Đề kiểm tra tháng 2 Tiếng việt cấp Tiểu học - Trường Tiểu học Quỳnh Thạch

doc5 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 275 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra tháng 2 Tiếng việt cấp Tiểu học - Trường Tiểu học Quỳnh Thạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi tháng lần 3 Môn thi: Tiếng việt- lớp 1
Thời gian: 60 phút( không kể thời gian chép đề)
Bài 1: (2đ): Ghép các tiếng ở dòng trên với tiếng ở dòng dưới sao cho hợp nghĩa
 Thương, đùm, bơi
 Bọc, lội, yêu
Bài 2: (2đ): Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ chấm thích hợp trong các dòng sau:
 Sáng sáng, mẹ em ra đồng..
 ..sum họp
 ..là người mẹ thứ hai của em . 
 ( gia đình, cô giáo, cày cấy)
Bài 3: (2đ): Chia các từ sau thành 3 nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm
 Hoa đào, quả ổi, cây phượng, hoa cúc, quả lê, cây bàng,
Bài 4: (2đ): Tìm các từ chỉ màu sắc trong đoạn văn sau:
 Bút chì xanh đỏ .
 Em vẽ ngôi nhà
 Mái ngói đỏ tươi.
 Em vẽ ruộng đồng.
 Lúa vàng chín rộ.
Bài 5: (2đ): Hãy viết 3 câu nói về ông hoặc bà em.
Môn thi: Tiếng việt- lớp 2
Thời gian: 60 phút( không kể thời gian chép đề)
Bài 1: ( 1,5đ): Cho các từ sau, hãy phân thành 3 nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm
Tu hú, cú mèo, gõ kiến, đa đa, chim sâu, vành khuyên, chim bói cá, chim cuốc
Bài 2: ( 1,0đ): Điền dấu câu thích hợp vào từng ô trống trong đoạn văn sau cho phù hợp
Đêm đông, trời rét cóng tay Chú mèo Mướp mằm lì bên bếp tro ấm, luôn miệng kêu..”Ôi , rét quá Rét quá ” Mẹ dậy nấu cơm và bảo: “Mướp đi ra đi Để chỗ cho mẹ đun nấu nào ”
Bài 3: ( 2đ): Đọc những câu sau:
 1. Mái tóc của bà em bạc phơ.
 2. Tính mẹ em rất hiền.
 3. Dáng người chị gái em thon thả.
 a. Tách mỗi câu trên thành 2 bộ phận.
 b. Các câu trên thộc mẫu câu nào em đã học
Bài 4: ( 2đ): a. Ghép các từ ở hàng trên với các từ ở hàng dưới để được các cặp từ trái nghĩa nhau:
Cao, ngoan, tốt, gầy, đen
Hư, xấu, trắng, béo, thấp
b.Chọn một từ bất kỳ trong số các từ trên để đặt một câu có mô hình Ai- thế nào?
Bài 5: ( 3đ ): Viết một đoạn văn ngắn 6-7 câu nói về cảnh sum họp của gia đình em trong dịp tết Nguyên Đán vừa qua.
 ( 0,5đ dành cho chữ viết và trình bày)
Môn thi: Tiếng việt- lớp 3
Thời gian: 60 phút( không kể thời gian chép đề)
Bài 1: ( 1,5đ): Tìm từ ngữ nhân hoá trong các câu thơ sau và điền vào ô trống cho phù hợp
Cái Na đã tĩnh giấc rồi.
Đàn chuối đúng vỗ tay cười vui sao.
Chị tre chải tóc bờ ao.
Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương.
Bác nồi đồng hát bùng boong.
Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà.
Tên sự vật
Từ gọi sự vật như gọi người
Từ ngữ tả sự vật như tả người
Bài 2: ( 1,5đ): Các dân tộc trong từng nhóm sau sinh sống ở đâu?
 1. Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, H / mông
 2. Ba-na, Ê-đê
 3. Chăm, Khơ - me
Bài 3: ( 1,5đ): Cho các từ sau, hãy chia thành 2 nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm
Châm chọc, chậm chạp, mê mẩm, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, tươi tốt, phương hướng, vương vấn, tươi tắn.
Bài 4: ( 2đ): a. Trong đoạn văn dưới đây, người viết dùng sai dấu chấm, em hãy chỉ ra chỗ sai đó
