Đề kiểm tra Sinh học 10 nâng cao - Học kì 1 - Đề số 9

doc5 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1244 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Sinh học 10 nâng cao - Học kì 1 - Đề số 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên:. Kiểm tra: 45 phút.
Lớp:.. Môn : Sinh học 10
1). Cấu trúc nào có cả ở thực vật lẫn động vật.
	A). Lưới nội chất .	B). Trung thể.	C). Lục lạp.	D). Không bào.
2). Tế bào nhân sơ được cấu tạo bởi 3 thành phần chính là:
	A). Màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân .	B). Tế bào chất, vùng nhân, các bào quan.
	C). Màng sinh chất, các bào quan, vùng nhân.	D). Màng sinh chất, tế bào chất, nhân.
3). Prôtêin đa dạng hơn ADN là do:
	A). Do có nhiều bặc cấu trúc.	B). Số đơn phân nhiều hơn.
	C). Được cấu tạo từ nhiều đơn phân.	D). Do có liên kết péptít.
4). Nếu so với đường cấu tạo nên ADN, thì phân tử đường cấu tạo nên ARN :
	A). Ít hơn 1 nguyên tử Cacbon.	B). Nhiều hơn 1 nguyên tử Cacbon.
	C). Ít hơn 1 nguyên tử Oxi.	D). Nhiều hơn 1 nguyên tử Oxi.
5). Thành phần cấu tạo của Lipít là:
	A). Đường và rượu.	B). Axit béo và glixêrol. C). Glixêrol và đường.	 D). Axit béo và rượu.
6). Cấu trúc prôtêin có thể bị biến tính bởi:
	A). Nhiệt độ.	B). Sự có mặt của khí Oxi.
	C). Sự có mặt của khí CO2.	D). Liên kết phân cực của phân tử nuớc.
7). Tính chất hoá học của Axit amin được quyết định bởi:
	A). Nhóm (-COOH)	B). Nguyên tử hiđrô	C). Nhóm ( -NH2)	D). Gốc R.
8). Vỏ nhầy của vi khuẩn có tác dụng:
	A). Hạn chế sự thực bào của bạch cầu.	B). Giúp chúng bám trụ trong cơ thể vật chủ.
	C). Giúp chúng tồn tại tốt hơn.	D). Tiết ra chất bảo vệ thành tế bào.
9). Cấu trúc nào không có ở trong nhân tế bào.
	A). Chất nhiễm sắc.	B). ADN plasmit.	C). Nhân con.	D). Dịch nhân.
10). Điểm giống nhau về cấu tạo của ADN, ARN, Prôtêin.
	A). Đều có liên kết phôtphođiste và hiđrô
	B). Cấu tạo của đơn phân gồm 3 thành phần hoá học khác nhau.
	C). Có đơn phân giống nhau.	D). Có mạch pôlipép tit.
11). Bào quan thực hiện cung cấp năng lượng cho tế bào là:
	A). Ribôxôm.	B). Ti thể.	C). Trung thể.	D). Lạp thể.
12). Đường mía là do hai loại đường nào sau đây kết hợp với nhau:
	A). Xenlulôzơ và galactôzơ.	B). Tinh bột và man tôzơ.
	C). Galactôzơ và tinh bột.	D). Glucôzơ và Frúctôzơ
13). Chức năng của thành tế bào vi khuẩn là:
	A). Thực hiện quá trình hô hấp.	B). Tham gia vào quá trình phân bào.
	C). Giữ hình dạng tế bào ổn định.	D). Duy trì áp áp suất thẩm thấu.
14). Trong cấu tạo tế bào, xenlulôzơ có tập trung ở:
	A). Màng nhân.	B). Nhân tế bào.	C). Chất nguyên sinh.	D). Thành tế bào.
15). Thời gian tồn tại của các loại ARN phụ thuộc vào:
	A). Số đơn phân.	B). Số gốc R.
	C). Số liên kết hiđrô có trong phân tử.	D). Số liên kết hoá học trong phân tử.
16). Điều không đúng khi nói về phân tử ARN là:
	A). Gồm 2 mạch xoắn lại.	B). Có cấu tạo từ các đơn phân là ribônuclêôtit.
