Đề kiểm tra Sinh học 10 nâng cao - Học kì 1 - Đề số 7

doc5 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1177 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Sinh học 10 nâng cao - Học kì 1 - Đề số 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục - đào tạo ĐăkLăk ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM
Trường THPT chuyên Nguyễn Du MÔN : SINH HỌC NÂNG CAO LỚP 10
Câu 1: Dấu hiệu đặc trưng của một cơ thể sống:
	A. Cấu tạo bởi tế bào, cơ thể đơn bào hoặc đa bào
	B. Các bộ phận trong cơ thể tương tác vơí nhau và tương tác với môi trường tạo thành một thể thống nhất.
	C. Có thể sinh sản tạo ra những cá thể giống nó.
	D. Cả A, B và C.
Câu 2: Đặc điểm chung của giới Khởi sinh:
	A. Nhân sơ, đa bào, dị dưỡng hay tự dưỡng.
	B. Nhân thực, đa bào, dị dưỡng hay tự dưỡng.
	C. Nhân sơ, đơn bào, dị dưỡng hay tự dưỡng.
	D. Nhân thực, đơn bào, dị dưỡng hay tự dưỡng.
Câu 3: Giới Nguyên sinh gồm:
	A. Tảo, nấm nhầy, động vật nguyên sinh.
	B. Vi sinh vật, động vật nguyên sinh.
	C. Vi sinh vật, tảo, nấm, động vật nguyên sinh.
	D. Tảo, nấm, động vật nguyên sinh.
Câu 4: Vi sinh vật gồm các dạng:
	A. Vi khuẩn, nấm men, tảo, động vật nguyên sinh.
	B. Vi khuẩn, vi sinh vật cổ, vi trùng, virút.
	C. Vi khuẩn, vi sinh vật cổ, tảo đơn bào, động vật nguyên sinh, virut, vi nấm.
	D. Vi khuẩn, vi sinh vật cổ, virut, nấm.
Câu 5: Trong những tập hợp các cá thể sinh vật dưới đây, tập hợp nào không phải là một quần xã sinh vật:
	A. Các loài cỏ, côn trùng, ếch nhái, bò sát, chim và thú trên một cánh đồng
	B. Các loài nấm mốc, vi sinh vật, côn trùng trên một xác sinh vật chết.
	C. Các loài vi sinh vật, rong, tảo, tôm, cá trong lòng hồ thuỷ điện Trị An.
	D. Các loài rắn độc được nuôi trong trại rắn Đồng Tâm ở Tiền Giang.
Câu 6: Sự khác biệt cơ bản giữa Thực vật và Nấm là:
	A. Ăn được hay không ăn được.
	B. Sống tự dưỡng hay dị dưỡng.
	C. Sống tự do, hay cộng sinh, kí sinh.
	D. Thành tế bào là kitin hay xenlulozơ.
Câu 7: Địa y được xếp vào giới:
	A. Khởi sinh
	B. Nguyên sinh.
	C. Nấm.
	D. Thực vật.
Câu 8: Cacbon là nguyên tố hoá học đặc biệt quan trọng tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ vì cacbon:
	A. Có cấu hình điện tử vòng ngoài với bốn điện tử cùng lúc tạo nên bốn liên kết cộng hoá trị với các nguyên tử khác.
	B. Là một trong những nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống.
	C. Chiếm tỉ lệ đáng kể trong cơ thể sống.
	D. Cả A, B và C.
Câu 9: Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì có:
	A. Nhiệt dung riêng cao.
	B. Lực gắn kết.
	C. Tính phân cực.
	D. Nhiệt bay hơi cao.
Câu 10: Các đơn phân chủ yếu cấu tạo nên các loại cacbonhidrat:
	A. Glucôzơ, fructôzơ, saccarôzơ.
	B. Glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ.
	C. Glucôzơ, galactôzơ, saccarôzơ.
	D. Fuctôzơ, saccarôzơ, galactôzơ.
Câu 11: Cấu trúc gồm cả ADN và prôtêin loại histôn là:
	A. Ti thể
	B. Ribôxôm
	C. Trung tử
	D. Nhiễm sắc thể.
Câu 12: Đặc điểm chung của mỡ, dầu, phôtpholipit, sterôit là:
	A. Chúng đều là nguồn nguyên liệu dự trữ năng lượng cho tế bào.
	B. Đều tham gia cấu tạo nên màng tế bào.
	C. Đều không hoà tan trong nuớc.
	D. Cả A, B và C 
Câu 13: Trong tế bào, ADN có trong cấu trúc của :
	A. Ti thể.
	B. Lục lạp.
	C. Nhân.
	D. Cả A, B và C 
Câu 14: Yếu tố để phân chia vi khuẩn thành hai loại Gram dương và Gram âm là cấu trúc và thành phần hoá học của:
	A. Thành tế bào.
	B. Màng sinh chất.
	C. Tế bào chất.
	D. Vùng nhân.
Câu 15: Những thành phần có cả ở tế bào sinh vật nhân thực và vi khuẩn là:
	A. Ribôxôm, màng sinh chất, lưới nội chất, thành tế bào.
	B. Thành tế bào, ribôxôm, màng sinh chất, màng nhân.
	C. Màng sinh chất, thành tế bào, ribôxôm.
	D. Ribôxôm, ti thể, thành tế bào, màng sinh chất.
Câu 16: Tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào “ lạ” là nhờ:
	A. Màng sinh chất có các prôtêin màng.
	B. Màng sinh chất có các “ dấu chuẩn” .
	C. Màng sinh chất có khả năng tiếp nhận và truyền thông tin từ bên ngoài vào bên trong tế bào. 
	D. Cả A,B và C.
Câu 17: Ở người, tế bào có nhiều lizôxôm nhất là: 
	A. Tế bào hồng cầu
	B. Tế bào bạch cầu
	C. Tế bào thần kinh
	D. Tế bào cơ.
Câu 18: Xác định co nguyên sinh của tế bào không có ý nghĩa trong việc:
	A. Biết tế bào sống hay chết
	B. Xác định áp suất thẩm thấu của tế bào.
	C. Xác định nồng độ dịch bào.
	D. Xác định mức độ chống chịu của cây.
Câu 19: Cấu trúc nào sau đây tham gia vào sự đóng gói prôtêin vào túi tiết:
	A. Bộ máy Gôngi.
	B. Lưới nội chất.
	C. Perôxixôm.
	D. Không bào.
Câu 20: Ở tế bào thực vật, bào quan có vai trò chuyển hoá năng lượng: 
	A. Ribôxôm
	B. Lục lạp, ti thể.
	C. Ti thể, bộ máy gôngi.
	D. Lục lạp, không bào.
Câu 21: Chọn câu đúng trong các câu sau:
	A. Tế bào để trong dung dịch ưu trương sẽ bị trương lên.
	B. Tế bào thực vật để trong dung dịch nhược trương sẽ bị trương lên và vỡ tan.
	C. Tế bào để trong dung dịch đẳng trương sẽ bị co lại.
D. Tế bào động vật để trong dung dịch nhược trương sẽ bị trương lên và vỡ tan.
Câu 22: Loại phân tử nào sau đây không qua được màng tế bào chỉ nhờ khuyếch tán:
	A. Các phân tử nhỏ.
	B. Các phân tử tích điện.
	C. Các phân tử tan trong lipit.
	D. Cả A. B và C.
Câu 23: Những đặc điểm chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật:
	1. Thành xenlulôzơ 2. Lục lạp 3. Trung thể 4. Không bào lớn 5. Tự dưỡng.
	A. 1,2,3,4
	B. 2,3,4,5
	C. 1,2,4,5
D. 1,3,4,5
Câu 24: Cách vận chuyển nào thuộc hình thức vận chuyển thụ động:
	A. Khuyếch tán nhanh có chọn lọc
	B. Sự ẩm bào.
	C. Sự thực bào
	D. Vận chuyển Na+, K+ bằng bơm prôtêin qua màng tế bào.
Câu 25: Trong tế bào, ATP, được sử dụng vào việc chính như:
	A. Tổng hợp nên các chất hoá học cần thiết cho tế bào.
	B. Hoạt tải các chất qua màng.
	C. Sinh công cơ học
	D. Cả A, B và C.
Câu 26: ATP là một phân tử quan trọng trong trao đổi chất vì :
