêu thương.
5.Câu thơ “ Cuộc đời cách mạng thật là sang” Trong bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh thể hiện tâm trạng gì của Bác ?
A. Vui thích vì được sống chan hòa với thiên nhiên.
B. Tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.
C. Lạc quan với cuộc sống cách mạng đầy gian khổ.
D. Cả ba ý trên .
6.Câu thơ “Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
A. So sánh.
B. ẩn dụ.
C. Điệp ngữ.
D. Nhân hóa.
7.Trần Quốc Tuấn sử dụng giọng văn nào để phê phán những hành động sai trái của tướng sĩ dưới quyền trong bài “Hịch tướng sĩ”? 
A. Nhẹ nhàng, thân tình.
B. Nghiêm khắc, nặng nề.
C. Mạt sát thậm tệ.
D. Bông đùa, hóm hỉnh.
8. Mục đích của “ Việc nhân nghĩa” thể hiện trong bài thơ “ Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi là như thế nào?
A. Nhân nghĩa là lối sống có đạo đức và giàu tình thương.
B. Nhân nghĩa là để yên dân, làm cho dân sống ấm no.
C. Nhân nghĩa là trung quân, hết lòng phục vụ vua.
D.Nhân nghĩa là duy trì mọi lễ giáo phong kiến.
Phần II. Tự luận ( 6 điểm)
Viết một bài văn ngắn phát biểu cảm nghĩ của em về hai khổ thơ sau trích trong bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên.
“… Nhưng mỗi năm mỗi vắng,
Người thuê viiết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu…

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài trời mưa bụi bay.”
--------------- Hết ---------------





















 Hướng dẫn chấm đề kiểm tra Ngữ văn
( Phân môn : Văn học )
Thời gian : 45 phút.
Phần I. Trắc nghiệm ( 4 điểm)
Thí sinh chép được 8 đáp án đúng, mỗi đáp án cho 0,50 điểm.
1, B
2, C
3, A
4, C
5, D
6, D
7, A
8, B
Phần II. Tự luận ( 6 điểm)
A. Yêu cầu:
 1. Về kỹ năng: Làm đúng kiểu bài nghị luận văn học ( biểu cảm về một đoạn thơ)
 - Bố cục rõ ràng đủ ba phần, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt tốt.
 - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
 2. Về kiến thức: Học sinh có thể phát biểu cảm nghĩ theo những cách khác nhau về hai khổ thơ miễn là nêu được những ý sau:
- Cảm xúc buồn thương, tiếc nuối của người đọc đồng cảm với cảm xúc của nhà thơ đối vớicảnh ế khách của ông đồ.
-Nỗi xót xa khắc khoải, bàng hoàng của tâm trạng ông đồ, khi cố níu kéo, cố cưỡng lại qui luật khắc nghiệt của thời gian và xã hội ( Mỗi năm mỗi vắng, người thuê viết nay đâu ).
-Nỗi buồn tê tái thấm vào giấy, mực, động lại thành nỗi buồn nhợt nhạt, khối sầu tê tái ( phân tích qua các từ ngữ buồn, thắm, đọng, sầu…và nghệ thuật nhân hóa )
- Ông đồ hoàn toàn bị lãng quên đối với khách qua đường, đối với xã hội, lẻ loi và rất đáng thương giữa mùa xuân, giữa dòng người xuôi ngược sám tết.
- Cảnh thê lương, ảm đạm và tâm trạng ông đồ ngồi bó gói, ủ rũ, cam chịu, cô đơn, lạc lõng và bất lực ( Phân tích hình ảnh lá vàng rơi trên giấy, ngoài trời mưa bụi bay.)
B. Tiêu chuẩn cho điểm:
Điểm 6
Điểm 5
Bài làm đáp ứng những yêu cầu về kỹ năng và kiến thức nêu trên. Văn có cảm xúc, diễn đạt tốt. Bài làm có thể còn một vài sai sót nhỏ, nếu chữ đẹp trình bày tốt thì vẫn có thể cho tới điểm tối đa. 
Điểm 4
Đáp ứng cơ bản những yêu cầu trên. Bố cục rõ ràng, diễn đạt, kết cấu chặt chẽ. Văn có cảm xúc diễn đạt tương đối tốt, có thể còn một vài lỗi chính tả.
Điểm 3
Điểm 2
Bài làm tỏ ra hiểu đề, tuy nhiên năng lực cảm nhận, phân tích thơ còn yếu. Văn diễn đạt cơ bản rõ ý, chữ viết đọc được, mắc không quá 5 lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Điểm 1
Bài làm yếu, lúng túng trong cách thể hiện, năng lực phân tích còn nhiều hạn chế. Diễn đạt lủng củng, chữ viết khó đọc, sai lạc về kiến thức.


