Đề kiểm tra thi học kỳ II, lớp 11 ngữ văn (chương trình chuẩn) thời gian: 90 phút

doc6 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1862 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra thi học kỳ II, lớp 11 ngữ văn (chương trình chuẩn) thời gian: 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA THI HỌC KỲ II, LỚP 11
NGỮ VĂN (CT CHUẨN)

Thời gian: 90 phút

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:

1. Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình học kì 2, môn Ngữ văn 11 của học sinh.
2. Khảo sát, bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 11 học kì 2 theo 3 nội dung quan trọng: Văn học, Tiếng Việt, Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận.
Cụ thể: Đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau: 
- Nhớ được những kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm, thể loại các tác phẩm đã học.
- Hiểu và vận dụng các phạm vi kiến thức Tiếng Việt, Làm văn: 
- Vận dụng kiến thức văn học để giải quyết một vấn đề nghị luận văn học.

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
Trắc nghiệm kết hợp tự luận
Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm phần Trắc nghiệm trong 15 phút; phần Tự luận trong 75 phút.

III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
Liệt kê các Chuẩn KTKN của chương trình Ngữ văn 11, học kì 2;
Chọn các nội dung cần đánh giá;
Thực hiện các bước thiết lập ma trận.
Xác định khung ma trận:









 Mức độ 

 Chủ đề
Nhận biết

Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng

TN
TN
TN
TL


Tiếng Việt:
-Nghiã của câu.
-Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt

-Nhận biết được hai thành phần nghĩa của câu.
- Nhận biết được TV thuộc loại hình ngôn ngữ nào.





2 (c2,c11)



2

0,25



0,5
2.Văn học:
- Các tác phẩm VH trong chương trình NV 11- Kì II
- Nhận biết về tác phẩm……
- Thông hiểu về chủ đề của các tác phẩm……
- Hiểu nội dung tư tưởng, nt của các tác phẩm…..



3(c1,c7,c8)
2(c3,c6)
3(c5,c8,c12)

8

O,25
O,25
0,25

2,0
3. Làm văn:
- Thao tác lập luận bác bỏ.
- Tiểu sử tóm tắt.
- Nghị luận văn học
- Nhận biết về các bước viết TSTT.
-
- Hiểu cách thức lập luận bác bỏ tối ưu
- Lí giải nội dung của văn bản: “Tiếng mẹ đẻ- nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức”
- Nghị luận về một tác phẩm văn học


1
1
1
1
4

0,25
O,25
2,0
5,0
7,5


V. §Ò kiÓm tra
A. PhÇn 1: Tr¾c nghiÖm (3 ®iÓm)
Chọn phương án đúng cho mỗi câu hỏi sau:
 1/ Nghịch lý nào dưới đây không có trong bài “Bài thơ số 28”- của Tago?
	a	Em là nữ hoàng của Vương quốc nhưng không biết gì biên giới của nó.
	b	Trái tim anh như chính đời em, nhưng chẳng bao giờ em biết trọn vẹn.
	c	Nếu là viên ngọc, anh không đập vỡ nó làm trăm mảnh. 
	d	Anh không giấu điều gì, vì thế em không biết gì về anh. 
 2/ Câu thường có mấy thành phần nghĩa?
a. 1	b.2	c. 3	d.4
 3/ Chủ đề nào không có trong bài “Nhớ đồng” của Tố Hữu?
	a	Nhớ đồng ruộng 	b	Nhớ rừng	c	Nhớ người yêu 	d	Nhớ đồng bào 
 4/ Dòng nào sau đây không phải là cách thức lập luận bác bỏ tối ưu?
	a	Nêu được nguyên nhân của quan niệm sai lạc. 
 b Đề xuất được quan niệm đúng đắn.
	c	Áp đặt ý kiến cực đoan của bản thân. 	
 d	Phân tích được tác hại của quan niệm đó. 
 5/ VÎ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại nổi bật nhất trong bài thơ nào?
	a	Tương tư. 	b	Bài thơ số 28	c	Tôi yêu em d	Mộ (Chiều tối) 
 6/ Nhan đề "Người trong bao" của Sêkhốp có ý nghĩa gì?
	a	Người hèn nhát, bảo thủ và ích kỉ. 
 b Người thích chui vào bao	
 c Người sống ở trong bao 
 d Người thích sưu tập bao.
 7/ Trong đoạn trích “ Một thời đại trong thi ca”, “Tinh thần thơ mới” theo Hoài Thanh, là gì?
	a	Thời đại chữ ta 
 b Thời đại của cái tôi cá nhân 
 c Thời đại chữ tôi 
 d Thời đại chữ ta và chữ tôi 
 8/ Sau nhan đề “Vội vàng” Xuân Diệu có lời đề tặng nhà thơ nào?
	a	Lưu Trọng Lư 	b	Huy cận	c	Huy Thông	d	Vũ Đình Liên
 9/ Viết một bản tiểu sử tóm tắt không cần tuân thủ theo các bước nào? 
	a Lấy ý kiến đánh giá của những người xung quanh đối với cá nhân 
	b Thu thập và xử lí tài liệu
	c Giới thiệu khái quát thân thế, sự nghiệp, hoạt động xã hội, những đóng góp của người được giới thiệu.
	d	Xác định độ dài và nội dung chính
 10/ Đâu là nội dung chủ yếu trong bài "Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác" của Ăng-ghen?
	a Đề cao phong trào công nhân. 
 b Căm phÉn xã hội tư bản
	c Bày tỏ sự đau thương trước cái chết của Mác 
 d Khẳng định sự đóng góp của Mác cho nhân loại.
 11/ Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ nào?
a. Phân lập	b. Đơn lập 	c. Hòa kết
 12/ Trong đoạn trích “Tình yêu và thù hận” ( Trích “Rômê ô và Giu-li-ét” của Sếch-xpia), Rô mª« đã dùng những hình tượng thiên nhiên nào để so sánh với sắc đẹp của người yêu?
	a	Mặt trời và mặt trăng	 b Các vì sao	
 c	Mặt trời và các vì sao d Mặt trời

