Đề kiểm tra thi học kì II, lớp 10 môn ngữ văn thời gian: 90 phút

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 3288 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra thi học kì II, lớp 10 môn ngữ văn thời gian: 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA THI HỌC KÌ II, LỚP 10
MÔN NGỮ VĂN
Thời gian: 90 phút
Mục tiêu đề kiểm tra:
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình học kì II, môn Ngữ văn 10 của học sinh.
Khảo sát, bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 10 học kì II theo 3 nội dung quan trọng: Văn học, Tiếng Việt, Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận.
Cụ thể: Đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau:
Nhớ được những kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm, thể loại các tác phẩm đã học.
Hiểu và vận dụng các phạm vi kiến thức Tiếng Việt, Làm văn: Lịch sử của tiếng Việt, Các yêu cầu sử dụng tiếng Việt, Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, Thực hành các phép tư từ: phép điệp và phép đối….
Vận dụng kiến thức văn học để thuyết minh hoặc giải quyết một vấn đề nghị luận văn học.
Hình thức đề kiểm tra:
Trắc nghiệm kết hợp với tự luận
Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm phần Trắc nghiệm trong 15 phút; phần tự luận trong 75 phút.
III.Thiết lập ma trận:
Liệt kê các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình Ngữ văn 10, học kì II;
Chọn các nội dung cần đánh giá;
Thực hiện các bước thiết lập ma trận.
Xác định khung ma trận:

 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng

TN
TN
TL
TL

1. Tiếng Việt:Những yêu cầu sử dụng tiếng Việt, Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, Thực hành các phép tu từ: phép điệp, phép đối
C7
C6, 8, 10
C1 ( xác định các phép tu từ và hiệu quả nghệ thuật của các phép tu từ đó trong ngữ liệu cho sẵn )

5
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
0,25
2,5%
3
0,75
7,5%
1
2,0
20%

5
1,25
12,5%
2. Văn học: Văn bản văn học
C1,2,3,5,11,12



6
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
6
1,5
15%



6
1,5
15%
3. Làm văn: nghị luận văn học
C4,9


Nghị luận về một đoạn trích

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
2
0,5
5,0%


1
5,0
50%
2
5,5
55%
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
9
2,25
22,5%
3
0,75
7,5%
1
2,0
20%
1
5,0
50%
14
10,0
100%

IV.Đề thi:
Phần I: Trắc nghiệm khách quan ( 3 điểm)
	 Khoanh tròn vào đáp án đúng
Câu 1:	Nhận xét nào trong những nhận xét sau nói đúng nhất về mục đích ra đời của “ Bình Ngô đại cáo”?
Ca ngợi truyền thống anh hùng và những giá trị văn hoá của dân tộc.
Tố cáo tội ác xâm lược của giặc Minh.
Tổng kết toàn diện cuộc kháng chiến chống quân Minh
Cả 3 ý trên.
 Câu 2:	Ý nào sau đây không chính xác về công việc biên tập “ Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương?
Tập hợp chủ yếu các tài liệu sẵn có trong thư viện.
Phải nhặt nhạnh thêm ở giấy tàn, vách nát.
Phải tìm quanh hỏi khắp.
Thu lượm thêm thơ của các vị đang làm quan trong triều.
Câu 3:	Trong lịch sử, hình ảnh Trần Quốc Tuấn gắn với một câu nói rất nổi tiếng, ấy là khi quân giặc sang xâm lược, thế giặc rất mạnh, vua Trần dò ‎ý nên hàng? Ông đã dứt khoát tâu rằng: Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng.
	Hãy cho biết câu nói trên thể hiện rõ nhất điều gì?
Khí phách của một vị đại tướng quân.
Lòng tự trọng của Trần Quốc Tuấn.
Tinh thần xả nước vì dân.
Niềm tin chắc chắn có thể đẩy lùi quân giặc.
Câu 4:	“ Ngô Sĩ Liên chưa rõ năm sinh năm mất, người làng Chúc Lí, huyện Chương Đức nay là xã Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây. Ông từng tham gia khởi nghĩa Lam Sơn ( 1418- 1427), đỗ tiến sĩ năm 1442 dưới triều Lê Thái Tông, được cử vào viện Hàn lâm. Đến thời Lê Thánh Tông, ông giữ chức Hữu thị lang bộ Lễ, triều liệt đại phu kiêm Tư nghiệp Quốc Tử Giám, Tu soạn Quốc sử quán. Ông đã vâng mệnh Lê Thánh Tông biên soạn…”
 ( Sách Ngữ văn 10, tập II)
	Đoạn văn trích trên đây thuộc kiểu văn bản nào?
Văn biểu cảm.
Văn thuyết minh.
Văn tự sự.
Văn nghị luận.
 Câu 5:	Các thế lực ma quỉ, thần linh trong “ Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” phản ánh nội dung gì của thời đại Nguyễn Dữ?
Sự suy tàn của xã hội phong kiến.
Con người bị áp bức.
Nạn mê tín dị đoan.
Thế lực phong kiến cấu kết với thần quyền để hãm hại dân lành.
Câu 6:	Có mấy câu trong số các câu sau đây mắc lỗi?
Nó không đi xe đạp đi học được vì tai nó bị đau.
Anh ấy không chỉ là một vận động viên xuất sắc.
Công trình khoa học của anh đúng là một bông hoa đầy hương sắc.
Hoài Anh có cha là người Mĩ, còn mẹ là người Việt.
Không ai tin được nó lại có thể lối lại được chuyện đó.
Điểm ưu việt nhất của anh ta là sự tự nhiên.
Ba. C. Năm.
Bốn. D. Sáu
 Câu 7:	Để tạo ra tính hình tượng trong ngôn ngữ văn chương, nhà văn phải làm cách nào?
Sử dụng nhiều các từ tượng hình.
Phối hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ tự sự, miêu tả với biểu cảm.
Dùng nhiều các biện pháp tu từ.
Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 8:	Tác giả Nguyễn Du đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong câu thơ “ Biết bao bướm lả ong lơi”?
Sử dụng thành ngữ dân gian.
Sử dụng thành ngữ, đảo ngữ và nghệ thuật tách từ.
Sử dụng thành ngữ và nghệ thuật tách từ.
Sử dụng thành ngữ và đảo ngữ.
Câu 9: 	“ Dùng lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa giúp người đọc, người nghe hiểu rõ một hiện tượng, một vấn đề nào đó” là đặc điểm của thao tác nghị luận nào?
Chứng minh.
Diễn dịch.
Qui nạp.
Giải thích.
Câu 10:	“ Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
	Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”
	 ( Nguyễn Bỉnh Khiêm- Nhàn)
	Hai câu thơ trên sử dụng phép đối tu từ nào?
Đối từ vựng.
Đối ý.
Đối cú pháp, đối ý, đối từ vựng.
Đối cú pháp, đối từ vựng.
Câu 11:	Dòng nào dưới đây nhận xét không đúng về “ Chinh phụ ngâm”?
Cảm động trước nỗi đau của con người, nhất là của những người vợ lính trong chiến tranh là động lực để Đặng Trần Côn viết lên khúc ngâm xuất sắc này.
Khúc ngâm nói lên sự oán ghét chiến tranh phi nghĩa.
Khúc ngâm thể hiện tâm trạng khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi.
Khúc ngâm được viết theo thể thơ lục bát.
Câu 12: 	Nhân vật “ Khách” trong bài “ Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu là?
Người đã từng tham gia trận chiến năm xưa trên sông Bạch Đằng.
Người đã từ quan về ở ẩn.
Người ham thích ngao du để thoả mãn cái tráng chí của mình.
Người yêu thiên nhiên say đắm.
Phần II: Tự luận: ( 7 điểm)
Câu 1: ( 2 điểm)
	Cho hai câu sau đây:
 - Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.
 ( Tục ngữ)
 - Chị ngã, em nâng.
 ( Tục ngữ)
	Hãy xác định phép tu từ được sử dụng trong 2 câu tục ngữ trên và chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ đó?
Câu 2: ( 5 điểm)
	Qua đoạn trích “ Trao duyên” ( trích “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du), hãy phân tích sự thay đổi tâm trạng của Thuý Kiều sau khi trao kỉ vật cho Thuý Vân.