--------------- Hết ---------------

 Đề kiểm tra ngữ văn lớp 8
( Phân môn Tiếng Việt)
Thời gian : 45 phút
Câu I.( 2 điểm) Chọn đáp án đúng nhất bằng cách khoanh tròn vào các chữ cái đầu dòng.
1.Câu “ Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào ? ” là kiểu câu gì ?
A.Câu trân thuật .
B. Câu Nghi vấn.
C. Câu cầu khiến.
D. Cả 3 ý trên đều sai.
2.Trong các câu nghi vấn sau, câu nào dùng để cầu khiến ?
A. Chị hẹn tôi mai mới đi Hà Nội phải không ?
B. Người thuê viết nay đâu ?
C. Cậu ở lại đã , về làm gì vội ?
D. Bạn có muốn mình cùng chơi không ?
3.Có thể phân câu phủ định làm mấy loại ?
A. Hai loại .
B. Ba loại .
C. Bốn loại .
D. Không phân loại.
4.Trật tự từ của câu nào sau đây thể hiện thứ tự trước sau theo thời gian?
A. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập.
B. Đám than đã vạc hẳn lửa.
C. Tôi mở to đôi mắt, khe reo lên một tiếng thú vị.
D. Mày dại quá, cứ ào đi, tao chạy cho tiền tàu.
Câu II. ( 2 điểm) Chuyển các câu sau thành kiểu câu có đề tài đứng trước cụm chủ .
a, Nhà tôi còn hai con vịt.
b, Chúng em vào gặp thầy giáo để giải quyết việc này.
Câu III. (2 điểm)Cho câu hỏi sau: “ Em vừa nói gì thế ?”
Hãy trả lời câu hỏi trên lần lượt bằng các kiểu câu : Nghi vấn ,cảm thán,cầu khiến, trần thuật.
Câu IV( 4 điểm )Cho đoạn văn :
(1) Một người thở dài.(2)Người khác khẽ thì thầm hỏi :
-(3) Ai đấy nhỉ ?...(4)Hay là người dưới quê bà cụ Tứ mới lên ?
-(5) Chả phải, từ ngày còn mồ ma cụ Tứ có thấy họ mạc nào lên thăm đâu.
-(6) Quái nhỉ?
(7) Im một lúc, có người bỗng lại cười lên rung rúc :
-(8) Hay là vợ anh cu Tràng ?
a, Hãy xác định kiểu câu của những câu trên.
b, Các câu trên thuộc hành động cụ thể nào ?
--------------- Hết ---------------





