Đề kiểm tra thi học kỳ 1 năm học 2013 - 2014 môn: ngữ văn, lớp 9

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 4459 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra thi học kỳ 1 năm học 2013 - 2014 môn: ngữ văn, lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT TP HẢI DƯƠNG

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Ngữ văn, lớp 9
Thời gian làm bài: 90 phút.
Đề bài gồm: 01 trang

Câu 1 ( 2 điểm) 
Kể tên các phương châm hội thoại đã học? Thành ngữ “ Nói nước đôi” liên quan đến phương châm hội thoại nào? Trình bày nội dung của phương châm hội thoại đó.
Câu 2 (2 điểm):
a) Chép theo trí nhớ bốn câu thơ nói lên nỗi nhớ cha mẹ của Thúy Kiều trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Truyện Kiều - Nguyễn Du).
b)Viết đoạn văn ngắn (từ 5 - 7 dòng) giới thiệu khái quát về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ đó.
Câu 3 ( 6 điểm)
 Dựa vào truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, hãy đóng vai nhân vật bé Thu để kể lại đoạn truyện miêu tả diễn biến tâm trạng và hành động của bé Thu trong những ngày anh Sáu về thăm nhà.

------------------ Hết ------------------





























PHÒNG GD&ĐT TP HẢI DƯƠNG

ĐỀ CHÍNH THỨC

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Ngữ văn, lớp 9
Hướng dẫn chấm gồm: 02 trang


Câu
Đáp án
Điểm
1 ( 1,5 điểm ) 
 * Các phương châm hội thoại đã học : Phương châm về lượng, phương châm cách thức, phương châm quan hệ, phương châm lịch sự, phương châm về chất
( Nếu thiếu một phương châm trừ 0,25 đ ) 
 * Thành ngữ “ Nói nước đôi” liên quan đến phương châm hội thoại cách thức 
Nội dung : Khi giao tiếp phải nói ngắn gọn, rõ ràng, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ
1,0



0,5

0,5

2 ( 2,5 điểm)
a. Chép đúng 4 câu thơ: “ Xót người .....vừa người ôm.” (Sai một lỗi trừ 0,25 điểm).
b. Viết đoạn văn ngắn (từ 5 - 7 dòng) giới thiệu khái quát về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ :
- Nội dung: Thúy Kiều day dứt, nhớ thương gia đình . Trong tình cảnh đáng thương, nỗi nhớ của nàng đi liền với tình thương - một biểu hiện của đức hi sinh, lòng vị tha, hiếu thảo rất đáng ca ngợi ở nhân vật này.
- Nghệ thuật: Miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại, ước lệ, điển cố.
Không viết thành đoạn trừ 0,5điểm.
0,5



1,0



0,5
















3 (6 điểm )
Yêu cầu về kĩ năng:
- Làm đúng kiểu bài tự sự về đoạn truyện miêu tả diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật bé Thu trong những ngày người cha được nghỉ phép thăm nhà với ngôi kể thứ nhất. Không lạc sang thể loại miêu tả, không nhầm ngôi kể.
- Bài viết xác định được đúng phạm vi đoạn truyện cần kể, có bố cục rõ ràng.
 Yêu cầu về kiến thức:
* Kiểu bài: Tự sự 
 * Nội dung: Học sinh kể câu chuyện theo ngôi kể thứ nhất khi đóng vai bé Thu- nhân vật kể chuyện. Có thể bộc lộ cảm xúc dựa trên tâm lý của nhân vật trong đoạn truyện. Không kể toàn bộ đoạn trích mà chỉ tập trung kể đoạn truyện trước và khi nhận ra ông Sáu là cha (những ngày ông Sáu nghỉ phép thăm nhà).
 * Hình thức: - Làm đúng đặc trưng của kiểu bài tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm, độc thoại nội tâm, nghị luận. 
- Bài viết có đủ bố cục 3 phần; trình bày khoa học, sạch sẽ; diễn đạt hay, viết chuẩn chính tả.

* Cụ thể: Kể theo trình tự:
- Thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận ra cha:
+ Tâm trạng ngờ vực, sợ hãi khi người đàn ông lạ có vết sẹo trên má gọi mình là con.
+ Sự lảng tránh, lạnh nhạt, xa cách, thậm chí hỗn láo, ương ngạnh khi ông Sáu muốn gần gũi, làm thân để bé Thu gọi một tiếng ba: gọi trống không; nhất định không chịu nhờ ông Sáu giúp chắt nước nồi cơm đang sôi; hất cái trứng cá mà ông gắp cho; cuối cùng bị ông Sáu tức giận đánh cho một cái thì không khóc, bỏ sang nhà ngoại, khi xuống xuồng còn cố ý khua dây cột xuồng kêu rổn rảng thật to, khóc và mách với bà ngoại, mẹ sang bảo về cũng không về.
- Thái độ và hành động của bé Thu khi nhận ra cha:
+ Trong đêm bỏ về nhà ngoại, được bà giải thích thì không ngủ được, ân hận, hối tiếc... vì đến lúc nhận ra cha thì cha lại ra đi.
+ Buổi sáng cuối cùng, trước khi ông Sáu phải lên đường, bé Thu đứng nhìn cha chào mọi người, trong lòng buồn...Khi ông Sáu chào từ biệt, bé Thu đã cất lên tiếng gọi ”ba” đầu tiên và chạy lại ôm ba, hôn ba cùng khắp: hôn tóc, hôn cổ, hôn cả vết thẹo dài trên má của ba, khóc lóc không muốn cho ba đi...
+ Người cha ra đi mang theo lời hứa mua cho bé Thu cây lược
* Bài làm phải có sự sáng tạo bằng những lời lẽ, từ ngữ của bản thân khi kể, tả; đặc biệt khi nhập vai để diễn tả cảm xúc, cảm nghĩ của nhân vật.
Biểu điểm:
- Điểm 6: Bài viết đúng thể loại, đúng phạm vi cần kể, đạt được các yêu cầu trên; văn viết linh hoạt, sáng tạo; không sai lỗi chính tả, trình bày sạch đẹp.
- Điểm 5-5,75: Bài viết đúng thể loại, đúng phạm vi cần kể, đạt được các yêu cầu trên; không sai lỗi chính tả, trình bày sạch đẹp.
- Điểm 4- 4,75: Bài viết đúng thể loại, đúng phạm vi cần kể, đạt được các yêu cầu trên; còn mắc vài lỗi chính tả, trình bày sạch đẹp.
- Điểm 3- 3,75: Bài viết đúng thể loại, đúng phạm vi cần kể, đạt được các yêu cầu trên; kể chưa được phong phú, sinh động, chưa thể hiện rõ vai trò của người kể, sai vài lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
- Điểm 2-2,75: Bài viết đúng thể loại, đủ ba phần, đúng phạm vi cần kể; kể chưa được phong phú, sinh động, chưa thể hiện rõ vai trò của người kể; ý còn sơ sài; mắc một số lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. 
- Điểm 1-1,75: Bài viết đúng thể loại, bố cục chưa rõ ràng; kể sơ sài, nhiều chỗ sa vào miêu tả hoặc biểu cảm, nhiều lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. Hoặc kể đúng truyện mà nhầm ngôi kể.
- Điểm 0: Bài viết không đúng thể loại, diễn đạt kém hoặc chỉ viết được 1, 2 dòng.



* Chú ý: Học sinh có thể làm cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.
------------------ Hết ------------------

File đính kèm:

  • docDe thi dap an HK I Ngu van 9.doc
Đề thi liên quan