Búp măng non cảm thấy thật sung sướng và tự hào. Măng non cùng với các bạn khác. Được ông Mặt Trời chiếu sáng và lớn lên mạnh mẽ. Từ búp măng non. Chú đã trở thành. Cây tre nhỏ giống như mẹ.
 b. Hãy chữa và viết lại cho đúng ngữ pháp đoạn văn trên.
Bài 5: ( 3đ): Hãy kể về tấm gương lao động quên mình, thương yêu học trò của cô giáo (hoặc thầy giáo).
 ( 0,5đ dành cho chữ viết và trình bày)
Môn thi: Tiếng việt- lớp 4
Thời gian: 90 phút( không kể thời gian chép đề)
Bài 1: ( 1đ): Chuyển các câu hỏi sau thành câu kể.
Tôi hỏi: “ Em làm sao thế?”
Tôi hỏi em: “ Tại sao khóc? “
Tôi lại hỏi : “ Em ốm phải không? “
Bài 2: ( 1đ): Đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn sau:
Em đang ngồi ở ghế thì các bạn tới rủ: Muốn chơi đánh trận giả không? Em trả lời : Có! Thế là cùng chơi. Một bạn lớn tự nhận là nguyên soái, bảo em là trung sĩ, rồi dẫn em đến đây, ra lệnh: Đây là kho thuốc súng của chúng ta. Cậu đứng gác cho tới khi có người đến thay! Bạn ấy lại bảo: Cậu hãy hứa là không bỏ đi cơ! Em trả lời: Xin hứa.
Bài 3: ( 1,5đ): Cho các từ sau: Tài giỏi, tài ba, tài liệu, tài chính, tài khoản, tài đức, trọng tài, tài nghệ, nhân tài, thiên tài, đề tài, gia tài,
Hãy chia các từ trên thành 2 nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm.
Bài 4: ( 2đ): a. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu sau: 
Những con cuốc đen trùi trũi len lỏi giữa các bụi ven bờ.
 2. Trong vườn, những khóm hải đường đâm bông rực rỡ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay rập rờn.
3. Sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, tung bọt trắng xoá.
b. Vị ngữ của các câu trên do những từ ngữ như thế nào tạo thành?
c. Các câu trên thuộc mẫu câu nào em đã học.
Bài 5. ( 4đ): Hãy tả một vườn cây cảnh mà em có dịp tham quan.
 ( 0,5đ dành cho chữ viết và trình bày)
Môn thi: Tiếng việt- lớp 5
Thời gian: 90 phút( không kể thời gian chép đề)
Bài 1: ( 1đ): Em hãy tìm trong đoạn thơ sau những từ được dùng với nghĩa bóng
 Cái chai không đầu.
 Mà sao có cổ?
 Bảo rằng ngọn gió.
 Thì gốc ở đâu?
 Răng của chiếc cào.
Làm sao nhai được.
Mũi thuyền rẽ nước 
Thì ngửi cái gì.?
Cái ấm không nghe.
Tai sao lại mọc?
Bài 2: ( 1,5đ): a, Nghĩa của từng câu trong cặp câu sau có gì khác nhau.
 - Vì bão lớn nên cây bị đổ.
 - Nếu bão lớn thì cây đã đổ.
b, Đặt câu có: Từ “thơm”(tiếng Nam Bộ) là danh từ ; “thơm” là động từ ; “ thơm” là tính từ
Bài 3: ( 1,5đ): Xếp các từ chứa tiếng “công” dưới đây vào 3 nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm
Phân công, công tác, công đồn, chủ công, tấn công, chiến công, phản công, thành công, quân công.
Bài 4: ( 1,5đ): Trong bài ”Hạt gạo làng ta” nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết 
 Hạt gạo làng ta
 Có bão tháng bảy
 Có mưa tháng ba
 Giọt mồ hôi sa
 Những trưa tháng sáu
 Nước như ai nấu
 Chết cả các cờ
 Cua ngoi lên bờ
 Mẹ em xuống cấy.
Đoạn thơ giúp em hiểu được ý nghĩa gì của hạt gạo? Hãy nêu tác dụng của điệp ngữ và hình ảnh đối lập được sử dụng trong đoạn thơ trên.
Bài 5: ( 4đ): Một lần em bị ốm nặng, chị ( hoặc.anh) đã chăm sóc em tận tình chu đáo. Em hãy tả lại chị( anh) của em lúc đó.
 ( 0,5đ dành cho chữ viết và trình bày)

File đính kèm:

  • docDeThang2.doc
Đề thi liên quan