 Hướng dẫn chấm đề kiểm tra Ngữ văn
( Phân môn : Văn học )
Thời gian : 45 phút.
Câu I. ( 2 điểm )Chọn đáp án đúng nhất bằng cách khoanh tròn vào các chữ cái đầu dòng, mỗi đáp án cho 0,50 điểm.
1, B
2, C
5, A
6, A
Câu II (2 điểm ) Chuyển các câu sau thành kiểu câu có đề tài đứng trước cụm chủ .Mỗi câu chuyển đúng cho 1,00 điểm.
a, Vịt, nhà tôi còn hai con.
b, Việc này, chúng mình gặp thầy giáo để giải quyết.
Câu III.( 2 điểm )Trả lời đúng, mỗi kiểu câu cho 0,50 điểm.
a, Em nói gì đâu ! ( câu trần thuật )
b, Chị hỏi gì thế ? ( câu nghi vấn )
c, Em bảo rằng chị dạo này béo thế. ( câu cảm thán )
d, Chị mở hộ em cái cửa ! ( câu cầu khiến )
Câu IV. ( 4 điểm ) Xác định đúng mỗi kiểu câu và hành động nói của câu đó cho 0,50 điểm.
(1) Câu trần thuật – kể. ( 0,50 điểm )
(2) Câu trần thuật – kể. ( 0,50 điểm )
(3) Câu nghi vấn – hỏi. ( 0,50 điểm )
(4) Câu nghi vấn – nhận định. ( 0,50 điểm )
(5) Câu trần thuật – trình bày. ( 0,50 điểm)
(6) Câu nghi vấn – bộc lộ cảm xúc. ( 0,50 điểm )
(7) Câu trần thuật – kể. ( 0,50 điểm )
(8) Câu nghi vấn – nhận định. ( 0,50 điểm )


--------------- Hết ---------------

 












Đề kiểm tra học kỳ ii
Môn : Ngữ văn – Lớp 8
Thời gian : 90 phút ( không kể thời gian giao đề)

Phần I. Trắc nghiệm .
Câu 1 ( 2 điểm ) Chọn đáp án đúng nhất bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng.
1.ý nào nói đúng nhất tâm tư của tác giả được gửi gắm trong bài thơ “ Nhớ rừng”
A. Niềm khao khát tự do mãnh liệt .
B. Niềm căm phẫn trước cuộc sống tầm thường giả dối.
C. Lòng yêu nước kín đáo và sâu sắc .
D. Cả ba ý trên .
2. Tác dụng yếu tố tự sự , miêu tả của văn nghị luận là gì ?
A. Giúp bài văn nghị luận dễ hiểu hơn.
B . Giúp cho việc bố cục bài văn chặt chẽ hơn.
C. Giúp cho việc trình bày các luận điểm , luận cứ rõ ràng , cụ thể sinh động hơn 
D. Cả A, B, C đều sai .
3. Trật tự từ của câu nào thể hiện thứ tự trước sau theo thời gian.
A.Từ Triệu , Đinh , Lý ,Trần bao đời gây nên độc lập.
B.Đám than đã tắt hẳn lửa.
C.Tôi mở to mắt ,reo lên thú vị .
D.Mày dại quá , cứ vào đi , tao chạy cho tiền tàu.
4.Câu “ Lưu Cung tham công nên thất bại .” thuộc kiểu câu nào ?
A. Câu nghi vấn. B. Câu cầu khiến.
C.Câu trần thuật. D. Câu cảm thán.
Câu 2 ( 2 điểm )Nối cụm từ ở cột A với cụm từ thích hợp ở cột B để tạo thành câu phủ định.
A
B
1. Tôi chẳng nên
2. Nước đi đi mãi không
3. Nó chật vật mãi cũng không làm sao
4. U không ăn con cũng 
a,cho ông đứng hẳn lên 
b,không muốn ăn nữa
c, gặp chúng nó
d, về cùng non

Phần II. Tự luận 
Câu 1 ( 1 điểm )
 Cho câu văn sau :“ Nó không chỉ học giỏi mà còn rất chăm học .”
Chữa lại lỗi sai của câu trên ( ít nhất là 2 cách ).
 Câu 2.( 5 điểm )
 “ Tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan cách mạng là một trong nội dung trong thơ Bác”. Dựa vào bài thơ “ Ngắm trăng ”, “ Cảnh khuya ”,em hãy chứng minh ý kiến trên .
--------------- Hết ---------------
 

