Đề kiểm tra Sinh học 12 - Học kì 1 - Đề số 14

doc5 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1023 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Sinh học 12 - Học kì 1 - Đề số 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục và đào tạo ĐĂK LĂK
ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN ( ĐỀ NGHỊ )
Trường THPT chuyên Nguyễn Du 
 MÔN SINH HỌC LỚP 12
Câu 1. Giả sử mạch gốc của gen bị đột biến khi bước vào lần nhân đôi thứ nhất. Hỏi sau 4 lần nhân đôi liên tiếp ở thế hệ cuối có bao nhiêu gen con tạo ra mang đột biến	 
A. 2
B. 4
C. 8
D. 16
Câu 2. Đột biến cấu trúc NST là quá trình
A. Thay đổi thành phần Prôtêin trong NST
B. Thay đổi cấu trúc NST trên từng NST
C. Biến đổi ADN tại một điểm nào đó trên NST
D. Phá huỹ mối liên kết giữa Prôtêin và ADN
Câu 3. Đột biến nào dưới đây gây hậu quả lớn nhất về mặt cấu trúc :
A. Mất 1 cặp nuclêôtit đầu tiên
B. Đảo vị trí nuclêôtit trong bộ ba kết thúc
C. Mất 3 cặp nuclêôtit liền nhau ở sau bộ ba mở đầu
D. Thay thế 1 cặp nuclêôtit ở giữa gen
Câu 4. Thế hệ P có kiểu gen Aa = 100% .Hỏi khi tự thụ phấn qua 5 thế hệ thì kiểu gen đồng hợp lăn aa là bao nhiêu ?
A. 65,725%
B. 12,375%
C. 48,4375%
D. 86,4755
Câu 5. Kỹ thuật di truyền là kỹ thuật được: 
A. Thao tác trên cơ thể và thao tác trên gen
B. Thao tác trên vật liệu di truyền ở mức phân tử, thao tác trên gen 
C. Thao tác trên vật liệu di truyền ở mức phân tử, thao tác trên NST
D. Thao tác trên vật liệu di truyền ở mức tế bào, thao tác trên NST
Câu 6. Trong chọn giống người ta sử dụng phương pháp giao phối cận huyết và tự thụ phấn nhằm mục đích
A. Tạo dòng thuần
B. Tạo dòng thuần, cũng cố đặc tính quí, kiểm tra đánh giá kiểu gen từng dòng thuần
C. Cũng cố đặc tính quí
D. Tạo dòng thuần, cũng cố đặc tính quí, không kiểm tra đánh giá kiểu gen từng dòng thuần
Câu 7. Trong kỹ thuật lai tế bào, các tế bào trần là : 
A. Các tế bào đã được xử lý hoá chất làm tan màng tế bào
B. Các tế bào khác loài đã hoà nhập để trở thành tế bào lai
C. Các tế bào sinh dục tự do lấy ra khỏi cơ quan sinh dục 
D. Các tế bào sinh dưỡng tự do lấy ra khỏi cơ quan sinh dưỡng
Câu 8. Phương pháp chọn giống chủ yếu ở vi sinh vật là:
A. Lai giống
B. Lai xa
C. Tạp giao 
D. Gây đột biến nhân tạo và chọn lọc
Câu 9. Ở một loài gen A qui định quả đỏ, gen a qui định quả vàng. Cho các phép lai sau 
1) Aa X Aa; 2) Aaaa X Aaaa; 3) Aaaa X Aa; 4) AAAa X Aa.
