Đề kiểm tra Sinh học 12 - Học kì 1 - Đề số 1

doc5 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1111 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Sinh học 12 - Học kì 1 - Đề số 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT BÁN CÔNG BUÔN MA THUỘT
ĐỀ TRẮC NGHIỆM SINH HỌC - 12
Câu 1: Hiện tượng đột biến cấu trúc NST là do:
a. Đứt gãy NST 
b. Thay cặp nuclêotit này bằng cặp nuclêotit khác.
c. Đứt gãy NST hoặc đứt gãy rồi tái kết hợp bất thường.
d. Rối loạn phân li của NST trong phân bào.
Câu 2: Sự tiếp hợp và trao đổi chéo không cân đối bất thường giữa các crômatic trong cặp tương đồng ở kì đầu trong lần phân bào I của giảm phân dẫn đến xuất hiện đột biến:
a. Dị hợp.	c. Lặp đoạn NST
b. Đa bội	d. Đảo đoạn NST.
Câu 3: Hội chứng nào sau đây ở người là do đột biến cấu trúc NST:
a. Hội chứng Đao	c. Hội chứng tơcnơ
b. Hội chứng claiphentơ 	d. Hội chứng mèo kêu.
Câu 4: Tác nhân gây ra đột biến:
a. Tác nhân vật lí: tia X, tia gamma
b. Tác nhân hóa học: consixin
c. Do rối loại sinh lí, sinh hóa của tế bào.
d. Cả a, b và c.
Câu 5: Hiện tượng lặp đoạn NST dẫn đến: 
a. Gây chết
b. Có thể làm tăng hay giảm độ biểu hiện của tính trạng.
c. Gây chết ở động vật
d. Gia tăng kích thước của tế bào, làm cho cơ thể lớn hơn bình thường.
Câu 6: Những đột biến nào sau đây làm ảnh hưởng đến thành phần và cấu trúc của vật chất di truyền:
a. Mất đoạn.	c. Chuyển đoạn
b. Thêm đoạn	d. Tất cả các đột biến trên.
Câu 7: Những đột biến cấu trúc NST nào làm thay đổi vị trí của các gen giữa hai NST của cặp NST tương đồng:
a. Chuyển đoạn tương hỗ.
b. Chuyển đoạn không tương hỗ.
c. Mất đoạn
d. Lặp đoạn.
Câu 8: Những đột biến nào không làm mất hoặc thêm chất liệu di truyền:
a. Chuyển đoạn tương hỗ và không tương hỗ.
b. Đảo đoạn và chuyển đoạn
c. Lặp đoạn và chuyển đoạn
d. Chuyển đoạn tương hỗ.
Câu 9: Sự xảy ra đột biến phụ thuộc vào:
a. Loại tác nhân đột biến 
b. Cường độ, liều lượng của tác nhân đột biến 
c. Bản chất của gen 
d. Tất cả đều đúng.
Câu10: Đoạn NST đứt gãy không mang tâm động sẽ:
a. Không nhân đôi và không tham gia vào cấu trúc nhân củatế bào con.
b. Tiêu biến trong quá trình phân bào.
c. Trở thành NST ngoài nhân
d. Tất cả đều sai.
Câu 11: Một người có kiểu hình bình thường mang đột biến chuyển đoạn giữa NST 14 và 21, lập gia đình với một người hoàn toàn bình thường, con của họ sẽ có thể:
a. Bình thường nhưng mang đột biến chuyển đoạn
b. Bất thường về số lượng NST 14 hoặc 21
c. Hoàn toàn bình thường về kiểu hình và bộ NST
d. Cả a, b và c đều đúng.
Câu 12: Cơ chế chính dẫn đến đột biến số lượng NST :
a. Rối loại phân li của NST trong quá trình phân bào
b. Rối loại phân li của toàn bộ bộ NST trong giảm phân
c. Rối loại phân li của NST trong giảm phân
d. Rối loại phân li của toàn bộ bộ NST trong gián phân.
Câu 13: Trường hợp bộ NST 2n bị thừa hoặc thiếu 1 hoặc vài NST được gọi là:
a. Thể đa bội	c. Thể đa nhiễm
b. Thể dị bội	d. Thể khuyết nhiễm.
Câu 14: Đột biến số lượng NST có thể xảy ra ở các dạng tế bào:
a. Tế bào xôma	c. Hợp tử
b. Tế bào sinh dục	d. Cả a, b và c đều đúng.
