Đề kiểm tra Sinh học 12 - Học kì 1 - Đề số 11
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Sinh học 12 - Học kì 1 - Đề số 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỲ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2006 – 2007 MÔN THI: SINH HỌC 12 (Thời gian 45 phút không kể thời gian giao đề) --------------------------- SỞ GD&ĐT ĐĂKLĂK TRƯỜNG THPT KRÔNGBUK Câu 1 Dạng đột biến nào sẽ làm cho tế bào mất đi một gen? A. ĐB gen B. ĐB số lượng NST C. ĐB giao tử D. ĐB cấu trúc NST Câu 2 Những dạng đột biến gen nào làm thay đổi số lượng nuclêôtit trên ADN trong nhân tế bào? Mất cặp nuclêôtit và thêm cặp nuclêôtit Mất cặp nuclêôtit và thay thế cặp nuclêôtit Đảo vị trí cặp nuclêôtit và thay thế cặp nuclêôtit Thêm cặp nuclêôtit và đảo vị trí cặp nuclêôtit Câu 3 Cơ thể biểu hiện kiểu hình của gen đột biến được gọi là gì? A. Đột biến gen B. Thể đột biến C. Đột biến D. Đột biến gen trội Câu 4 Gen đột biến mất 3 cặp nuclêôtit thuộc 3 codon kế tiếp nhau và không thuộc về mã mở đầu và mã kết thúc. Phân tử prôtêin do gen ĐB tổng hợp mất bao nhiêu axit amin và có thể có tối đa bao nhiêu axit amin được đổi mới? A. Mất 1 axit amin và có 3 axit amin đổi mới B. Mất 1 axit amin và có 2 axit amin đổi mới C. Mất 3 axit amin và có 2 axit amin đổi mới D. Mất 3 axit amin và có 1 axit amin đổi mới Câu 5 Một đột biến có sự thay thế cặp nuclêôtit xảy ra trong quá trình giảm phân được gọi là gì? Đột biến tiền phôi Đột biến xôma Đột biến giao tử Thể đột biến Câu 6 Dạng đột biến gen nào không làm thay đổi số nuclêôtit của gen mà chỉ làm thay đổi tỉ lệ các loại nuclêôtit? Mất cặp nuclêôtit Thêm cặp nuclêôtit Đảo vị trí giữa 2 cặp nuclêôtit Thay thế bằng 1 cặp nuclêôtit khác loại Câu 7 Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm là do dạng đột biến gen nào gây ra? Thêm 1 cặp nuclêotit Mất 1 cặp nuclêotit Thay thế 1 cặp nuclêotit này bằng 1 cặp nuclêotit khác Đảo vị trí giữa 2 cặp nuclêotit Câu 8 Thể khảm là gì? Đột biến gen trội ở tế bào xôma Kiểu hình của 1 đột biếùn gen trội ở tế bào xôma Đột biến xảy ra trong nguyên phân của tế bào xôma Đột biến gen lặn ở tế bào xôma Câu 9 Loại đột biến nào không di truyền qua sinh sản hữu tính? Đột biến giao tử Đột biến tiền phôi Đột biến xôma Đột biến nhiễm sắc thể Câu 10 Tác dụng của Cônsixin trong việc gây đột biến là gì? Kích thích và ion hóa các nguyên tử trong tế bào Ngăn cản sự hình thành thoi vô sắc Gây chấn thương bộ máy di truyền Thay thế cặp nuclêotit này bằng cặp nuclêotit khác Câu 11 Gen bị biến đổi như thế nào đã làm cho phân tử prôtêin được tổng hợp mất 1 axit amin và không có axit amin nào được đổi mới ? Mất 3 cặp nuclêôtit thuộc 3 codon khác nhau Mất 3 cặp nuclêôtit thuộc 1 codon không ở 2 đầu của gen Mất 1 cặp nuclêôtit thuộc 1 codon bất kỳ Mất 3 cặp nuclêôtit của codon kết thúc Câu 12 Một cơ thể bị đột biến gen trong quá trình phát triển cá thể và biểu hiện thành kiểu hình ở trên cơ thể đó. Đây là dạng đột biến gì? Đột biến gen trội ở tế bào sinh dục Đột biến gen lặn ở tế bào sinh dục Đột biến gen trội ở giai đoạn tiền phôi Đột biến gen lặn ở tế bào xôma Câu 13 Mạch đơn của một đoạn gen có trình tự các nuclêôtit như sau: ...AXGTAXAT..., sau khi đột biến trở thành ...AXXTAGAT... . Đây là dạng đột biến gì? Mất cặp nuclêôtit Thêm cặp nuclêôtit Thay thế cặp nuclêôtit Đảo vị trí các cặp nuclêôtit Câu 14 Dạng đột biến gen nào làm cho gen sau khi đột biến có số lượng và tỉ lệ các loại nuclêôtit không thay đổi? Mất cặp nuclêôtit Thêm cặp nuclêôtit Thay thế bằng cặp nuclêôtit khác loại Đảo vị trí các cặp nuclêôtit Câu 15 Chỉ ra dạng đột biến gen gây biến đổi ít nhất trong chuỗi pôlipeptit do gen mang đột biến tổng hợp? Thay thế 1 cặp nuclêôtit Mất 1 cặp nuclêôtit Thêm 1 cặp nuclêôtit Đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit của 2 bộ ba mã hóa Câu 16 Một nhiễm sắc thể có cấu trúc gồm các đoạn theo thứ tự như sau: ABC.DEFGH. Cấu trúc nào sau đây do đột biến chuyển đoạn gây ra? (Dấu "." biểu thị tâm động) AC.DEFGHB ABC.DEEFGH ABC.FEDGH AC.DEFGH Câu 17 Ở dạng đột biến nào mà 2 nhiễm sắc thể không tương đồng đều bị đứt đoạn và trao đổi đoạn bị đứt cho nhau? Chuyển đoạn trên cùng 1 nhiễm sắc thể Chuyển đoạn tương hổ Chuyển đoạn không tương hổ Lặp đoạn Câu 18 Sự tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa 2 nhiễm sắc thể kép tương đồng trong giảm phân đã gây nên dạng đột biến nào? A. Mất đoạn B. Lặp đoạn C. Chuyển đoạn D. Đảo đoạn Câu 19 Nếu gọi 2n là số lượng của bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội, thì kí hiệu của thể 3 nhiễm là gì? 2n+1 2n-1 3n 2n+3 Câu 20 Ở tế bào của 1 người đàn ông có 47 nhiễm sắc thể trong đó có 2 nhiễm sắc thể X. Người này mắc hội chứng gì? Đao Tơcnơ Claiphentơ 3X Câu 21 Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa do tự thụ phấn bắt buộc đối với cây giao phấn là gì? Các gen lặn có hại được biểu hiện do tăng thể đồng hợp Các gen lặn có hại bị át chế bởi gen trội trong thể dị hợp Tạo ra hiện tượng ưu thế lai Tập trung các gen trội có hại ở thế hệ sau. Câu 22 Phương pháp lai nào được sử dụng để tạo ưu thế lai trong chăn nuôi? Lai tế bào Lai cải tiến giống Lai luân chuyển Lai kinh tế Câu 23 Điểm giống nhau giữa lai kinh tế và lai cải tiến giống trong chăn nuôi của Việt nam là gì? Lai giữa 2 giống thuần chủng trong nước Lai giữa con đực thuộc giống cao sản nhập nội với con cái giống địa phương Lai giữa con cái thuộc giống cao sản nhập nội với con đực giống địa phương Lai giữa 2 giống cao sản nhập nội Câu 24 Đặc điểm nào thuộc về phương pháp lai tạo giống mới? Sử dụng ưu thế lai của F1 làm sản phẩm Con lai mỗi đời được cho lai trở lại với đực giống ban đầu Con lai mỗi đời được chọn lọc và cho giao phối với nhau Lai giữa cây trồng và cây dại Câu 25 Nguyên nhân của hiện tượng bất thụ của cơ thể lai xa là gì? Hạt phấn loài này không nảy mầm trên đầu nhụy của loài kia Chu kỳ sinh sản của 2 loài khác nhau Tinh trùng loài này không sống được trong âm đạo của loài kia Bộ NST gồm 2 bộ đơn bội của 2 loài không tương đồng gây trở ngại giảm phân Câu 26 Phương pháp lai nào không tạo được ưu thế lai? Lai khác thứ Lai khác dòng thuần Lai khác loài Tự thụ phấn bắt buộc Câu 27 Hiện tượng mở rộng phạm vi biểu hiện kiểu hình do tương tác bổ trợ giữa 2 alen khác nhau về chức phận thuộc cùng 1 lôcut gọi là gì? Hiện tượng thoái hóa Hiện tượng siêu trội Hiện tượng át chế của gen trội Hiện tượng cộng gộp của các gen trội có lợi Câu 28 Tế bào có bộ nhiễm sắc thể gồm 2 bộ lưỡng bội của 2 loài khác nhau có trong cơ thể lai được tạo ra từ phương pháp lai nào? Lai khác dòng Lai khác thứ tạo giống mới Lai khác loài Lai tế bào kết hợp với nuôi cấy mô Câu 29 Trong chọn giống thực vật, thực hiện lai xa giữa loài hoang dại và loài cây trồng nhằm mục đích gì? Đưa vào cơ thể lai các gen quý giúp chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi trường Đưa vào cơ thể lai các gen quý về năng suất của các loài cây hoang dại Tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh sản sinh dưỡng ở cơ thể lai xa Khắc phục tính bất thụ ở cơ thể lai xa Câu 30 Đặc điểm nào là ưu điểm của chọn lọc hàng loạt? Kết hợp được việc đánh giá kiểu hình với kiểm tra kiểu gen Nhanh chóng đạt được kết quả Đơn giản, dễ làm, ít tốn kém Có hiệu quả đối với những tính trạng có hệ số di truyền thấp Câu 31 Một trong những lí do để tiến hành tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ đối với cây giao phấn là gì? Tạo ra giống mới Sử dụng ưu thế lai làm sản phẩm Loại bỏ gen xấu ra khỏi quần thể Cải tiến 1 giống xấu hiện có Câu 32 Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc khó áp dụng các biện pháp gây đột biến nhân tạo ở động vật bậc cao là gì? Cơ quan sinh sản nằm sâu trong cơ thể Dễ bị chết khi xử lí bằng các tác nhân lý hóa Cơ chế xác định giới tính bị rối loạn Mất khả năng sinh sản Câu 33 Trong phương pháp nghiên cứu phả hệ, tính trạng trội được xác định dựa trên căn cứ nào? Tính trạng bị gián đoạn ở một thế hệ nào đó Tính trạng biểu hiện nhiều ở nam hơn ở nữ Tính trạng biểu hiện liên tục qua các thế hệ và chiếm tỉ lệ cao Tính trạng chỉ biểu hiện ở nam mà không bao giờ biểu hiện ở nữ Câu 34 Trong việc nghiên cứu di truyền ở người, phương pháp nghiên cứu nào có thể phát hiện ảnh hưởng của môi trường lên sự phát triển tính trạng? Phương pháp phả hệ Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh Phương pháp tế bào Phương pháp di truyền phân tử Câu 35 Ở người gen lặn h nằm trên nhiễm sắc thể X gây bệnh máu khó đông, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y, alen H làm máu đông bình thường. Bố mẹ phải có kiểu gen như thế nào để có tỉ lệ kiểu hình ở đời con là: ¼ nam bình thường: ¼ nam mắc bệnh: ¼ nữ bình thường: ¼ nữ mắc bệnh XAXA x XaY XAXa x XAY XAXa x XaY XaXa x XAY Câu 36 Ở người, bệnh mù màu được xác định bởi gen lặn m nằm trên nhiễm sắc thể X và không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y. Alen M qui định mắt nhìn bình thường. Nếu cả 2 vợ chồng đều nhìn bình thường thì xác suất để họ sinh con trai bị mù màu là bao nhiêu? Giả thiết không xảy ra đột biến trong giảm phân tạo giao tử. 25% 12,5% 50% 0% Câu 37 Hệ tương tác nào giữa các đại phân tử có thể phát triển thành các cơ thể sinh vật có khả năng tự nhân đôi tự đổi mới? Saccarit – Lipit Prôtêin – Lipit Saccarit – Prôêin Prôtêin - axit nuclêic Câu 38 Tỉ lệ kiểu gen của 1 quần thể giao phấn ban đầu là: 0,3 AA : 0,6 Aa : 0,1 aa. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn bắt buộc thì tỉ lệ kiểu gen trong quần thể là bao nhiêu? 0,3625AA : 0,075 Aa : 0,5625 aa 0,05625AA : 0,075 Aa : 0,03625 aa 0,49375AA : 0,0125 Aa : 0,49375 aa 0,5625AA : 0,075 Aa : 0,3625 aa Câu 39 Sự xuất hiện những thực vật ở cạn đầu tiên thuộc vào kỷ nào? Cambri Xilua Đêvôn Pecmi Câu 40 Đặc điểm nổi bật của đại Cổ sinh là gì? Sự chinh phục đất liền của thực vật và động vật Đã có đại diện hầu hết các ngành dộng vật không xương sống Sự phát triển ưu thế của thực vật hạt trần và bò sát Sự phồn thịnh của thực vật hạt kín và sâu bọ SỞ GD&ĐT ĐĂKLĂK TRƯỜNG THPT KRÔNGBUK KỲ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2006 – 2007 ĐÁP ÁN MÔN SINH HỌC 12 --------------------------- D A B B C D C B C B B C D D A A B B A C A D B C D D B D A C C B C B C B D D B A
File đính kèm:
- 0607_Sinh12_hk1_TKBK.doc