	C). Đều có vai trò trong tổng hợp Prôtêin.	D). Đều có cấu trúc 1 mạch.
17). Loại prôtêin nào sau đây có chức năng điều hoà các quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể là:
	A). Prôtêin cấu trúc.	B). Prôtêin vận động.	C). Prôtêin kháng thể.	D). Prôtêin hooc môn.
18). Nhóm chất nào sau đây là những chất đường có 6 Cacbon.
	A). Glucôzơ, Frúctôzơ, pentôzơ.	B). Galactôzơ, xenlulôzơ, tinh bột.
	C). Glucôzơ, Frúctôzơ, galactôzơ.	D). Tinh bột, láctôzơ, pentôzơ.
19). Hoạt động nào sau đây là chức năng của nhân tế bào:
	A). Quy định cấu trúc của màng sinh chất.	B). Chứa đựng thông tin di truyền.
	C). Có chứa nhiều phân tử ARN.	D). Cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào.
20). Đặc điểm cấu tạo của màng nhân là:
	A). Ngăn cách hoàn toàn sự trao đổi chất giữa nhân và tế bào chất. C). Chỉ có ở tế bào nhân thực.
	B). Có cả ở tế bào nhân thực và nhân sơ.	D). Chỉ có ở tế bào nhân sơ.
21). Vật chât di truyền của vi khuẩn là gì:
	A). ADN trần, dạng vòng.	B). ARN.
	C). ADN mạch thẳng kết hợp với prôtêin.	D). Plasmit.
22). Người ta phân biệt nuclêôtit của ADN dựa vào:
	A). Loại đường cấu tạo nên đơn phân.	B). Nhóm phôt phát.
	C). Bazơ nitơ.	D). Liên kết Phot pho đieste.
23). Điểm không đúng khi nói về Ribôxôm:
	A). Được tạo nên từ hai thành phần ARN và prôtêin.
	B). Là bào quan nhỏ, không có màng bao bọc.
	D). Gồm 1 hạt lớn và 1 hạt nhỏ.	C). Có chứa nhiều phân tử Prôtêin và ADN.
24). Prôtêin không có đặc điểm nào sau đây:
	A). Là đại phân tử hữu cơ đa dạng nhất.	B). Có tính đa dạng đặc thù.
	C). Có khả năng tự sao chép.	D). Dễ bị biến tính khi nhiệt độ cao.
25). Một loại bào quan nằm ở gần nhân, chỉ có ở động vật và thực vật bậc thấp.
	A). Trung thể.	B). Không bào.	C). Lục lạp.	D). Ti thể.
26). Chât nào dưới đây cấu tạo nên hooc môn là:
	A). Sterôit.	B). Phot pho lipit.	C). Triglixêric.	D). Mỡ.
27). Hai phân tử đường liên kết với nhau tạo đường đôi hoặc đường đa bằng liên kết nào?
	A). Hoá trị.	B). Péptít.	C). Hiđrô.	D). Glicôzít.
28). Chất nào sau đây không phải là Lipit.
	A). Sáp.	B). Xenlulôzơ.	C) Cholesterol.	D). Hooc môn Ostrôgen.
29). Nhân tế bào có chức năng.
	A). Tổng hợp prôtêin.	B). Tạo ra ti thể.
	C). Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.	 	D). Tổng hợp các hooc môn.
30). Tế bào nhân sơ được phân biệt với tế bào nhân thực bởi dấu hiệu:
	A). Có hay không có tế bào chất.	B). Có hay không có Ribô xôm.
	C). Có hay không có ADN.	D). Có hay không có màng nhân.
31). Thành phần hoá học cấu tạo nên thành tế bào của vi khuẩn là:
	A). Kitin.	B). Peptiđôglican.	C). Silic.	D). Xenlulôzơ.
32). Khi đưa 1 tế bào sống vào trong ngăn đá của tủ lạnh 1 thời gian, tế bào đó sẽ như thế nào:
	A). Chết vì nhiệt độ thấp làm tế bào co lại.	B). Chết vì thể tích tế bào tăng lên làm tế bào vỡ.
	C). Chết vì thành phần hoá học bị thay đổi.	D). Không chết, tồn tại ở trạng thái nghỉ.
