Đề kiểm tra thi học kỳ II, môn ngữ văn , lớp 11(ct cơ bản) TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra thi học kỳ II, môn ngữ văn , lớp 11(ct cơ bản) TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc ĐỀ KIỂM TRA THI HỌC KỲ II, MÔN NGỮ VĂN , LỚP 11(CT CƠ BẢN) Thời gian: 90 phút SỞ GD & ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM 2011 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI: 11 – CT: CƠ BẢN Ngày kiểm tra: 12 tháng 5 năm 2011 Họ, tên thí sinh: ........................................... Thời gian làm bài: 90 phút SBD: ....................Lớp: ............................... Mã đề: 001, có: 02 trang và 15 câu TN PHẦN TRẮC NGHIỆM (03 điểm): Câu 1: Văn bản chính luận thời xưa không viết theo thể nào dưới đây ? A. Hịch B. Cáo C. Chiếu D. Phú Câu 2: Bài thơ Từ ấy viết về thời điểm nào trong cuộc đời Tố Hữu ? A. Khi vượt ngục thành công B. Khi bắt đầu tham gia hoạt động trong Đoàn Thanh niên Cộng sản ở Huế C. Khi được kết nạp vào Đảng Cộng sản D. Khi bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Thiên Câu 3: Dòng nào nói không đúng về đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận ? A. Tính công khai về quan điểm chính trị B. Tính công thức và không sử dụng các biện pháp tu từ C. Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận D. Tính truyền cảm, thuyết phục Câu 4: Bài thơ Hầu Trời trích trong tác phẩm nào của Tản Đà ? A. Khối tình con II B. Giấc mộng lớn C. Khối tình con I D. Còn chơi Câu 5: Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn văn sau ? Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy, gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. ( Hồ Chí Minh) A. Phép điệp, liệt kê B. So sánh, liệt kê C. Phép điệp, nhân hóa D. Ẩn dụ, so sánh Câu 6: Dòng nào nói không đúng về đặc điểm loại hình của tiếng Việt ? A. Từ không biến đổi hình thái B. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp C. Để biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau, từ thường phải biến đổi hình thái D. Ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ Câu 7: Câu thơ nào dưới đây có ý nghĩa giống với câu Há để càn khôn tự chuyển dời (Xuất dương lưu biệt ) ? A. Chí làm trai nam, bắc, tây, đông Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể ( Nguyễn Công Trứ) B. Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu ( Phạm Ngũ Lão) C. Làm trai cho đáng nên trai Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng ( Ca dao) D. Giang sơn còn tô vẽ mặt nam nhi Sinh thời thế phải xoay nên thời thế ( Phan Bội Châu) Câu 8: Hình ảnh sơn thôn thiếu nữ có ý nghĩa như thế nào trong bài thơ Chiều tối ? A. Sự xuất hiện hình ảnh con người quá nhỏ bé làm cho khung cảnh càng thêm lạnh lẽo, hoang vu B. Không có tác động gì đến khung cảnh C. Cảnh con người phải sống quanh quẩn, mờ nhạt nơi rừng núi khiến nhân vật trữ tình động lòng thương xót D. Vẻ đẹp của sự sống con người làm cho bức tranh chiều đang buồn bỗng trở nên tươi vui, ấm áp Câu 9: Trong đoạn trích Về luân lí xã hội ở nước ta, khi so sánh cái xã hội chủ nghĩa bên Âu châu với người bên ta về việc đấu tranh chống công quyền, tác giả đã tập trung so sánh điều gì trong các vấn đề sau ? A. Sự hiểu biết B. Sự công bằng C. Lòng dũng cảm D. Ý thức nghĩa vụ giữa người với người Câu 10: Dòng nào nói chính xác về sự ra đời của bài thơ Tràng giang ? A. Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1939 và cảm xúc được khơi gợi từ phong cảnh sông Hồng B. Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1938 và cảm xúc được khơi gợi từ phong cảnh sông Hồng C. Bài thơ được viết vào mùa đông năm 1939 và cảm xúc được khơi gợi từ phong cảnh sông Hồng D. Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1938 và cảm xúc được khơi gợi từ phong cảnh sông Lam Câu 11: Trong khổ thơ cuối của bài Tràng giang, nỗi buồn cô đơn được thể hiện trong hình ảnh đối lập nào ? A. Cánh chim nhỏ và bóng chiều sa B. Mây cao và núi bạc C. Con thuyền và dòng sông D. Mây và dòng sông Câu 12: Mạch cảm xúc vận động qua ba khổ thơ trong bài Đây thôn Vĩ Dạ là : A. Thiết tha mong đợi – mơ tưởng, hoài nghi – lo âu, khắc khoải B. Khát khao sống – hoài nghi, mặc cảm – mong ngóng, lo âu C. Ước ao, say đắm – mong ngóng, lo âu – mơ tưởng, hoài nghi D. Mơ tưởng, hy vọng – lo âu, khắc khoải – thiết tha, mong chờ Câu 13: Chọn câu trả lời chính xác về các thành phần nghĩa của câu ? A. Nghĩa sự việc và nghĩa hàm ẩn B. Nghĩa tình thái và nghĩa hàm ẩn C. Nghĩa tường minh và nghĩa sự việc D. Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái Câu 14: Tập thơ nào dưới đây không phải của Tố Hữu ? A. Từ ấy B. Đường ra trận C. Việt Bắc D. Máu và hoa Câu 15: Dùng hình ảnh nắng hạ và mặt trời chân lí để diễn tả lí tưởng Cách mạng trong bài thơ Từ ấy, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào ? A. Hoán dụ B. Ẩn dụ C. Nhân hóa D. So sánh PHẦN TỰ LUẬN (07 điểm): Dựa vào bài thơ Vội vàng, em hãy làm rõ quan niệm sống mới mẻ của Xuân Diệu. SỞ GD & ĐT BÌNH ĐỊNH ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 11 – CT CƠ BẢN TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2010-2011 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3điểm) Gồm có 15 câu, mỗi câu đúng được 0,2 điểm. CÂU 001 002 003 004 1 D B D C 2 C A A D 3 B D D B 4 D A A D 5 A D D A 6 C C B B 7 D D A C 8 D C C A 9 D B A B 10 A B C B 11 A C B A 12 C B B D 13 D B D C 14 B A C C 15 B A B D II. PHẦN TỰ LUẬN: (7điểm) Yêu cầu cần đạt: 1. Về kỹ năng: Học sinh biết cách viết một bài văn nghị luận về tác phẩm văn học có bố cục hợp lý, diễn đạt trôi chảy. 2. Về nội dung: Học sinh cần nêu được các ý sau: a. Trong quan niệm của Xuân Diệu, cuộc sống nơi trần thế vô cùng tươi đẹp và đầy ý nghĩa. Ông yêu tha thiết cuộc sống trần thế, tận hưởng vẻ đẹp của nó chứ không tìm về quá khứ hay mơ đến một chốn bồng lai, tiên cảnh nào. Trong con mắt nhà thơ, mùa xuân như một thiên đường trên mặt đất. b. Quan niệm mới mẻ của Xuân Diệu về thời gian và giá trị cuộc sống của mỗi con người. - Thời gian theo quan niệm của Xuân Diệu là thời gian tuyến tính, mất đi không bao giờ trở lại, hoàn toàn đối lập với quan niệm thời gian tuần hoàn của người xưa. - Mỗi khoảnh khắc của đời người trôi qua là mãi mãi. Thời gian trôi qua sẽ làm mất đi một phần cuộc sống, mất đi tuổi trẻ của con người. - Cách cảm nhận về thời gian như vậy xuất phát từ ý thức sâu xa về giá trị của sự sống mỗi cá nhân. Con người cần phải biết quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời mình. Phải sống thật có ý nghĩa. Đây là cơ sở sâu xa của thái độ sống vội vàng. c. Xuân Diệu ý thức được thời gian trôi chảy, đời người hữu hạn, tuổi trẻ một đi không trở lại, mà con người thì không thể níu giữ được thời gian nên phải sống vội vàng. Thái độ sống vội vàng của nhà thơ thể hiện ở những hành động vồ vập, chếnh choáng cùng cái tôi đầy ham muốn. - Sống vội vàng là phải khẩn trương, phải chạy đua với thời gian, phải tận hưởng vẻ đẹp của cuộc đời. Vội vàng là cách sống đến với hạnh phúc, sống cuộc đời có ý nghĩa trên trần thế. - Quan niệm mới mẻ của Xuân Diệu về thời gian, tuổi trẻ, hạnh phúc rất điển hình cho thời đại mới. Nó thể hiện một thái độ sống tích cực, thúc đẩy sự phát triển và những khát khao mãnh liệt của con người. B. Cách cho điểm: - Mở bài: 0,5 điểm; kết bài: 0,5 điểm. - Ý a: 1.5 điểm; ý b: 2 điểm; ý c: 2.5 điểm. - Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh diễn đạt sáng rõ, trôi chảy, ít mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp. ------------------Hết----------------- ----------------------------------------------- I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: 1. Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình học kì 2, môn Ngữ văn 11 của học sinh. 2. Khảo sát, bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 11, học kì 2 theo 3 nội dung quan trọng: Văn học, Tiếng Việt, Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức trắc nghiệm khách quan và tự luận. Cụ thể: Đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau: - Nhớ được những kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm, thể loại các tác phẩm đã học. - Hiểu và vận dụng các phạm vi kiến thức Tiếng Việt, Làm văn. - Vận dụng kiến thức văn học để giải quyết một vấn đề nghị luận văn học. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Trắc nghiệm kết hợp tự luận Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm phần Trắc nghiệm (3 điểm) trong 15 phút; phần Tự luận (7 điểm) trong 75 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN: Liệt kê các Chuẩn KTKN của chương trình Ngữ văn 11, học kì 2. Chọn các nội dung cần đánh giá. Thực hiện các bước thiết lập ma trận. Xác định khung ma trận: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng TN TN TN 1. Tiếng Việt: Nghĩa của câu. Phong cách ngôn ngữ chính luận. Đặc điểm loại hình của tiếng Việt. Phong cách ngôn ngữ chính luận. Các biện pháp tu từ. Số câu Số diểm, Tỉ lệ 2 (c 3, c 13) 2 (c 1, c 6) 2 (c 5, c 15) 7 0,4 0,4 0,4 1,2 đ = 12% 2.Văn học: - Văn bản văn học - Nhận biết về tác giả, xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của một tác phẩm văn học. - Hiểu về nội dung và nghệ thuật tác phẩm ; giải thích hình tượng nghệ thuật - Từ nội dung của tác phẩm, lí giải mạch cảm xúc, quan niệm sống và mục đích sáng tác của tác giả. Số câu Số diểm, Tỉ lệ 3 (c4, c10, c14) 3 (c2, c7, c11) 3 (c8, c9, c 12) 8 0,6 0,6 0,6 1,8 đ = 18% 3. Làm văn: - Nghị luận văn học TL TL TL TL Nhận biết về tác giả, tác phẩm. Hiểu được quan niệm sống của tác giả thể hiện qua nội dung và nghệ thuật tác phẩm . Biết chọn lọc và phân tích các dẫn chứng. Biết cách làm một bài nghị luận văn học có kết cấu chặt chẽ, hành văn sáng rõ, mạch lạc. Dựa vào bài thơ, phân tích quan niệm sống của tác giả một cách sâu sắc. Số câu Số diểm, Tỉ lệ 1 1 1đ 2đ 2đ 2đ 7 đ = 70 % Số câu Số diểm Tỉ lệ 5TN + TL 2 đ 20% 5TN + TL 3 đ 30% 5TN + TL 3 đ 30% TL 2đ 20% 15TN + 1TL 10 đ 100%
File đính kèm:
- De Van 11HK2S9.doc