Đề kiểm tra Sinh học 10 chuẩn - Học kì 1 - Đề số 2

doc4 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1127 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Sinh học 10 chuẩn - Học kì 1 - Đề số 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LỚP 10 
(cả ban tự nhiên và ban cơ bản)
Câu 1 - Sự khác biệt cơ bản giữa giới thực vật và giới động vật là:
A – Giới Thực vật gồm những sinh vật tự dưỡng, có khả năng quang hợp, phần lớn sống cố định, cảm ứng chậm.
B - Giới Động vật gồm những sinh vật dị dưỡng, phản ứng nhanh, có khả năng di chuyển.
C - Giới Động vật gồm 7 ngành chính, Giới Thực vật gồm 4 ngành chính. 
D – Cả A và B.
Câu 2 – Rêu là thực vật
	 A - Chưa có hệ mạch
 B - Tinh trùng có roi 
 C - Thụ tinh nhờ nước 
 D - Tất cả đều đúng.
Câu 3 - Kích thước và hình dạng tế bào thay đổi theo:
 A - Chức năng của tế bào 
 B - Đời sống của tế bào 
 C - Tuối của sinh vật
 D - Môi trường sống của sinh vật
Câu 4 - Đặc tính nào dưới đây là của vi khuẩn?
 A - Có nhân.
 B - Có lục lạp.
 C - Có ti thể.
 D - Có ADN 
Câu 5 – Đơn phân của phân tử ADN khác nhau ở : 
	 A - Số nhóm – OH trong đường ribôzơ
 B - Bazơ nitơ
 C - Đường ribôzơ
 D - Phốtphat 
Câu 6- Những đặc điểm nào dưới đây có ở tất cả các vi khuẩn:
	 A - Sống kí sinh và gây bệnh.
 B - Cơ thể chỉ có một tế bào.
 C - Chưa có nhân chính thức 	 
 D - Sinh sản rất nhanh.
Câu 7 - Màng sinh chất của tế bào vi khuẩn được cấu tạo từ:
	A - Phôtpholipit và prôtêin	B - Phôtpholipit và peptitdoglican
	C - Prôtêin và peptitdoglican.	D - Peptitdoglican và prôtêinHiston.
Câu 8- Vật chất di truyền cần thiết của tế bào vi khuẩn là:
	A - ADN kết hợp với prôtêin.
	B - Plasmit.
	C - ADN không kết hợp với prôtêinHiston.
	D - Cả A và B 
Câu 9- Đăc diểm nào dưới đây không phải của tế bào nhân sơ:
	A - Chỉ có vùng nhân mà chưa có nhân rõ ràng.
	B - Các plasmit là những ADN vòng.
	C - NST là một chuổi ADN xoắn kép vòng kết hợp với prôtêinHiston.
	D - Có các ribôxôm 70S nhưng không có các bào quan khác 
Câu 10 - Các thành phần cơ bản của tế bào động vật gồm:
	A - Màng tế bào,tế bào chất cùng các bào quan và nhân
	B - Màng tế bào,tế bào chất và NST
	C - Màng tế bào,tế bào chất cùng các bào quan
	D - Màng tế bào ,các bào quan và NST
Câu 11 - Cấu trúc thể hiện sự khác nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật là:
	A - Ty thể,lạp thể,lưới nội chất
	B - Lạp thể, thể Gôngi, không bào
	C - Trung thể,lạp thể,màng cellullo
	D - Không bào,màng cellullo,trung thể ,ty thể
Câu 12 - Nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào, bởi vì:
A - Nhân chứa đựng tế cả các bào quan của tế bào.
B - Nhân là nơi thực hiện trao đổi chất với môi trường quanh tế bào.	
	C - Nhân có thể liên hệ với màng và tế bào chất nhờ hệ thống mạng lưới nội chất
	D - Nhân chứa nhiễm sắc thể là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.
Câu 13 - Chức năng tham gia vận chuyển các chất cho tế bào được thực hiện bởi:
 A - Ty thể
 B - Lạp thể
 C - Trung thể	
 D - Lưới nội chất
Câu 14- Trong cơ thể người loại tế bào nào có nhiều ti thể nhất?