Câu 15: Sự rối loạn phân li của một cặp NST tương đồng ở tế bào sinh dưỡng sẽ làm xuất hiện:
a. n; n +1; n – 1	c. 2n +1; 2n - 1
b. 2n + 1; n 	d. n + 1; n – 1.
Câu16: Đột biến là gì ?
a. Là những biến đổi về vật chất di truyền ở cấp độ phân tử hoặc cấp độ tế bào.
b. Là những cơ thể mang đột biến đã được biểu hiện thành kiểu hình của cơ thể.
c. Cả a, b đều đúng.	d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 17: Đột biến tiền phôi xảy ra:
Trong quá trình nguyên phân.
Trong quá trình giảm phân.
Trong những lần phân chia đầu tiên của hợp tử.
Trong một tế bào xôma nào đó.
Câu 18: Đột biến NST bao gồm:
Đột biến đa bội thể và đột biến dị bội thể.
Đột biến cấu trúc NST và đột biến số lượng NST.
Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.
Mất, thêm, đảo hoặc thay thế một hoặc vài cặp nuclêotit.
Câu 19: Ở người, cặp NST giới tính có 3 chiếc dạng XXX, cơ thể có đặc điểm:
Tay chân dài, cao lêu nghêu, trí tuệ chậm phát triển, vô sinh.
Lùn, cổ ngắn, si đần, khó có khả năng sinh con.
Trí tuệ chậm phát triển, vô sinh.
Chết khi hình thành hợp tử.
Câu 20: Trong đột biến thể dị bội, nếu một cặp NST nào đó có dạng 2n + 1 thì thể dị bội đó thuộc dạng:
Thể một nhiễm.	c. Thể ba nhiễm.
Thể khuyết nhiễm.	d. Thể đa nhiễm.
Câu 21: Trong đột biến cấu trúc NST, dạng đột biến ít ảnh hưởng đến sức sống là:
Mất đoạn.	c. Lặp đoạn.
Đảo đoạn.	d. Chuyển đoạn.
Câu 22: Đây là cơ chế phát sinh thể tứ bội diễn ra ở quá trình nào ?
P: 2 n = 6 x 2n = 6
Gp: 2n = 6 : 2n = 6
F1: 4n = 12 (hợp tử)
 a. Trong quá trình phân bào 
 b. Trong những lần phân chia đầu tiên của hợp tử
 c. Trong quá trình giảm phân.
 d. Trong quá trình nguyên phân.
Câu 23: Trong những chất sau, chất nào dễ dàng thay thế nuclêôtit loại T và biến cặp A-T thành cặp G-X trong kĩ thuật gây đột biến nhân tạo:
Chất EMS.	b. Chất 5 – BU.	c. Chất consixin	d. Chất MNS
Câu 24: Thể đột biến là gì ?
Cơ thể mang đột biến gen hay đột biến NST
Cơ thể mang gen đột biến và làm cho tính trạng bị thay đổi
Cơ thể mang những tính trạng khác bố mẹ
Cơ thể có kiểu gen bình thường nhưng kiểu hìmh đã bị biến đổi. 
Câu 25: Đột biến giao tử xảy ra:
Trong quá trình nguyên phân.
Trong quá trình giảm phân.
Trong những lần phân chia đầu tiên của hợp tử.
Trong một tế bào xôma nào đó.
Câu 26: Ở người, cặp NST giới tính có 3 chiếc dạng XXY, cơ thể có đặc điểm:
Tay chân dài, cao lêu nghêu, trí tuệ chậm phát triển, vô sinh.
Lùn, cổ ngắn, si đần, khó có khả năng sinh con.
Trí tuệ chậm phát triển, vô sinh.
Chết khi hình thành hợp tử.
Câu 27: Trong đột biến thể dị bội, nếu một cặp NST nào đó có dạng 2n + 2 thì thể dị bội đó thuộc dạng:
 Thể ba nhiễm. 	c. Thể khuyết nhiễm.	
Thể một nhiễm.	d. Thể đa nhiễm.
Câu 28: Trong đột biến cấu trúc NST, dạng đột biến được ứng dụng nhiều trong chọn giống thực vật là:
Mất đoạn nhỏ.	c. Đảo đoạn.
Chuyển đoạn nhỏ.	d. Cả a và b
Câu 29: Đây là cơ chế phát sinh thể tứ bội diễn ra ở quá trình nào ?
