Đề kiểm tra Sinh học 12 - Học kì 1 - Đề số 9
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Sinh học 12 - Học kì 1 - Đề số 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD-ĐT Tỉnh ĐĂK LĂK Đề kiểm tra học kỳ I Trường THPT EA SÚP Môn : Sinh lớp 12 (Năm học 2006-2007) Nội dung đề số : 001 1. Cấu trúc và thể thức phát triển của Coaxecva ngày càng được hoàn thiện dượi tác động: A. Quá trình tiến hoá sinh học. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Sự biến đổi của vỏ Trái Đất. D. Nguồn năng lượng nhiệt Mặt Trời. 2. Bò sát khổng lồ bị tiêu diệt vào kỷ nào? A. Kỷ Thứ ba. B. Kỷ Tam điệp C. Kỷ Phấn trắng. D. Kỷ Thứ tư. 3. Hợp chất hữu cơ được xem là cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là: A. Axít nuclêic và prôtêin. B. ADN, ARN, Lipit, Gluxit. C. Gluxit và Lipit. D. Axít nuclêic,Lipit, Gluxit. 4. Sự kiện đã xảy ra ở kỷ Xilua thuộc Đại Cổ sinh là: A. Xuất hiệ Tôm ba lá. B. Xuất hiện động vật có xương sống đầu tiên là cá giáp không hàm. C. Xuất hiện thực vật ở cạn đầu tiên là quyết trần. D. Xuất hiện lớp lưỡng cư đầu cứng. 5. Dạng đột biến cấu trúc NST nào dưới đây thường gây hậu quả lớn? A. Lặp đoạn NST. B. Mất đoạn NST. C. Chuyển đoạn NST. D. Đảo đoạn NST. 6. Cây hạt kín xuất hiện ở kỉ nào? A. Kỷ Giura. B. Kỷ Pécmi. C. Kỷ Than đá. D. Kỷ Phấn trắng. 7. Một gen dài 3060A0, trên một mạch của gen có 100 Ađênin và 250 Timin. Gen đó bị đột biến mất một cặp G-X thì số liên kết hiđrô của gen là: A. 2348. B. 2353. C. 2352. D. 2350. 8. Đột biến là gì? A. Sự biến đổi của một cặp nuclêôtit nào đó trong gen. B. Sự biến đổi đột ngột của một tính trạng trên cơ thể. C. Sự biến đổi trong ADN, trong NST. D. Sự biến đổi trong kiểu gen. 9. Đặc điểm của thường biến là: A. Xuất hiện kiểu hình đồng loạt và cả về biến đổi đồng loạt kiểu gen. B. Xuất hiện những biến dị di truyền. C. Xuất hiện đồng loạt những biến dị theo hướng xác định. D. Xuất hiện những biến dị riêng lẻ. 10. Một gen có 1200 nuclêôtit và có A=30%. Gen bị đột biến mất đi 20 nuclêôtit loại A và T. Số lượng nuclêôtit từng loại của gen sau đột biến là: A. A = T = 220 và G = X = 330. B. A = T = 330 và G = X = 220. C. A = T = 240 và G = X = 350. D. A = T = 350 và G = X = 240. 11. Biến đổi dưới đây không phải là thường biến: A. Hiện tượng xuất hiện bệnh bạch tạng trên cơ thể. B. Hình dạng lá rau mác biến đổi theo môi trường. C. Hiện tượng xù lông ở động vật khi trời lạnh. D. Sự thay đổi màu lông theo mùa ở một số loài động vật. 12. Đột biến gen phát sinh phụ thuộc vào: A. Liều lượng của tác nhân gây đột biến. B. Đặc điểm cấu trúc của gen. C. Loại tác nhân gây đột biến. D. Loại tác nhân, cường độ, liều lượng và đặc điểm cấu trúc của gen. 13. Chất hữu cơ đơn giản đầu tiên được hình thành trong quá trình phát sinh sự sống trên quả đất thuộc loại. A. Cacbua hiđrô. B. Prôtêin và Axít nuclêic. C. Saccarit và Lipit. D. Polipeptit. 