33). Ở lớp màng trong của ty thể có chứa nhiều chất nào sau đây:
	A). Sắc tố.	B). Prôtêin.	C). Enzim hô hấp.	D). Kháng thể.
34). Tế bào nào trong các tế bào sau đây có chứa nhiều ty thể nhất?
	A). Tế bào biểu bì.	B). Tế bào hồng cầu.	C). Tế bào cơ tim.	D). Tế bào xương.
35). Đặc điểm chung của ADN và ARN là:
	A). Đều có cấu trúc 1 mạch.	B). Đều có đơn phân là axit amin.
	D). Đều có cấu trúc 2 mạch.	C). Đều là những phân tử có cấu tạo đa phân.
36). Hợp chất nào trong những hợp chất sau không có bản chất là lipit?
	A). Carôtenôit.	B). Hêmôglôbin.	C). Phốt pho lipit.	D). Cholesterôl.
37). Trong các giới sinh vật, dựa vào cấu tạo của nhân. Giới sinh vật nào khác biệt với những giới còn lại:
	A). Giới nguyên sinh.	B). Giới khởi sinh. C). Giới động vật và thực vật.	D). Giới nấm.
38). Trong cơ thể người, tế bào nào sau đây có lưới nội chất trơn phát triển?
	A). Tất cả các phương án. B). Tế bào cơ. C ). Tế bào bạch cầu.	 D). Tế bào tuyến nhờn
39). Trong 4 nhóm sinh vật: Nấm men, nấm sợi, nấm đảm, nấm nhầy có 1 nhóm không đựơc xếp cùng 3 nhóm còn lại. Đó là nhóm nào?
	A). Nấm men.	B). Nấm sợi.	C). Nấm đảm.	D). Nấm nhầy.
40). Trong những các phát biểu sau về Prôtêin, phát biểu nào là phát biểu sai?
	A). Có thể thực hiện chức năng bảo vệ và thu nhận thông tin.
	B). Chỉ thực hiện chức năng khi còn cấu trúc không gian bậc 3.
	C). Một phân tử Prôtêin phải có đầy đủ cấu trúc bậc 1,2,3 và 4.
	D). Chiếm tỉ lệ lớn trong khối lượng khô của tế bào.
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA SINH HỌC 10
1) A. Lưới nội chất .
2)A. Màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân.
3) B. Số đơn phân nhiều hơn.
4) D. Nhiều hơn 1 nguyên tử Oxi.
5) B. Axit béo và glixêrol
6) A. Nhiệt độ.
7) D. Gốc R.
8) A. Hạn chế sự thực bào của bạch cầu.
9) B. ADN plasmit.
10) B. Cấu tạo của đơn phân gồm 3 thành phần hoá học khác nhau.
11) B. Ti thể.
12) D. Glucôzơ và Frúctôzơ
13) C. Giữ hình dạng tế bào ổn định
14) D. Thành tế bào
15) C. Số liên kết hiđrô có trong phân tử.
16) A. Gồm 2 mạch xoắn lại.
17) D. Prôtêin hooc môn.
18) C. Glucôzơ, Frúctôzơ, galactôzơ
19) B. Chứa đựng thông tin di truyền.
20) C .Chỉ có ở tế bào nhân thực.
21) A. ADN trần, dạng vòng.
22) C. Bazơ nitơ.
23) C. Có chứa nhiều phân tử Prôtêin và ADN.
24) C. Có khả năng tự sao chép 
25) A. Trung thể.
26) A. Sterôit
27) D. Glicôzít.
28) B. Xenlulôzơ.
29) C. Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
30) D. Có hay không có màng nhân.
31) B. Peptiđôglican
32) B. Chết vì thể tích tế bào tăng lên làm tế bào vỡ.
33) C. Enzim hô hấp.
34) C. Tế bào cơ tim
35) C. Đều là những phân tử có cấu tạo đa phân.
36) B. Hêmôglôbin
37) B. Giới khởi sinh
38) D. Tế bào tuyến nhờn
39) D. Nấm nhầy.
40) C. Một phân tử Prôtêin phải có đầy đủ cấu trúc bậc 1,2,3 và 4.

File đính kèm:

  • doc0607_Sinh10nc_hk1_TPBC.doc