P: 2n = 6 x 2n = 6
Gp: n = 3 : n = 3
F1: 2n = 6 (hợp tử)
 4n = 12
Trong những lần phân chia đầu tiên của hợp tử.
b. Trong quá trình giảm phân.
c. Trong quá trình nguyên phân.
d. Trong quá trình phân bào
Câu 30: Đây là cơ chế phát sinh thể gì ?
P: 2n x 2n 
Gp: n : 2n 
F1: 3n 
a. Thể tam bội.	b. Thể đa nhiễm.
c. Thể ba nhiễm.	d. Thể khuyết nhiễm. 
Câu 31: Trong những chất sau, chất nào dễ dàng thay thế G bằng T hoặc X trong kĩ thuật gây đột biến nhân tạo:
Chất EMS	b. Chất 5 – BU	c. Chất consixin	d. Chất MNS
Câu 32: Có các dạng đột biến gen là:
Mất, thêm, thay thế hoặc đảo vị trí của một hoặc vài cặp nuclêôtit
Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn
Mất, thêm, thay thế, đảo vị trí của một cặp nuclêôtit
Mất, thêm, đảo hoặc lặp đoạn.
Câu 33: Đột biến số lượng NST bao gồm:
Đột biến thể đa bội và đột biến thể dị bội.
Đột biến thể dị bội, thể đa bội chẵn và thể đa bội lẻ.
Đột biến thể đa bội chẵn và thể đa bội lẻ.
Đột biến thêm, mất, lặp hoặc đảo đoạn.
Câu 34: Ở người, cặp NST giới tính có dạng XO, cơ thể có đặc điểm:
a. Tay chân dài, cao lêu nghêu, trí tuệ chậm phát triển, vô sinh.
Lùn, cổ ngắn, si đần, khó có khả năng sinh con.
Trí tuệ chậm phát triển, vô sinh.
Chết khi hình thành hợp tử.
Câu 35: Ở người, nếu cặp NST thứ 21 bị mất đoạn thì 
Bị bệnh Đao.	c. Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.
Bị bệnh ung thư máu.	d. Bệnh bạch tạng.
Câu 36: Đây là cơ chế phát sinh thể tứ bội diễn ra ở quá trình nào ?
P: 2n = 6 x 2n = 6
Gp: n = 3 : n = 3
F1: 2n = 6 (hợp tử)
 2n = 6 2n = 6
 2n = 6 4n = 12
a. Trong những lần phân chia đầu tiên của hợp tử.
 b. Trong quá trình giảm phân.
	 c. Trong quá trình nguyên phân
 d. Trong quá trình phân bào 
Câu 37: Trong kĩ thuật cấy gen thì tế bào nhận là:
a. Tế bào có khả năng phân chia nhanh	c. Thường là tế bào vi khuẩn E.coli
b. Tế bào có chứa plasmit	d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 38: Để gây đột biến NST nhân tạo người ta thường dùng:
 Chất EMS.	b. Chất 5 – BU.	c. Chất consixin.	d. Chất MNS.
Câu 39: Khả năng khắc phục tính bất thụ lai xa của đột biến đa bội là do:
a. Gia tăng khả năng sinh trưởng của cây
b. Tế bào có kích thước lớn hơn dạng lưỡng bội
c. Giúp các NST trượt dễ hơn trên thoi vô sắc
d. Tất cả đều sai.
Câu 40: Cơ thể đa bội có thể được phát hiện bằng phương pháp nào dưới đây là chính xác nhất:
a. Quan sát kiểu hình
b. Đánh giá khả năng sinh sản
c. Quan sát và đếm số lượng NST trong tế bào
d. Thời gian sinh trưởng của cây kéo dài.
ĐÁP ÁN
1 . c
5 . b
9 . d
13 . b
17 . c
21 . b
25 . b
29 . a
33 . a
37 . d
2 . c
6 . d
10 . b
14 . d
18 . b
22 . c
26 . a
30 . a
34 . b
38 . c
3 . d
7 . d
11 . d
15 . a
19 . c
23 . b
27 . d
31 . a
35 . b
39 . d
4 . d
8 . b
12 . a
16 . a
20 . c
24 . b
28 . d
32 . a
36 . c
40 . c

File đính kèm:

  • doc0607_Sinh12_hk1_BCBMT.doc