Hướng dẫn chấm thi khảo sát chất lượng học kỳ ii
Môn : Ngữ văn – Lớp 8 
Năm học : 2005 – 2006 
Phần I. Trắc nghiệm 
Câu 1 ( 2đ )
Mỗi ý khoanh tròn đúng ( 0,50 đ )
1.D
2.C
3.A
4.C
Câu 2 ( 2đ )
Nối mỗi ý đúng cho 0,50 điểm. Cụ thể là:
Nối 1 – c ; 2 – d ; 3 – a ; 4 – b .
Phần II . Tự luận. 
Cau 1 ( 1 diểm) Chữa đúng mỗi cách ( 0,5 đ )
Có thể có những cách sau :
-Nó học giỏi vì nó chăm học .
- Nó không chỉ học giỏi mà còn chăm ngoan .
-Tuy nó học giỏi nhưng nó không kiêu căng.
Câu 2 ( 5 điểm)
A. Yêu cầu :
* Về kỹ năng: 
- Làm đúng kiểu bài văn chứng minh văn học.
- Bố cục rõ ràng , kết cấu chặt chẽ , diễn đạt tốt .
- chữ viết cẩn thận rõ ràng , không mắc lỗi chính tả , dùng từ , ngữ pháp .
* Về kiến thức :
Đề bài yêu cầu chứng minh về tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan cách mạng qua hai bài thơ “Ngắm trăng” và “ Tức cảnh Pác Bó” của Bác.
HS có thể có những cách CM khác nhau ( miễn là hợp lý ) . Song cần nêu được những ý chính sau :
a.Thơ Bác thể hiện tình yêu thiên nhiên , yêu cảnh đẹp.
b. Thơ Bác luôn toát lên tinh thần lạc quan CM , phong thái ung dung tự tại , vượt lên hoàn cảnh .
 B. Tiêu chuẩn cho điểm.
Điểm 5
Bài làm đáp ứng những yêu cầu về kỹ năng và kiến thức nêu trên. Văn có cảm xúc, diễn đạt tốt. Bài làm có thể còn một vài sai sót nhỏ, nếu chữ đẹp trình bày tốt thì vẫn có thể cho tới điểm tối đa. 
Điểm 4
Đáp ứng cơ bản những yêu cầu trên. Bố cục rõ ràng, diễn đạt, kết cấu chặt chẽ. Văn có cảm xúc diễn đạt tương đối tốt, có thể còn một vài lỗi chính tả.

Điểm 3
Bài làm tỏ ra hiểu đề, tuy nhiên năng lực cảm nhận, phân tích thơ còn yếu. Văn diễn đạt cơ bản rõ ý, chữ viết đọc được, mắc không quá 5 lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Điểm 1
Bài làm yếu, lúng túng trong cách thể hiện, năng lực phân tích còn nhiều hạn chế. Diễn đạt lủng củng, chữ viết khó đọc, sai lạc về kiến thức.