Phần II. Tự luận (7 điểm): 
Câu 1: (2 điểm) 
Trong tác phẩm “ Tiếng mẹ đẻ- nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức”, dựa trên cơ sở nào mà Nguyễn An Ninh đưa ra nhận ®Þnh Tiếng ViÖt không nghèo?
 Câu 2: (5 điểm) 
Cảm nhận của em về cảnh vật và con người trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử.




























SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: Ngữ Văn khối 11

Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm): Chọn mỗi câu đúng được 0,25 điểm

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
ĐA
c
b
c
c
d
a
c
d
a
d
b
c
	 
Phần II. Tự luận (7 điểm): 
Học sinh cần đáp ứng những yêu cầu sau:
Bài viết đủ ý, trình bày sạch đẹp, ít lỗi chính tả.
Bài viết thể hiện được sự cảm nhận sâu sắc về văn chương, có tính sáng tạo.
Câu 1. (2 điểm)
Học sinh cần trình bµy các ý sau: 
Ngôn từ thông dụng (Sinh hoạt, khẩu ngữ) Tiếng Việt rất phong phú (0,75 điểm)
Ngôn ngữ của Nguyễn Du giàu có (0,75 điểm)
Người viết có thể dịch các tác phẩm Trung Quốc sang Tiếng Việt cũng có thể sáng tác những tác phẩm văn học hay bằng Tiếng Việt (0,5 điểm)
Câu 2. (5 điểm)
* Më bài (0,5 điểm)
Giới thiệu hoàn cảnh ra đời, cảm hứng chủ đạo của bài thơ
* Thân bài (4,0 điểm)
Bài thơ có ba khổ, hai khổ đầu chủ yếu tả cảnh ngụ tình, khổ sau miêu tả người và bộc lộ cảm xúc
(0,25 điểm)
- Ở khổ thơ đầu (1,25 điểm): Cảnh và người hoà hợp trong màu xanh mướt của lá và sắc vàng của nắng mới lên, thấp thoáng sau màu xanh ấy là khuôn mặt chữ điền.
- Ở khổ thơ thứ hai (1,25 điẻm): Thiên nhiên được nhân cách hoá thể hiện sự tan tác chia lìa và sự ngóng đợi không hy vọng.
- Khổ thơ thứ ba (1,25 điểm): Xuất hiện con người nhưng không rõ nét về diện mạo. Tất cả chỉ trong màu hư ảo. Tứ thơ vừa diễn tả nổi khát khao nhập đời vừa cho thấy nỗi cô đơn của con người trước mênh mang trời đất sương khói.
* Kết luận. (0,5 điểm): Đánh giá thành công của Hàn Mặc Tử qua bài thơ.
















File đính kèm:

  • docDe KT HK II lop 11 ma tran.doc
Đề thi liên quan