Hướng dẫn chấm
Phần trắc nghiệm khách quan ( 3 điểm)

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
A
D
B
D
C
C
B
D
C
D
C

Phần tự luận ( 7 điểm)
Câu 1: ( 2 điểm)
-	 Hai câu tục ngữ đã sử dụng phép đối. ( 1 điểm)
-	Hiệu quả nghệ thuật của phép đối trong 2 câu tục ngữ: tạo ra sự cân đối hài hoà, bổ sung ý nghĩa cho nhau giữa 2 vế. Đồng thời dễ thuộc, dễ nhớ phù hợp với việc truyền đạt kinh nghiệm trong cuộc sống. ( 1 điểm).
Câu 2: ( 5 điểm)
Về kĩ năng:
Biết cách làm một bài văn nghị luận văn học.
Bố cục bài viết rõ ràng.
Ngôn ngữ lưu loát, lập luận chặt chẽ, lôgic.
Về nội dung: cần phân tích được:
Sau khi trao kỉ vật cho Thuý Vân, Thuý Kiều coi như mình đã chết. Nàng ý thức được rằng hạnh phúc của mình thế là đã chấm dứt. Từ đây, ngôn ngữ trong lời thoại của Kiều gợi ra cuộc sống ở cõi âm, đầy ma mị.
Những từ ngữ và hình ảnh: cách mặt khuất lời, dạ đài, người thác oan, hồn, nát thân bồ liễu, hiu hiu gió….đã bộc lộ sâu sắc nỗi đau câm lặng của Thuý Kiều.
Ý thức được thân phận của mình, lời của Kiều là lời của một oan hồn. Tâm trạng của nàng đau đớn đến tột cùng. Nàng đã tự khóc cho mình. Đó là tiếng khóc cho thân phận.
Tự nhận mình là người phụ bạc, gọi tên người yêu trong cơn mê sảng, tuyệt vọng Kiều ngất đi.
Về nghệ thuật: cần làm nổi bật được:
Cách sử dụng từ ngữ khéo léo và tài tình của Nguyễn Du.
Miêu tả nội tâm nhân vật đặc sắc.
Hiệu quả của việc sử dụng phép đối, thành ngữ, câu hỏi tu từ…

File đính kèm:

  • docĐỀ KIỂM TRA THI HỌC KÌ II, MON NGU VAN 10 ( Hao).doc