Đề thi ngữ văn lớp 8
Thời gian: 90 phút
 
Phần I .Trắc nghiệm ( 2.5 điểm ) Chọn đáp án đúng nhất và chép lại đáp án đó vào bài làm.
Đoạn trích “ Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng thể hiện nội dung chủ yếu là gì ?
Đoạn trích chủ yếu thể hiện nỗi cay đắng khổ cực của chú bé Hồng.
Đoạn trích thể hiện chủ yếu niềm vui sướng tột cùng khi Hồng được gặp mẹ .
 Đoạn trích chủ yếu thể hiện sự tàn nhẫn của bà cô chú bé Hồng .
Đoạn trích chủ yếu thể hiện diễn biến tâm trạng của chú bé Hồng 
Những tác phẩm , đoạn trích văn học nào sau đây không phải là tác phẩm văn học trung đại ?
Chiếu dời đô.
Muốn làm thằng Cuội .
Nước Đại Việt ta .
Hịch tướng sĩ.
Giọng điệu chung của bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó” của Bác Hồ là gì ?
Giọng nghiêm trang ,hào hùng .
Giọng đùa vui hóm hỉnh .
Giọng buồn sầu , đau khổ .
Giọng thiết tha , trìu mến .
Hai câu thơ sau sử dụng nghệ thuật nào ?
 “ Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
 Mở miệng cười tan cuộc oán thù”
 A. Phóng đại, đối.
 B. Liệt kê, đối .
 C. Điệp ngữ, phóng đại.
 D . ẩn dụ, so sánh.
Trong các từ sau, từ nào không phải là từ tượng hình ?
vật vã.
rũ rượi.
xộc xệch.
xôn xao.
Yếu tố cảm xúc trong văn nghị luận được thể hiện qua phương diện nào ?
Thể hiện qua giọng điệu .
Thể hiện qua các luận cứ .
Thể hiện qua từ ngữ, câu văn biểu cảm .
Thể hiện qua các nghệ thuật tu từ .
Trong các câu văn sau đây , câu nào không sai ngữ pháp ?
“ Bình Ngô đại cáo”, áng “ Thiên cổ hùng văn”.
Trong “ Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi đã cho ta thấy tư tưởng nhân nghĩa tiến bộ của ông .
“ Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi đã cho ta thấy tư tưởng nhân nghĩa tiến bộ của ông .
Với “ Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi , người anh hùng dân tộc văn song toàn.
Văn bản nào bộc lộ rõ nhất lòng căm thù giặc và ý chí quyết chiến quyết thắng quân xâm lược .
Nước Đại Việt ta.
Bàn luận về phép học.
Khi con tu hú .
Hịch tướng sĩ .
Nói giảm nói tránh là hai biện pháp tu từ đúng hay sai
 A .Đúng B. Sai
10. Hình ảnh nào xuất hiện hai lần trong bàI thơ “ Khi con tu hú” ?
 A. Lúa chiêm .
 B. Con tu hú .
 C. Tiếng ve ngân.
 D. Đôi con diều sáo.
Phần II. Tự luận.
Câu 1 ( 1.5 điểm : Viết một đoạn văn ngắn cảm nhận vẻ đẹp độc đáo nghệ thuật của hai câu thơ sau :
 “ Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng,
 Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
 (“ Quê hương” –Tế Hanh )
Câu 2 ( 6 điểm ) : “ Một trong những nội dung quan trọng của văn học trung đại Việt Nam là thể hiện lòng yêu nước sâu sắc”. Dựa vào các tác phẩm ,đoạn trích văn học “ Hịch tướng sĩ”, “ Chiếu dời đô”, “ Nước Đại Việt ta” của các tác giả Trần Quốc Tuấn, Lý Công Uẩn, Nguyễn Trãi, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên .

 
------------- Hết ----------









 

 
 Hướng dẫn chấm đề thi ngữ văn lớp 8
Thời gian: 90 phút

Phần I .Trắc nghiệm ( 1.5 điểm )
Chép vào bài làm các đáp án đúng sau , mỗi đáp án cho 0,25 điểm.
1.D 6.C
2.B 7.C
3.B 8.D
4.A 9.A
5.D 10.B

