Đề kiểm tra Sinh học 10 nâng cao - Học kì 1 - Đề số 11
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Sinh học 10 nâng cao - Học kì 1 - Đề số 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Trần Quốc Toản ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM Tổ: Sinh – Thể Môn: Sinh học 10 (nâng cao) – Thời gian: 45 phút ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Chọn đáp án đúng nhất: Câu 1: Sinh vật thuộc giới nào sau đây có đặc điểm cấu tạo nhân tế bào khác hẳn các giới còn lại? A. Giới thực vật. B. Giới khởi sinh. C. Giới động vật. D. Giới nấm. Câu 2: Đặc điểm có ở giới Nấm mà không có ở giới Nguyên sinh là: A. Cơ thể đa bào. B. Sống dị dưỡng hoại sinh. C. Tế bào nhân thực. D. Thành tế bào có chứa kitin. Câu 3: Các cấp tổ chức chính của hệ sống theo thứ tự từ thấp đến cao là: A. Tế bào, Cơ thể, Quần thể - Loài, Quần xã, Hệ sinh thái - Sinh quyển. B. Tế bào, Quần xã, Hệ sinh thái - Sinh quyển, Quần thể - Loài. C. Tế bào, Quần thể - Loài, Quần xã, Hệ sinh thái - Sinh quyển. D. Cơ thể, Tế bào, Quần thể - Loài, Quần xã, Hệ sinh thái - Sinh quyển Câu 4: Điểm đặc trưng nhất của Thực vật phân biệt với Động vật là: A. Có các mô phân hóa và phát triển. B. Tế bào có nhân thực. C. Dinh dưỡng theo lối tự dưỡng. D. Cơ thể đa bào phức tạp. Câu 5: Đặc điểm chung của trùng roi, amip và vi khuẩn là: A. Đều thuộc giới thực vật. B. Đều thuộc giới động vật. C. Đều có cấu tạo đơn bào. D. Đều là cơ thể đa bào. Câu 6: Những sinh vật nào sau đây thuộc nhóm vi sinh vật: A. Virút, động vật nguyên sinh, vi khuẩn, tảo đơn bào, nấm men. B. Động vật nguyên sinh, vi tảo, nấm nhầy, nấm men, vi khuẩn. C. Virút, địa y, tảo đơn bào, nấm sợi, động vật nguyên sinh. D. Vi khuẩn, động vật nguyên sinh, thực vật nguyên sinh, virút, nấm men. Câu 7: Các nguyên tố chủ yếu có trong tế bào là: A. Cacbon, hiđrô, ôxi, nitơ. B. Cacbon, hiđrô, ôxi, natri. C. Cacbon, hiđrô, sắt, đồng. D. Cacbon, magiê, ôxi, canxi. Câu 8: Những hợp chất nào sau đây có đơn phân là glucôzơ: A. Tinh bột và saccarôzơ. B. Glicôgen và saccarôzơ. C. Saccarôzơ. D. Tinh bột và glicôgen. Câu 9: Đặc điểm chung của ADN và ARN là: A. Đều là những phân tử có cấu tạo đa phân. B. Đều được cấu tạo từ các đơn phân axít amin. C. Đều có cấu trúc một mạch. D. Đều có cấu trúc hai mạch. Câu 10: Tính đa dạng của prôtêin được quy định bởi: A. Nhóm amin (-NH2). B. Gốc -R. C. Số lượng, thành phần, trật tự của axit amin D. Nhóm cacbôxyl (-COOH) Câu 11: Trong phân tử ADN các nuclêotit trên mạch đơn liên kết với nhau bằng: A. Liên kết glicôzit B. Liên kết hiđrô C. Liên kết peptit D. Liên kết cộng hoá trị Câu 12: Hoocmôn insulin do tuyến tụy tiết ra thực hiện chức năng gì khi chúng tăng hay giảm lượng glucôzơ trong máu: A. Chức năng bảo vệ. B. Chức năng vận chuyển. C. Chức năng điều hoà. D. Chức năng xúc tác. Câu 13: Đại phân tử hữu cơ tham gia thực hiện nhiều chức năng sinh học nhất là: A. Prôtêin. B. Prôtêin và axít nuclêic. C. Axít nuclêic. D. Lipit. Câu 14: Đặc điểm của tế bào vi khuẩn: 1. Thành tế bào cấu tạo từ peptiđoglican 2. Màng sinh chất đựơc cấu tạo từ lớp kép photpholipit và prôtêin. 