14. Cơ chế phát sinh thể đa bội là gì? A. Rối loạn trong sự hình thành thoi vô sắc. B. Bộ NST tăng lên gấp bội. C. Rối loạn quá trình tự nhân đôi của NST. D. Tất cả các cặp NST không phân ly. 15. Loại đột biến nào sau đây không di truyền qua sinh sản hữu tính? A. Đột biến hợp tử . B. Đột biến giao tử. C. Đột biến tiền phôi. D. Đột biến Xôma. 16. Loại đột biến nào dưới đây là nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá? A. Biến dị tổ hợp. B. Đột biến thể dị bội. C. Đột biến thể đa bội. D. Đột biến gen. 17. Chim Thuỷ Tổ được tiến hoá từ? A. Thú nhóm thấp. B. Động vật có xương sống. C. Thú. D. Bò sát. 18. Trong các trường hợp đột biến gen cấu trúc dưới đây, trường hợp nào gây hậu quả lớn nhất? A. Đảo vị trí giữa hai cặp nuclêôtit với nhau. B. Thêm một cặp nuclêôtit ở vị trí đoạn giữa. C. Mất cặp nulêôtit ở vị trí kế tiếp bộ ba mở đầu. D. Thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí đoạn giữa. 19. Bò sát phát triển chiếm ưu thế và chiếm lĩnh toàn bộ các môi trường là thuộc kỷ nào? A. Kỷ Than đá. B. Kỷ Giura. C. Kỷ Thứ ba. D. Kỷ Tam điệp. 20. Thường biến dẫn đến làm biến đổi: A. Kiểu gen ở cơ thể. B. Số lượng NST. C. Kiểu hình ở cơ thể. D. Kiểu gen và kiểu hình. 21. Đột biến tiền phôi là: A. Đột biến xảy ra trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử. B. Đột biến xảy ra trong quá trình thụ tinh. C. Đột biến giao tử. D. Đột biến xảy ra trong phôi. 22. Phương pháp gây đột biến bằng tia tử ngoại phù hợp với những loại đối tượng nào ở thực vất? A. Hạt khô. B. Hạt phấn. C. Cây đang sinh trưởng D. Noãn trong bầu. 23. Phương pháp nào sau đây không được áp dụng để nghiên cứu di truyền ở người: A. Phương pháp lai phân tích. B. Phương pháp lai phả hệ. C. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh. D. Phương pháp nghiên cứu tế bào. 24. Đại Cổ sinh được chia làm: A. 3 kỷ. B. 6 kỷ. C. 4 kỷ. D. 5 kỷ. 25. Thể "Khảm" là do: A. Đột biến gen trong những lần nguyên phân của hợp tử. B. Đột biến xảy ra trong quá trình hình thành giao tử. C. Đột biến gen trong nguyên phân xảy ra tại một tế bào Xôma rồi nhân lên thành mô. D. Đột biến đảo đoạn. 26. Chọn lọc cá thể một lần được áp dụng cho: A. Cây giao phấn. B. Cây tự thụ phấn. C. ây nhân giống vô tính. D. Cây nhân giống vô tính và cây tự thụ phấn. 27. Để tạo được ưu thế lai, khâu quan trọng nhất là: A. Thực hiện được lai khác loài. B. Thực hiện được lai kinh tế. C. Thực hiện được lai khác dòng. D. Tạo ra các dòng thuần. 28. Ở người , bệnh do gen lặn nằm trên NST thường quy định là: A. Mù màu, dính ngón tay 2 và 3. B. Mù màu, máu khó đông. C. Bạch tạng, mù màu. D. Bạch tạng. 29. Trong kỹ thuật lai tế bào, các tế bào trần là: A. Các tế bào Xôma tự do tách khỏi tổ chức sinh dưỡng. B. Các tế bào sinh dục tự do được lấy khỏi cơ quan sinh dục. C. Các tế bào đã được xử lý hoá chất làm tan màng tế bào. D. Các tế bào khác loài đã hoà nhập để trở thành tế bào lai. 30. Lai xa là hình thức: A. Lai khác giống. B. Lai khác loài. C. Lai khác thứ. D. Lai khác dòng. 31. ỞÛ thế hệ P có : Aa x Aa thì ở thế hệ F3 có kết quả là: A. Aa = 1/4; AA = aa = 3/8. B. Aa = 25%; AA = aa =37,5%. C. Aa = 6,25%; AA = aa = 46,875%. D. Aa = 1/8; AA = aa = 7/16. 