Phần II. Tự luận 
Câu 1. (1.5 điểm )
HS biết cảm thụ cái hay về nội dung, nghệ thuật của hai câu thơ trích trong bài thơ “ Quê hương” của nhà thơ Tế Hanh viết dưới dạng một đoạn văn ( có thể có nhiều cách cảm nhận khác nhau , miễn là hợp lý ). Song đoạn văn cần đàp ứng những yều cầu sau:
* Về nghệ thuật : - Nghệ thuật so sánh :cánh buồm là một sự vật cụ thể , hữu hình được so sánh với mảnh hồn làng là cái trừu tượng vô hình.
Cách so sánh độc đáo, tạo cho câu thơ đẹp và sâu sắc .
 * Về nội dung : - Hình ảnh cánh buồm là một biểu tượng đẹp ,là linh hồn của quê hương làng chài.
 - Cánh buồm với vẻ đẹp cường tráng , khoáng đạt .
 - Cánh buồm căng gió đưa thuyền ra khơi vượt trùng dương.Cảnh ra khơi khẩn trương, đầy khí thế.
Câu2 .(6 điểm )
Yêu cầu:
1.Về kỹ năng :
 -Làm đúng kiểu bài văn chứng minh văn học.
 - Bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt tốt.
 - Chữ viết cẩn thận rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ , ngữ pháp.
 2. Về nội dung:
 - HS dựa vào các tác phẩm ,đoạn trích văn học “ Hịch tướng sĩ , Nước Đại Việt ta, Chiếu dời đô ” của các tác giả Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Lý Công Uẩn để chứng minh văn học trung đại Việt Nam thể hiện lòng yêu nước sâu sắc .
 Học sinh có thể có những cách chứng minh khác nhau ( miễn là hợp lý ) song cần CM lòng yêu nước qua một số ý sau : 
+ Lòng yêu nước thể hiện niềm tự hào về độc lập dân tộc .
+ Lòng yêu nước thể hiện luôn lo cho dân ,quan tâm tới nhân dân , tướng sĩ dưới quyền .
+ Lòng yêu nước thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí đấu tranh chống giặc ngoại xâm .
+ Lòng yêu nước thể hiện khát vọng đất nước phát triển vững bền muôn thuở.

B.Tiêu chẩn cho điểm .

Điểm 5
Điểm 6
Bài làm đáp ứng những yêu cầu về kỹ năng và kiến thức nêu trên. Văn có cảm xúc, diễn đạt tốt. Bài làm có thể còn một vài sai sót nhỏ, nếu chữ đẹp trình bày tốt thì vẫn có thể cho tới điểm tối đa. 
Điểm 4
Đáp ứng cơ bản những yêu cầu trên. Bố cục rõ ràng, diễn đạt, kết cấu chặt chẽ. Văn có cảm xúc diễn đạt tương đối tốt, có thể còn một vài lỗi chính tả.

Điểm 3
Bài làm tỏ ra hiểu đề, tuy nhiên năng lực cảm nhận, phân tích thơ còn yếu. Văn diễn đạt cơ bản rõ ý, chữ viết đọc được, mắc không quá 5 lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Điểm 1
Bài làm yếu, lúng túng trong cách thể hiện, năng lực phân tích còn nhiều hạn chế. Diễn đạt lủng củng, chữ viết khó đọc, sai lạc về kiến thức.

------------- Hết ----------



























 bài viết tập làm văn số 5 văn thuyết minh
Thời gian: 90 phút

Đề bài: Hãy thuyết minh một giống vật nuôi mà em yêu thích.
------------- Hết ----------


Hướng dẫn chấm bài viết tập làm văn số 5
Văn thuyết minh
A.Yêu cầu:
1.Về kỹ năng :
 -Làm đúng kiểu bài văn thuyết minh về loài vật.
 - Bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt tốt.
 - Chữ viết cẩn thận rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
 
 2.Về nội dung: Học sinh có thể có nhiều cách viết khác nhau song cần nêu được những ý cơ bản theo dàn bài sau:
a. Mở bài:
- Giới thiệu con vật ( thường bằng một câu định nghĩa).
b. Thân bài:
- Hình dáng chung của con vật.
- Nêu các giống vật.
- Nêu cách nuôi ( thức ăn ) cách phòng dịch.
- Nêu giá trị kinh tế của con vật.
c. Kết bài:
- Vai trò của con vẩttong đời sống hiện nay.
 * Lưu ý: Làm đúng thể loại văn thuyết minh, không lạc sang bài .
B. Tiêu chuẩn cho điểm
 
