Đề kiểm tra tháng 3 Luyện từ và câu Lớp 4 - Năm học 2012-2013 - Trường Tiểu học Lương Thế Vinh

doc2 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra tháng 3 Luyện từ và câu Lớp 4 - Năm học 2012-2013 - Trường Tiểu học Lương Thế Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Q.7
 Ngày 12 tháng 3 năm 2013
Trường Tiểu học Lương Thế Vinh
Tên HS:..STT:
Lớp:..
KIỂM TRA THÁNG THỨ 2 – HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2012-2013
Môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Điểm
Lời phê của giáo viên:
Bài đọc
Cây gạo làng tôi
Không biết rõ cây gạo làng tôi sinh ra và lớn lên từ bao giờ, chỉ biết các cụ lão làng nói hồi mới cất tiếng khóc oa oa đã thấy nó sừng sững bên dòng sông Thu Bồn. Thân nó không biết sáu người ôm có xuể không. Bóng nó che rợp cả một góc thôn Đông, thu hút về khá nhiều chim trong vùng, nhiều nhất là sáo ngà, sáo nghệ, cà cưỡng, vẹt,.. Thỉnh thoảng có một số dơi đi ăn đêm về nghỉ, chân móc vào các nhánh con, đầu chúc xuống. Mùa hè, cứ hai lần trong ngày, nửa buổi sáng, nửa buổi chiều, cây gạo trở thành một dàn nhạc giao hưởng của các nghệ sĩ chim. Nó ra hoa định kì vào tháng ba âm lịch, quả chín nở vào mùa gặt tháng tám, tự tách vỏ để bông bay trắng các ngọn cây cả xóm. Bông gạo nhồi làm gối, làm đệm rất tuyệt, nhưng quả nó ở tít tận các đầu cành cao vút, đố ai mà hái được.
Trinh Đường
Đọc bài “Cây gạo làng tôi” và thực hiện các yêu cầu sau:
Đánh chéo vào ô trống đặt trước ý đúng 	(3đ)
Cây gạo trong bài được trồng ở đâu?
Trên dòng sông xanh
Bên dòng sông Thu Bồn
Đầu làng Thu Bồn
Thời điểm nào cây gạo ra hoa?
Mùa gặt tháng tám
Tháng giêng
Tháng ba âm lịch
Câu “Thỉnh thoảng có một số dơi đi ăn đêm về nghỉ, chân móc vào các nhánh con, đầu chúc xuống” thuộc mẫu câu kể nào dưới đây?
Ai làm gì?
Ai thế nào?
Ai là gì?
Dấu gạch ngang trong câu “Bến Ninh Kiều – nơi gặp gỡ giữa sông Hậu và sông Cần Thơ – là trái tim của thành phố.” có tác dụng đánh dấu: 	(1đ)
Chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật
Phần chú thích trong câu
Các ý liệt kê 
Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ trong các câu sau: (2đ)
Cây lá đang dồn nhựa để trổ ra một mùa quả chín.
Trước mắt em là màu hoa phượng đỏ rực giữa bầu trời xanh mênh mông.
Điền chủ ngữ hoặc vị ngữ vào chỗ chấm để hoàn thành câu: (2đ)
 là nơi em sinh ra.
Trần Đăng Khoa ..
Viết 1 câu tục ngữ nêu phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài:	(1đ)
Đặt 1 câu kể Ai là gì? giới thiệu 1 loại trái cây mà em biết:	(1đ)

File đính kèm:

  • docLTVC THANG THU 2 HK2.doc