Những phép lai cho tỷ lệ kiểu hình 3 đỏ :1 vàng là :
A. 1, 2, 3, 4	
B. 2, 3, 4
C. 1, 2, 3	
D. 1, 2, 4
Câu 10. Cơ chế phát sinh thể đa bội là:
A. Bộ NST tăng lên gấp đội
B. Rối loạn sinh lí nội bào
C. Rối loạn trong quá trình hình thành thoi vô sắc
D. Tất cả các cặp NST không phân li
Câu 11. Đếm NST trong tê bào sinh dưỡng ở một loài ta thu được số NST là 2n + 1 + 1. Đột biến thuộc dạng nào dưới đây :
A. Thể tam nhiễm kép 
B. Thể một nhiễm
C. Thể đa bội
D. Thể đa nhiễm
Câu 12. Biến dị tổ hợp là 
A. Sự sắp xếp lại các tính trạng đã có theo những tổ hợp mới 
B. Sự tổ hợp ngẫu nhiên các alen trong hợp tử 
C. Sự xuất hiện những kiểu hình mới chưa có ở bố mẹ 
D. Sự xuất hiện các tính trạng chưa có ở bố mẹ
Câu 13. Để tạo ưu thế lai người ta dùng phương pháp lai nào là chủ yếu
A. Lai khác thứ
B. Giao phối cận huyết
C. Lai khác loài
D. Lai khác dòng
Câu 14. Câu đúng nhất nói về Thể dị bội là:
A. Tế bào sinh dưỡng thiếu 1 NST trong bộ NST 
B. Tế bào sinh dưỡng thiếu 1 NST hoặc mang 3 NST ở một cặp NST nào đó trong bộ NST 
C. Tế bào mang bộ NST 2n
D. Tế bào sinh dưỡng mang 3 NST về một cặp NST nào đó
Câu 15. Mức phản ứng của cơ thể do yếu tố nào qui định :
A. Thời kỳ sinh trưởng phát triển của cơ thể
B. Điều kiện môi trường
C. Kiểu gen của cơ thể	
D. Mức dao động của tính di truyền
Câu 16. Đột biến nào dưới đây không làm mất hoặc thêm vật chất di truyền
A. Đảo đoạn và chuyển đoạn trên 1 NST
B. Mất đoạn và lặp đoạn
C. Đảo đoạn và chuyển đoạn
D. Đảo đoạn
Câu 17. Bằng phương pháp lai xa kết hợp với đa bội hoá có thể tạo ra dạng đa bội thể nào sau đây :
A. Thể song nhị bội
B. Thể tam nhiễm
C. Thể đơn nhiễm
D. Thể không nhiễm
Câu 18. Ở thực vật để duy trì và sử dụng ưu thế lai người ta sử dụng phương pháp ? 
A. Cho tự thụ phấn
B. Sử dụng hình thức sinh sản sinh dưỡng 
C. Giao phối cận huyết 
D. Lai luân phiên con lai với bố mẹ
Câu 19. Loài Ngô 2n = 20, có thể có bao nhiêu thể ba nhiễm khác nhau được hình thành
A. 40
B. 20
C. 10 
D. 1
Câu 20. Tổ hợp các giao tử nào của người dưới đây sẽ sinh ra cá thể mắc hội chứng Đao
 I/ ( 23 + X ) II/ ( 21 + Y ) III/ ( 22 + X ) IV/( 22 + Y ) 
A. I và II
B. I và III
C. I và IV
D. II và III
Câu 21 Đột biến gen phụ thuộc những nhân tố nào
Các tác nhân lý hóa trong ngoại cảnh.
 Những rối loạn sinh lỹ hóa sinh trong tế bào.
Đặc điểm cấu trúc của gen
Tất cả đều đúng
Câu 22 Loại đột biến nào sau đây không di truyền qua sinh sản hữu tính?
Đột biến giao tử
Đột biến Xôma
Đột biến tiền phôi
Tất cả đều đúng
Câu 23 Trong các dạng đột biến cấu trúc NST dạng nào gây hậu quả lớn nhất
Đảo đoạn NST
Mất đoạn NST
Lặp đoạn NST
Chuyển đoạn nhỏ trên NST
Câu 24 Trường hợp nào dưới đây thuộc thể dị bội
Tế bào sinh dưỡng mang 3 hoặc nhiều NST ở một NST nào đó
Tế bào sinh dưỡng mang 1 NST hoặc thiếu hẳn ở một NST nào đó
Tế bào sinh dưỡng mang 3 NST ở một số cặp ở NST nào đó
Tất cả đều đúng
Câu 25 Cơ chế phát sinh thể đa bội là gì ?
Bộ NST tăng lên gấp bội 
Tất cả các cặp NST không phân ly
Rối loạn trong sự hình thành thoi vô sắc
Sự biến đổi kiểu gen
Câu 26 Yếu tố nào quy định kiểu hình của một cá thể
Tổ hợp gen trong hợp tử
Ảnh hưởng của môi trường
Sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường cụ thể.