3. Có ribôxôm loại 80S và loại 70S. 4. Vật chất di truyền là ADN trần, dạng vòng. 5. Các bào quan chưa có màng bao bọc. 6. Bắt màu bởi thuốc nhuộm Gram. Tổ hợp đúng là: A. 1, 2, 3, 4, 6 B. 1,2, 4, 5, 6 C. 1, 2, 3, 4, 5 D. 1, 2, 3, 5, 6 Câu 15: Thành phần nhiều nhất có trong màng sinh chất là: A. Glycogen và photpholipit. B. Xenlulôzơ và prôtêin. C. Colesteron và lipit. D. Prôtêin và photpholipit. Câu 16: Thành tế bào có chức năng là: A. Cho các chất đi qua một cách có chọn lọc. B. Dấu hiệu nhận biết giữa các tế bào. C. Nơi định vị các enzim theo trình tự nhất định. D. Bảo vệ và ổn định hình dạng tế bào. Câu 17: Ở lớp màng trong của ti thể có chứa nhiều chất nào sau đây? A. Sắc tố B. Enzim hô hấp C. Hooc môn D. Kháng thể Câu 18: Chức năng chính của lizôxôm trong tế bào là: A. Tiêu hoá nội bào B. Bảo vệ tế bào C. Cấu tạo nên tế bào D. Phân hủy chất đôc Câu 19: Bộ phận nào trong tế bào tham gia vận chuyển nộâi bào và tổng hợp prôtêin, lipit? A. Lizôxôm B. Ribôxôm C. Lưới nội chất D. Bộ máy Gôngi Câu 20: Cấu trúc của lưới nội chất là: A. Một hệ thống ống và xoang dẹp thông với nhau. B. Một hệ thống ống phân nhánh. C. Một hệ thống ống và xoang dẹp xếp cạnh nhau và tách biệt. D. Một hệ thống xoang dẹp thông với nhau. Câu 21: Những nhận định nào sau đây không đúng với ribôxôm? A. Thành phần hoá học gồm rARN và prôtêin. B. Được bào bọc bởi màng đơn C. Là nơi tổng hợp prôtêin cho tế bào. D. Mỗi ribôxôm đựơc cấu tạo từ một hạt lớn và một hạt bé. Câu 22: Bộ máy Gôngi cấu tạo từ: A. Một hệ thống túi dẹt xếp cạnh nhau và không thông với nhau. B. Một hệ thống túi dẹp xếp cạnh nhau và thông với nhau. C. Một hệ thống túi dẹp tách biệt nhau và xếp chồng lên nhau. D. Một hệ thống túi dẹp xếp cạnh nhau. Câu 23: Cấu trúc nào dưới đây có mặt trong tế bào động vật, tế bào thực vật và tế bào vi khuẩn? A. Màng sinh chất và thành tế bào. B. Màng sinh chất và ribôxôm. C. Lưới nội chất và không bào. D. Lưới nội chất và ti thể. Câu 24: Chức năng của lưới nội chất trơn là: A. Phân hủy phôtpholipit, lipôprôtêin, glicôgen. B. Tổng hợp prôtêin và lipit. C. Tổng hợp prôtêin, phôtpholipit, axit béo. D. Tổng hợp lipit, chuyển hoá đường, khử độc. Câu 25: Câu có nội dung đúng sau đây là: A. Sự vận chuyển chủ động các chất trong tế bào cần được cung cấp năng lượng. B. Vật chất luôn di chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao. C. Vận chuyển tích cực là sự thẩm thấu. D. Sự khuếch tán là một hình thức vận chuyển chủ động. Câu 26: Khi cho tế bào thực vật và một dung dịch, một lát sau tế bào có hiện tượng co nguyên sinh. Nguyên nhân của hiện tượng này là: A. Phản ứng của tế bào trong môi trường lạ. B. Nồng độ chất tan trong dung dịch thấp hơn nồng độ dịch tế bào. C. Nồng độ chất tan trong dung dịch bằng nồng độ dịch tế bào. D. Nồng độ chất tan trong dung dịch cao hơn nồng độ dịch tế bào. Câu 27: Các chất có kích thước lớn đi vào tế bào nhờ: A.Chúng có khả năng khuếch tán. B. Chúng có khả năng thẩm thấu C. Khả năng biến dạng cuả màng. D. Khả năng hoạt tải cuả màng. Câu 28: Yếu