Đề kiểm tra thi học sinh năng khiếu môn: Sinh học 7

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra thi học sinh năng khiếu môn: Sinh học 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra thi học sinh năng khiếu
Môn :sinh học 7
(thời gian 90 phút)
Đề bài
Câu 1. (2 điểm)
	a) Phân biệt hiện tượng thụ phấn với hiện tượng thụ tinh? Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh?
	b) Căn cứ vào đặc điểm nào để phân biệt hoa đơn tính và hoa lưỡng tính? Trong các loại hoa sau, những hoa nào là hoa đơn tính, những hoa nào là hoa lưỡng tính: hoa bưởi, hoa mướp, hoa bí đỏ, hoa dâm bụt, hoa dưa chuột, hoa cải.	
Câu 2.(2 điểm)
 Nêu trinh tự thao tác mổ giun đất? Khi mổ ĐVKXS cần lưu ý điều gì?
Câu 3. ( 1 điểm)
	Cho một số đại diện động vật sau:cá ngựa, cá cóc Tam đảo, giun kim, sán lá gan, cái ghẻ, cá sấu, cá voi, chẫu chàng, ốc sên, đồi mồi, dơi, lươn, vịt, cú mèo, rận nước, bạch tuộc, sán lông, giun móc câu, ve sầu.
	Hãy sắp xếp chúng vào các ngành hoặc các lớp động vật cho phù hợp.
Câu 4. ( 2,5 điểm)
	a) Hãy nêu sự tiến hoá về hệ thần kinh của các ngành động vật không xương sống?
	b) Đặc điểm chung của Giun đốt? Để nhận biết các đại diện của ngành Giun đốt ở trong thiên nhiên cần dựa vào đặc điểm cơ bản nào? Vai trò thực tiễn của giun đốt?	
Câu 5. ( 2,5 điểm)
	a) Hãy cho biết ếch có bị chết ngạt không nếu ta cho ếch vào một lọ đầy nước, đầu chúc xuống dưới? Từ kết quả thí nghiệm, em có thể rút ra kết luận gì về sự hô hấp của ếch?
	b) So sánh hệ tuần hoàn của Bò sát và Chim?
Đáp án chấm
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(2đ)
a) * Phân biệt thụ phấn với thụ tinh:
 - Sự thụ phấn: Hạt phán chỉ rơi dính trên đầu nhuỵ.
 - Sự thụ tinh: Hạt phấn có sự nẩy mầm để đưa tế bào sinh dục của hạt phấn vào kết hợp với tế bào sinh dục cái của noãn tạo hợp tử.
 * Quan hệ giữa thụ phấn với thụ tinh:
Sự thụ tinh chỉ xảy ra khi có sự thụ phấn và nẩy mầm của hạt phấn. Như vậy, thụ phấn là điều kiện của thụ tinh.
b) * Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa người ta phân biệt hoa đơn tính ( chỉ chứa nhị hoặc nhuỵ) và hoa lưỡng tính ( có chứa cả nhị và nhuỵ)
 * Hoa đơn tính: hoa mướp, hoa bí đỏ, hoa dưa chuột.
 * Hoa lưỡng tính: hoa bưởi, hoa dâm bụt, hoa cải.
0,5
0.5
0.5
0.25
0.25
Câu 2
(2đ)
A, Trình bày thao tác mổ giun đất
1, Rửa sạch đất ở cơ thể giun đất 
2, Làm chết giun đất bằng dung dịch hoạc hơi ete
3, Đặt giun năm sấp trên ván mổ,cố định đầu và đuôI băng 2 đinh ghim
4, Dung kẹp kéo da, dùng kéo cắt một đường dọc của lưng
5, Đổ ngập nước cơ thể của giun,dùng kẹp phanh thành cơ thể,dùng dao tách một khoang thành cơ thể
6, Phanh thành cơ thể đến đâu cắm ghim đến đó, dùng kéo cắt dọc cơ thể về phía đầu
B, Cần lưu ý khi mổ ĐVKXS 
- Mổ mặt lưng
- Gỡ nội quan trong khay mổ ngập nước
0.25
0,25
0.25
0.25
0,25
0.25
0,25
0,25
Câu 3
(1đ)
- Ngành Giun dẹp: sán lá gan, sán lông
- Ngành Giun tròn: giun kim, giun móc câu.
- Ngành Thân mềm: ốc sên, bạch tuộc.
- Ngành Chân khớp: cái ghẻ, rận nước, ve sầu.
- Lớp Cá: cá ngựa, lươn.
- Lớp ếch: cá cóc Tam đảo, chẫu chàng.
- Lớp Bò sát: cá sấu, đồi mồi.
- Lớp Chim: cú mèo, vịt
- Lớp Thú: cá voi, dơi
0.1
0.1
0.1
0.1
0.1
0.1
0.1
0.1
0.1
Câu 4
(2,5đ)
a) Sự tiến hoá về hệ thần kinh của các ngành động vật không xương sống:
- Từ chỗ hệ thần kinh chưa phân hoá( Động vật nguyên sinh)
Đến thần kinh hình mạng lưới ( Ruột khoang)
Tới chỗ hình chuỗi hạch với hạch não, hạch dưới hầu, chuỗi hạch bụng ( Giun đốt)
-Đến hình chuỗi với hạch não lớn, hạch dưới hầu, chuỗi hạch ngực và bụng ( Chân khớp)
b)
* Đặc điểm chung của Giun đốt: Cơ thể phân đốt, mỗi đốt đều có đôi chân bên, có khoang cơ thể chính thức.
* Để nhận biết các đại diện của ngành Giun đốt ở thiên nhiên cần dựa vào đặc điểm cơ bản: Cơ thể hình giun có phân đốt.
* Vai trò thực tiễn của giun đốt: đối với hệ sinh thái và con người ( cải tạo đất, làm thức ăn cho gia cầm...)
0.5
0,5
0.5
0.5
0,5
Câu 5
(2,5đ)
a) * Nếu ta cho ếch vào 1 lọ đầy nước, đầu chúc xuống dưới, ếch sẽ không bị chết ngạt.
 * Từ kết quả trên, ta có thể rút ra kết luận: ếch hô hấp bằng da là chủ yếu.
b) So sánh hệ tuần hoàn của Bò Sát và Chim:
* Giống:
- Đều gồm tim và các mạch máu ( động mạch, tĩnh mạch, mao mạch)
- Đều gồm hai vòng tuần hoàn máu
* Khác nhau
Bò sát
Chim
- Tim 3 ngăn ( 2 tâm nhĩ, 1 tâm thất), tâm thất có vách ngăn hụt
- Máu nuôi cơ thể là máu pha
- Tim 4 ngăn ( 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất)
- Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
0.5
0.5
0.5
0.5
0.25
0.25

File đính kèm:

  • docde dap an hs nang khie nx.doc
Đề thi liên quan