32. Qua phương pháp nghiên cứu di truyền tế bào, đã xác định được tật sứt môi, thừa ngón ở người la do: A. Mất đoan NST số 5. B. Mất đoạn NST thứ 21 và 22. C. Có ba cặp NST thứ 21. D. Có ba cặp NST ở cặp 13 và 15. 33. Ở Việt Nam, phương hướng cơ bản trong tạo giống lúa mới là cho lai giữa: A. Giống địa phương có tính chống chịu tốt lai với giống địa phương kém phẩm chất. B. Giống địa phương cao sản lai với giống địa phương kém phẩm chất. C. Giống nhập nội cao sản lai với giống địa phương có tính chống chịu tốt. D. Giống địa phương cao sản lai với giống nhập nội cao sản. 34. Ở vật nuôi ưu thế lai được duy trì, củng cố bằng cách: A. Lai luân phiên, con lai được lần lượt cho lai trở lại với các dạng bố mẹ ban đầu. B. Thực hiện quá trình lai hữu tính. C. Sử dụng con đực giống đầu dòng. D. Lai kinh tế giữa hai giống thuần chủng khác nhau. 35. Hội chứng Đao có thể dễ dàng xác định bằng phương pháp: A. Nghiên cứu ADN. B. Nghiên cứu trẻ đồng sinh. C. Nghiên cứu tế bào. D. Phương pháp phả hệ. 36. Hiện tượng bất thụ ở cơ thể lai xa là do: A. hạt phấn của loài này không nảy mầm trên vòi nhuỵ của loài kia hoặc tinh trùng loài này bị chết trong đường sinh dục của loài khác. B. Sự khác biệt trong chu kỳ sinh sản bộ máy sinh dục không tương ứng ở động vật. C. Chiều dài của ống dẫn phấn không phù hợp với chiều dài vòi nhuỵ của loài kia ở thực vật. D. Chứa hai bộ NST của hai loài khác nhau, gây trở ngại trong quá trình phát sinh giao tử. 37. Các hợp chất hữu cơ đầu tiên đươc hình thành trên Trái Đất lần lượt theo sơ đồ: A. CH -----> CHON -----> CHO. B. CH -----> CHO -----> CHON. C. CHO ----> CH ------> CHON. D. CHON -----> CHO -----> CH. 38. Cơ sở di truyền học của hiện tượng ưu thế lai là: A. Do các gen lặn bị gen trội lấn át, ở cơ thể dị hợp các gen trội phát huy hết khả năng. B. Cơ thể dị hợp của các alen trội luôn tốt hơn thể đồng hợp. C. Ở cơ thể F1 dị hợp, gen lặn có hại bị gen trội lấn át. D. Tập trung các gen trội có lợi từ cả bố và mẹ làm tăng cường sự tác động gộp của các gen trội. 39. Thực chất của nhân giống theo dòng là: A. Giảm độ đồng hợp, tăng tính dị hợp. B. Tạo ưu thế lai. C. Sử dụng giao phối cận huyết vừa phải để tập trung các gen quí của bố hoặc mẹ vào trong một dòng. D. Sử dụng phương pháp lai kinh tế để dùng F1 đưa vào sản xuất. 40. Phương pháp nhân giống thuần chủng ở vật nuôi được sử dụng trong trường hợp: A. Cần giữ lại các phẩm chất quý của một giống, tạo ra độ đồng đều về kiểu gen của phẩm giống. B. Tạo ra các cá thể có mức độ dị hợp tử cao,sử dụng ưu thế lai. C. Cải tạo giống. D. Cần phát hiện các gen xấu để loại bỏ. Khởi tạo đáp án đề số : 001 01. - / - - 11. ; - - - 21. ; - - - 31. - - - ~ 02. ; - - - 12. - - - ~ 22. - / - - 32. - - - ~ 03. ; - - - 13. ; - - - 23. ; - - - 33. - - = - 04. - - = - 14. - - - ~ 24. - - - ~ 34. ; - - - 05. - / - - 15. - - - ~ 25. - - = - 35. - - = - 06. - - - ~ 16. - - - ~ 26. - - - ~ 36. - - - ~ 07. - - - ~ 17. - - - ~ 27. - - - ~ 37. - / - - 08. - - = - 18. - - = - 28. - / - - 38. ; - - - 09. - - = - 19. - / - - 29. - - = - 39. - - = - 10. - - - ~ 20. - - = - 30. - / - - 40. ; - - -
File đính kèm:
- 0607_Sinh12_hk1_TESP.doc