tố nào sau đây không có trong thành phần cuả ATP? A. Bazơ nitric. B. Đường C. Prôtêin. D. Nhóm photphat. Câu 29: Hoạt động nào sau đây là cuả enzim? A. Điều hoà các hoạt động sống cuả cơ thể. B. Xúc tác các phản ứng trao đổi chất. C. Tham gia vào thành phần cuả các chất sau phản ứng. D. Cả 3 hoạt động trên. Câu 30: Sơ đồ tóm tắt nào sau đây thể hiện đúng quá trình đường phân? A. glucôzơ à CO2 + H2O + năng lượng. B. Axít pyruvic à CO2 + năng lượng. B. Axít pyruvic à axít lactic + năng lượng. D. Glucôzơ à axít pyruvic + năng lượng. Câu 31: Trong hoạt động hô hấp tế bào, CO2 được tạo ra từ giai đoạn nào sau đây? A. Giai đoạn đường phân. B. Giai đoạn chu trình Crếp. C. Giai đoạn phản ứng chuyền điện tử. D. Giai đoạn đường phân và chu trình Crếp. Câu 32: Trong quang hợp, khí ôxi được tạo ra từ quá trình nào sau đây? A. Quang phân li nước. B. Hấp thu ánh sáng cuả diệp lục. C. Các phản ứng ôxi hoá – khử. D. Chuyền điện tử. Câu 33: Một nhà sinh học đã nghiền nát một mẫu mô thực vật, sau đó đem ly tâm và thu được một loại bào quan. Bào quan này hấp thụ CO2 và giải phóng O2 , tên cuả bào quan này là: A. Ribôxôm B. Lục lạp C. Ti thể D. Trung thể Câu 34: Qua quang hợp tạo tinh bột, cây xanh đã thực hiện quá trình chuyển hoá năng lượng nào sau đây? A. Từ hoá năng sang quang năng. B. Từ nhiệt năng sang quang năng. C. Từ quang năng sang hoá năng. D. Từ hoá năng sang nhiệt năng. Câu 35: Nhiễm sắc thể biến đổi qua các kì nguyên phân được bộc lộ rõ nhất ở mặt nào sau đây: A. Hình thái. B. Cấu trúc. C. Số lượng. D. Cấu tạo hoá học. Câu 36: Điểm giống nhau giữa nguyên phân với giảm phân là: A. Đều có một lần nhân đôi NST. B. Đều xảy ra ở tế bào sinh dưỡng. C. Đều xảy ra ở tế bào sinh dục chín. D. Đều có hai lần phân bào. Câu 37: Trong giảm phân, hiện tượng nào sau đây có thể dẫn đến làm thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể? A. Nhân đôi nhiễm sắc thể. B. Phân li nhiễm sắc thể. C. Tiếp hợp nhiễm sắc thể. D. Co xoắn nhiễm sắc thể. Câu 38: Đặc điểm nào dưới đây chỉ xảy ra ở lần phân bào thứ hai cuả giảm phân? A. Tiếp hợp và trao đổi chéo. B. Các NST đóng xoắn. C. Thoi vô sắc hình thành. D. Các NST kép tách nhau ở tâm động. Câu 39: Kiểu dinh dưỡng dựa vào nguồn năng lượng từ chất vô cơ và nguồn cacbon cuả CO2 được gọi là: A. Quang dị dưỡng. B. Quang tự dưỡng. C. Hoá dị dưỡng D. Hoá tự dưỡng. Câu 40: Điểm giống nhau giữa hô hấp và lên men là: A. Đều là quá trinh phân giải chất hữu cơ. B. Đều xảy ra trong môi trường có nhiều ôxi. C. Đều xảy ra trong môi trường có ít ôxi. D. Đều xảy ra trong môi trường không có ôxi. Trường THPT Trần Quốc Toản ĐÁP ÁN ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM Tổ: Sinh – Thể Môn: Sinh học 10 (nâng cao) – Thời gian: 45 phút ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 01. B 11. D 21. B 31. B 02. D 12. C 22. C 32. A 03. A 13. A 23. B 33. B 04. C 14. B 24. D 34. C 05. C 15. D 25. A 35. A 06. A 16. D 26. D 36. A 07. A 17. B 27. C 37. C 08. D 18. A 28. C 38. D 09. A 19. C 29. B 39. C 10. C 20. A 30. D 40. A
File đính kèm:
- 0607_Sinh10nc_hk1_TTQT.doc