	A - Hồng cầu.	
	B - Tế bào cơ tim.
	C - Tế bào gan.	
	D - Tế bào biểu bì.
Câu 15 - Ti thể có khả năng tự nhân đôi là do ti thể có chứa:
	A - Axit Nuclêic 	
	B - Ribôxôm riêng.
	C - Enzim hô hấp.	
	D - Prôtêin riêng.
Câu 16 - Enzim hô hấp nằm ở vị trí nào trong ti thể?
	A - Chất nền.	
	B - Xoang ngoài.
	C - Màng ngoài .	
	D - Màng trong.
Câu 17- Người ta ví ti thể như là trạm năng lượng của tế bào , vậy nó có cấu trúc như thế nào để đảm bảo thực hiện chức năng đó?
	A - Chứa hệ enzim hô hấp đóng vai trò quan trọng trong trao đổi chất.
	B - Chứa ribôxôm chuyên chở các enzim từ các cấu trúc khác của tế bào.
	C - Có cấu trúc màng kép màng trong ăn sâu vào khoang ti thể.
	D - Có hẳn một hệ gen chứa trong ADN và ribôxôm riêng.
Câu 18 - Nhận định nào sau đây là SAI:
	A - Ti thể và lục lạp đều có khẳ năng hấp thụ ánh sáng.
	B - Ti thể và lục lạp đều có khẳ năng tự nhân đôi. 	
 C - Ti thể và lục lạp đều có khẳ năng cung cấp năng lượng cho tế bào.
	D - Ti thể và lục lạp đều có màng kép bao bọc
Câu 19 - Không bào phát triển ở:
	A - Tế bào động vật
	B - Tế bào thực vật trưởng thành
	C - Tể bào động vật và tế bào thực vật còn non
	D - Tế bào động vật và tế bào thực vật bậc thấp
Câu 20 - Cấu trúc chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật là:
	A - Màng xenlulo,ty thể ,lạp thể	
 B - Màng xenlulo,không bào
	C - Màng xenlulo,lạp thể	 
 D - Không bào,lạp thể
Câu 21- Trung thể đống vai trò quan trọng trong:
	A - Quá trình sinh tổng hợp prôtêin.
	B - Quá trình sinh tổng hợp prôtêin.
	C - Hình thoi vô sắc .
	D - Quá trình hô hấp tế bào.
Câu 22 - Trung thể có mặt ở:
	A - Tế bào động vật.
	B - Tất cả tế bào động vật và thực vật.
	C - Trong tế bào động vật và một số tế bào thực vật bậc thấp.
	D - Trong ti thể.
Câu 23 - Bộ khung tế bào được hình thành chủ yếu từ:
	A - Lưới nội chất, sợi trung gian, vi ống .
	B - Sợi trung gian, vi ống, vi sợi.
	C - Sợi trung gian ,màng sinh chất lưới nội chất.
	D - Lưới nội chất, vi ống, vi sợi. 
Câu 24 - Bào quan không có màng bao bọc trong tế bào:
	A - Lizôxôm.	C- Bộ xương tế bào.
	B - Không bào .	D - Mạng nội chất.
Câu 25 -Kiểu lipid được tìm thấy trong các màng tế bào là?
 A - Phôtpholipit C - Glycolipit
	B - Cholesterol D - Cả ba kiểu trên
Câu 26 -Các phân tử phospholipid trong các màng sinh học sắp xếp thành?
 A - Lớp đơn phôtpholipit C - Lớp đôi phôtpholipit
 B - Lớp đơn protêin D - Lớp đôi pôtêin
Câu 27 - Màng nguyên sinh chất:
 	A - Là kiểu màng duy nhất của tế bào có cấu trúc thể khảm.
	B - Có cấu trúc thể khảm như các kiểu màng khác trong tế bào.
	C - Có cấu trúc thể khảm như màng của lizôxôm hay thể Gôngi.
	D - Có cấu trúc thể khảm như màng của ti thể, lục lạp hay nhân.