Điểm 9
Điểm 10
Bài làm đáp ứng những yêu cầu về kỹ năng và kiến thức nêu trên. Văn có cảm xúc, diễn đạt tốt. Bài làm có thể còn một vài sai sót nhỏ, nếu chữ đẹp trình bày tốt thì vẫn có thể cho tới điểm tối đa.
Điểm 7
Điểm 8
Đáp ứng những yêu cầu trên. Bố cục rõ ràng, diễn đạt, kết cấu chặt chẽ. Thuyết minh được con vật nuôi em yêu thích,văn viết khá trôi chảy, có thể còn một vài lỗi chính tả.
Điểm5
Điểm 6
Biết làm kiểu bài văn thuyết minh về loài vật. Bài viết cơ bản nêu được theo yêu cầu. Văn diễn đạt cơ bản rõ ý, chữ viết đọc được, song diễn đạt đôi chỗ còn lủng củng, mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Điểm 3
Điểm 4
Tỏ ra nắm được thể loại. Bài viết nêu được một số yêu cầu. Văn diễn đạt còn lủng củng, sai nhiều về lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Điểm 1
Điẻm 2
Chưa hiểu về kiểu bài thuyết minh. Diễn đạt lủng củng, chữ viết khó đọc, sai lạc về kiến thức.


 bài viết tập làm văn số 6 văn nghị luận
Thời gian: 90 phút
Đề bài: “ Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn được coi là bài ca yêu nước thiết tha, sôi sục của vị chủ tướng. Em hãy làm sáng tỏ điều đó.


Hướng dẫn chấm bài viết tập làm văn số 5
Văn thuyết minh
A.Yêu cầu:
1.Về kỹ năng :
 -Làm đúng kiểu bài văn nghị luận chứng minh văn học.
 - Bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt tốt.
 - Chữ viết cẩn thận rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
 
 2.Về nội dung: Học sinh có thể có nhiều cách viết khác nhau song cần nêu được những ý cơ bản theo dàn bài sau:
a.Mở bài:
-Giới thiệu tác phẩm “ Hich tướng sĩ” là một tác phẩm tiểu biểu cho chủ nghĩa yêu nước.
- Tác phẩm đã thể hiện lòng yêu nước cháy bỏng, sôi sục của vị chủ soái Trần Quốc Tuấn.
b.Thân bài: Tìm và phân tích dẫn chứng để CM cho các ý sau:
- Thái độ căm ghét, khinh bỉ kẻ thù trước hành động hống hách bạo ngược, tham lam của chúng.
- Tâm trạng đau xót trước cảnh đất nước bị giày xéo, vua tôi bị xúc phạm, niềm uất hận trào dâng “ Ta thường tới bửa quên ăn…”
- Tình cảm gắn bó, quan tâm, thương yêu sâu nặng đối với các tướng sĩ dưới quyền nhằm khích lệ ý thức trách nhiệm nghĩa vụ của họ đối với đạo vua tôi và tình cốt nhục.
- Phê phán thẳng thắn lôi sống bàng quan hưởng lạc của tướng sĩ dưới quyền nhằm thức tỉnh thái độ, cuộc sống của họ.
+ Nêu lên những việc làm sai trái.
+Nêu lên những hậu quả tai hại.
Vạch rõ ranh giới giữa hai con đường chính- tà ; sống- chết đã thuyết phục cương quyết thanh toán lối sống.
Khuyên các khuyên các tì tướng cần nêu cao cảnh giác, tích cực luyện tập quân sĩ trau rồi binh thư để chiến đấu và chiến thắng.(học sinh cần kết hợp với việc phân tích các biện pháp nghệ thuật,giọng điệu để làm nổi bật lòng yêu nước thiết tha và thái độ chân tình của Trần Quốc Tuấn)
c.Kết bài:
-Khẳng định lại vấn đề đã chứng minh.
-Nêu cảm nghĩ của bản thân đối với những thế hệ đi trước,thấy được trách nhiệm của mình trong việc xây dựng đất nược ngày nay.
B. Tiêu chuẩn cho điểm
 