	A. Nó có các liên kết phôtphát cao năng dể bị phá huỷ để giải phóng năng lượng.
	B. Các liên kết phôtphát cao năng dễ hình thành nhưng không dễ phá huỷ.
	C. Nó dễ dàng thu được từ môi trường ngoài cơ thể. 
	D. Nó vô cùng bền vững và mang nhiều năng lượng.
Câu 27: Bản chất của enzim là:
	A. Prôtêin
B. Lipôprôtêin
	C. Glicôprôtêin.
	D. Cả A,B và C.
Câu 28: Tế bào có thể điều chỉnh tốc độ chuyển hoá vật chất bằng việc tăng hay giảm:
 	A. Nồng độ cơ chất.
	B. Nồng độ enzim.
	C. Nhiệt độ tế bào.
	D. Độ pH của tế bào.
Câu 29: Vai trò mấu chốt nhất của nước đối với quang hợp là:
	A. Cung cấp electron và H+ 
	B. Giải phóng ôxi cho không khí.
	C. Vận chuyển sản phẩm quang hợp. 
	D. Dung môi cho các phản ứng.
Câu 30: Khi ôxi hoá hết một phân tử glucôzơ, năng lượng sản sinh tối đa:
	A. 30 ATP
	B. 32 ATP
	C. 36 ATP
	D. 38 ATP
Câu 31: Khi làm giảm lượng nước trong mô, cơ quan nào giảm hô hấp mạnh nhất:
	A. Lá
	B. Hoa
	C. Quả
	D. Hạt
Câu 32: Sự tổng hợp ATP trong hô hấp xảy ra chủ yếu ở đâu?
	A. Tế bào chất.
	B. Màng ngoài ti thể.
	C. Màng trong ti thể
	D. Khoang ti thể.
Câu 33: Một phân tử glucôzơ khi bị ôxi hoá hoàn toàn trong đường phân và chu trình Crep, năng lượng thu nhận chủ yếu ở đâu?
	A. Trong FAD và NAD+ 
	B. Mất dưới dạng nhiệt
	C. Trong NADH và FADH2.
	D. Trong phân tử CO2 được thải ra từ quá trình này. 
Câu 34: Điện tử đựơc tách ra từ glucôzơ trong hô hấp nội bào cuối cùng có mặt trong:
	A. ATP 
	B. Nhiệt
	C. Nước.
	D. Dịêp lục.
Câu 35: Con đường trao đổi chất nào là chung cho cả lên men và hô hấp nội bào:
	A. Đường phân
	B. Chu trình Crep
	C. Chuỗi chuyền điện tử
	D. Cả A, B và C.
Câu 36: Oâxi được giải phóng trong quang hợp nhờ quá trình: 
	A. Cố định CO2 
	B. Quang phân li nước
	C. Tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ.
	D. Cả A,B và C.
Câu 37: Trong quang hợp, sản phẩm của pha sáng: 
	A. O2, H2O
	B. O2, H2O, ATP
	C. O2, ATP, NADPH
	D. O2, ATP, NADPH. C6H12 O6.
Câu 38: Chọn câu đúng trong các câu sau:
	A. Khi xuatá hiện vi sinh vật tự dưỡng đầu tiên, chúng đã đồng hoá CO2 nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời.
	B. Hoá tổng hợp là quá trình vi sinh vật tự dưỡng đồng hoá CO2 nhờ năng lượng của các phản ứng ôxi hoá để tổng hợp chất hữu cơ.
	C. Phương thức dinh dưỡng bằng hoá tổng hợp là phương thức đặc trưng cho mọi vi khuẩn.
	D. Nguồn gốc năng lượng dùng để tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ trong hoá tổng hợp và quang tổng hợp là giống nhau.
Câu 39: Trong tự nhiên các vi khuẩn hoá tổng hợp có vai trò:
	A. Tham gia vào các chu trình tuần hoàn vật chất.
	B. Làm sinh vật phân huỷ.
	C. Làm sinh vật sản xuất
 D.Cả A và C.
Câu 40: Sự khác nhau cơ bản giữa quang hợp và hô hấp:
	A. Đây là hai quá trình ngược chiều nhau.
	B. Sản phẩm C6H12O6 của quá trình quang hợp là nguyên liệu của quá trình hô hấp.
	C. Quang hợp là quá trình tổng hợp chất hữu cơ và tích lũy năng lượng, còn hô hấp là quá trình phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng.
	D. Cả A, B và C.
ĐÁP ÁN SINH HỌC LỚP 10
D
C
A
C
D
B
C
A
C
B
D
C
D
A
C
B
B
A
A
B
D
B
C
A
D
A
A
B
A
D
D
C
C
C
A
B
C
B
D
C

File đính kèm:

  • doc0607_Sinh10nc_hk1_TNDU.doc