Câu 28 - Lớp phốtpholipit là thành phần cấu trúc căn bản của:
	A - Màng nguyên sinh chất
	B - Màng ti thể 
	C - Màng lục lạp	
	D - Tất cả các màng trên
Câu 29 -Cấu trúc nhỏ nhất mà ta có thể thấy dưới kính hiển vi quang học thông thường?
 A - Màng nguyên sinh chất 
 B - Màng ti thể
 C - Bộ xương tế bào 
	D - Nhân tế bào
Câu 30 - Màng sinh chất được cấu tạo bởi:
	A - Các phân tử prôtêin
	B - Các phân tử lipit
	C - Các phân tử prôtêin và lipit
	D - Các phân tử lipit và axít nuclêic	
Câu 31 - Thành tế bào có chức năng là:
	A - Cho các chất đi qua một cách có chọn lọc
	B - Dấu hiệu nhận biết giữa các tế bào.
	C - Nơi định vị các enzim theo trình tự nhất định.
	D - Ổn định hình dạng tế bào.
Câu 32- Nước qua các màng tế bào theo cơ chế :
	A - Thụ động	C - Khuếch tán dễ
	B - Hoạt động	D - Xuất bào và nhập bào
Câu 33 - Các ion qua màng tế bào theo cơ chế (hoặc theo các cơ chế):
	A - Thụ động.	C - Khuếch tán dễ
	B - Khuếch tán dễ và hoạt động.	D - Xuất bào và nhập bào
Câu 34 - Trong sự khuếch tán , một chất di chuyển qua màng tế bào:
Theo khuynh hướng nồng độ.
Ngược với khuynh hướng nồng độ.
Theo khuynh hướng nồng độ nhờ sự thuỷ phân ATP
Ngược với khuynh hướng nồng độ nhờ sự thuỷ phân ATP
	Câu 35 - Sự vận chuyển các đại phân tử qua màng được thực hiên nhờ:
	A - Sự thẩm thấu.	
	B - Sự khuếch tán.
	C - Sự vận chuyển hoạt động 	
	D - Hiện tượng xuất bào và nhập bào.
Câu 36 - Thực bào là hiện tượng:
Chất rắn lọt vào trong màng và được đưa vào trong tế bào chất.
Chất lỏng lọt vào trong màng và được đưa vào trong tế bào chất.
Chuyển nước qua màng
Chuyển một ion qua màng	
Câu 37- Ẩm bào là hiện tượng: : 	
	A - Chất rắn lọt vào trong màng và được đưa vào trong tế bào chất.	 . B - Chất lỏng lọt vào trong màng và được đưa vào trong tế bào chất.
	 C - Chuyển nước qua màng
	 D - Chuyển một ion qua màng
Câu 38 - Khả năng hoạt tải là hiện tượng :
Các chất đi vào tế bào thuận chiều chênh lệch nông độ.
Vận chuyển các chất vào tế bào ngược chiều nồng độ 
 Vận chuyển chủ động các chất vào tế bào 
 D - Cả b và c đều đúng 
Câu 39 - Hiện tượng nào dưới đây là hiện tượng vận chuyển chủ động.
	A - Ngâm rau sống với nuớc muối rau nhanh bị héo .
	B - Tại ống thận glucô trong ống nước tiểu được thu hồi về máu.
	C - Khi xào rau mỡ sẽ di vào tế bào.
	D - Ngâm rau muống chẻvào nước ,sợi rau cong lên.
Câu 40 - Nhận định nào sau đây là SAI:
 A - Enzim là chất xúc tác sinh học được tạo ra bởi cơ thể sống.
 B - Enzim là chất xúc tác có thành phần cơ bản là prôtêin.
 C - Mỗi enzim chỉ xúc tác cho một phản ứng
 D - Hoạt tính của enzim có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như nhiệt độ, pH, nồng độ cơ chất.
ĐÁP ÁN
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1-10
D
D
A
D
B
B
A
C
C
A
11- 20
C
D
D
B
A
D
A
A
B
C
21- 30
C
C
B
C
D
C
B
D
D
C
31- 40
D
A
B
A
D
A
B
D
B
C

File đính kèm:

  • doc0607_Sinh10ch_hk1_BCCVA.doc