Điểm 9
Điểm 10
Bài làm đáp ứng những yêu cầu về kỹ năng và kiến thức nêu trên. Văn có cảm xúc, diễn đạt tốt. Bài làm có thể còn một vài sai sót nhỏ, nếu chữ đẹp trình bày tốt thì vẫn có thể cho tới điểm tối đa.
Điểm 7
Điểm 8
Đáp ứng những yêu cầu trên. Bố cục rõ ràng, diễn đạt, kết cấu chặt chẽ,văn viết khá trôi chảy, có thể còn một vài lỗi chính tả.
Điểm5
Điểm 6
Biết làm kiểu bài văn chứng minh văn học.Bài viết cơ bản nêu được theo yêu cầu. Văn diễn đạt cơ bản rõ ý, chữ viết đọc được, song diễn đạt đôi chỗ còn lủng củng, mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Điểm 3
Điểm 4
Tỏ ra nắm được thể loại. Bài viết nêu được một số yêu cầu. Văn diễn đạt còn lủng củng, sai nhiều về lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Điểm 1
Điẻm 2
Chưa hiểu về kiểu bài chứng minh. Diễn đạt lủng củng, chữ viết khó đọc, sai lạc về kiến thức.
 





























 bài viết tập làm văn số 5 văn thuyết minh
Thời gian: 90 phút
 
 Đề bài: Hãy nói “không” với các tệ nạn.
A.Yêu cầu:
1.Về kỹ năng :
 -Làm đúng kiểu bài văn nghị luận chứng minh,giải thích văn học.
 - Bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt tốt.
 - Chữ viết cẩn thận rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
2.Về nội dung:Học sinh viết được một bài nghị luận để làm rõ tác hại của một trong các tệ nạn xã hội mà chúng ta cần phải kiên quyết bài trừ như cờ bạc,tiêm chích ma túy,tiệp xúc với văn hóa phẩm không lành mạnh…..Học sinh có thể có nhiều cách viết khác nhau song cần nêu được các ý cơ bản sau:
 -Thực trạng về các tệ nạn xã hội hiện nay.
 -Tác hại của tệ nạn xã hội đó (liệt kê từng tác hại của tệ nạn xã hội mà mình lựa chọn viết,lấy dẫn chứng đẻ chứng minh).
 -Thái độ của mình trước tệ nạn đó.Nêu cách phòng chống các tệ nạn và kêu gọi mọi người tránh xa các tệ nạn đó.
B. Tiêu chuẩn cho điểm
 
Điểm 9
Điểm 10
Bài làm đáp ứng những yêu cầu về kỹ năng và kiến thức nêu trên. Văn có cảm xúc, diễn đạt tốt. Bài làm có thể còn một vài sai sót nhỏ, nếu chữ đẹp trình bày tốt thì vẫn có thể cho tới điểm tối đa.
Điểm 7
Điểm 8
Đáp ứng những yêu cầu trên. Bố cục rõ ràng, diễn đạt, kết cấu chặt chẽ,văn viết khá trôi chảy, có thể còn một vài lỗi chính tả.
Điểm5
Điểm 6
Biết làm kiểu bài văn chứng minh,giải thích văn học.Bài viết cơ bản nêu được theo yêu cầu. Văn diễn đạt cơ bản rõ ý, chữ viết đọc được, song diễn đạt đôi chỗ còn lủng củng, mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Điểm 3
Điểm 4
Tỏ ra nắm được thể loại. Bài viết nêu được một số yêu cầu. Văn diễn đạt còn lủng củng, sai nhiều về lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Điểm 1
Điẻm 2
Chưa hiểu về kiểu bài chứng minh,giải thích . Diễn đạt lủng củng, chữ viết khó đọc, sai lạc về kiến thức.

File đính kèm:

  • docCac de kiem tra ngwx van lop 8 nam hoc 08 09.doc
Đề thi liên quan