Do bô mẹ truyền đạt qua con đường sinh sản hữu tính
Câu 27 Nguyên nhân gây ra các thường biến là gì ?
Ảnh hưởng của điều kiện môi trường
Sự biến đổi trong gen
Sự biến đổi trong gen và ảnh hưởng của môi trường.
Do đột biến số lượng NST hay cấu trúc NST.
Câu 28 Mức phản ứng của một cơ thể do yếu tố nào quy định
Điều kiện cụ thể của môi trường
Kiểu gen
Do đột biến
Tất cả các yếu tố trên
Câu 29 Trong việc tăng năng suất cây trồng, yếu tố nào quan trọng hơn ?
Kỹ thuật trồng trọt
Giống
Cả A và B quan trọng ngang nhau
Phân bón
Câu 30 Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là gì?
Gluxit
Prôtêin
Gluxit và Lipit
Prôtêin và axitnuclêôtit
Câu 31 Đặc điểm nổi bật của các đa phân tử sinh học là gì ?
Có cấu tạo phức tạp
Có tính đa dạng và tính đặc thù
Có kích thước lớn
Có khối lượng phân tử lớn
Câu 32 Sự phát sinh sự sống là kết quả của quá trình nào dưới đây
Tiến hóa lý học
Tiến hóa hóa học
Tiến hóa sinh học
Tiến hóa lớn
Câu 33 Sự kiện đáng chú ý nhất trong Đại cổ sinh là gì ?
Sự chinh phua ùc đất liền cuat động vật và thực vật
Sự hình thành nay đủ các nghành động vật không xương sống
Sự xuất hiện của lưỡng cư và bò sát
Sự xuất hiện chim thủy tổ
Câu 34 Đặc điểm nổi bật của đại trung sinh là gì ?
Sự xuất hiện thực vật hạt kín
Sự phát triển ưu thế của thực vật hạt trần và bò sát
Sự xuất hiện bò sát bay và chim
Sự xuất hiện của lớp thú
Câu 35 Đặc điểm chủ yếu của Đại tân sinh là gì?
Sự phát sinh loài người từ vượn người
Sự phát triển của thực vật hạt kín
Sự phân bố rộng rãi của lớp thú
Sự phồn thịnh của thực vật hạt kín , sâu bọ chim và thú
Câu 36 Phương pháp nghiên cứu nào dưới đây không được áp dụng để nghiên cứu di truyền người
Phương pháp phả hệ
Phương pháp di truyền tế bào
Phương pháp lai phân tích
Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh
Câu 37 Để nghiên cứu vai trò của kiểu gen và môi trường đối với kiểu hình trên cơ thể người phương pháp nào sau đây là phù hợp nhất ?
Nghiên cứu cặp sinh đôi khác trứng
Nghiên cứu cặp đồng sinh cùng trứng
Nghiên cưú tế bào
Nghiên cứu phả hệ
Câu 38 Phương pháp nào dưới đây thích hợp với việc nghiên cứu quy luật di truyền ở người?
Lai giống
Gây đột biến
Nghiên cứu phả hệ
Lai thuận nghịch
Câu 39 Kỹ thuật di truyền đang được áp dụng phổ biến hiện nay là gì ?
Tổng hợp gen nhân tạo
Tạo ADN lai
Chuyển gen từ tế bào cho sang tế bào nhận bằng cách dùng Plasmit hoặc thể thực khuẩn làm thể truyền
Lai tế bào
Câu 40 Để tạo dòng ADN tái tổ hợp người ta dùng những loại ezym nào?
ADN- Pôlymeraza
ARN- Pôlymeraza
 Urêaza.
Restrictaza và Ligaza
ĐÁP ÁN
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1 - 10
C
B
A
C
B
B
A
D
C
D
11 - 20
A
A
D
B
C
D
A
B
C
C
21 - 30
D
B
B
D
B
C
A
B
B
D
31 - 40
B
B
A
B
D
C
B
C
C
D

File đính kèm:

  • doc0607_Sinh12_hk1_TNDU.doc
Đề thi liên quan