Đề kiểm tra thơ và truyện hiện đại môn : ngữ văn 9
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra thơ và truyện hiện đại môn : ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên : ………………………… Lớp: ……… ĐỀ KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI Môn : Ngữ văn 9 (Thời gian làm bài 45 phút) Tiết PPCT: 77 Ngày KT: PHẦN I: Khoanh tròn vào đáp án có câu trả lời đúng nhất Câu 1: Bài thơ “ Đồng chí ” được sáng tác vào năm nào? A. 1948 B. 1984 C. 1947 D. 1974 Câu 2: Bài thơ “ Đồng chí ” được viết theo thể thơ nào? A. Thất ngôn bát cú đường luật C. Lục bát B. Tự do D. Tám chữ Câu 3: Chủ đề của bài thơ “ Đồng chí” là gì? Ca ngợi tình đồng chí keo sơn gắn bó giữa những người lính cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp Tình đoàn kết găn bó giữa 2 anh bộ đội cách mạng Sự nghèo túng vất vả của những người nông dân mặc áo lính Vẻ đẹp của hình ảnh “đầu súng trăng treo” Câu 4: Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong câu “ Mặt trời đội biển nhô màu mới” ( Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận ) ? A. Nhân hóa B. So sánh C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 5: Bài thơ “Bếp lửa” là lời nhân vật nào và nói về ai? Nhân vật cháu, nói về người ông Nhân vật cháu, nói về người bà Nhân vật con, nói về người mẹ Nhân vật con, nói về người cha Câu 6: Trong dòng diễn biến của và sự việc, sự kiện để Nguyễn Duy bộc lộ cảm xúc và thể hiện chủ đề trong bài thơ “Ánh trăng” là: Hồi chiến tranh ở rừng C. Thình lình đèn điện tắt B. Từ hồi về thành phố D. Đột ngột vầng trăng tròn Câu 7: Trong “Lặng lẽ Sa Pa” là bức chân dung về nhân vật nào? Ông họa sĩ trên chuyến xe về với Sa Pa Anh thanh niên làm công tác khí tượng Cô kĩ sư trẻ Bác lái xe vui tính Câu 8: Ngôn ngữ và giọng điệu bài thơ “Tiểu đội xe không kính” được thể hiện như thế nào? Trữ tình, nhẹ nhàng và giàu tính lãng mạng Giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên và khỏe khoắn Giàu tính khoa học và thiết tha Mang tính ước lệ nhẹ nhàng và da diết Câu 9: Truyện ngắn “Làng” viết về đề tài gì? A. Người tri thức C. Người nông dân B. Người phụ nữ D. Người lính Câu 10: Văn bản “ Làng” ( Kim Lân) thuộc thể loại: A. Truyện ngắn. B. Hồi ký C. Tiểu thuyết D. Tùy bút Câu 11: Nối 1 nội dung ở cột A với 1 nội dung thích hợp ở cột B A B 1. Đồng chí a. Thể hiện cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về lao động 2. Đoàn thuyền đánh cá b. Vẻ đệp chân thực, giá trị của người lính cách mạng và tình đồng chí, đông đội của họ 3. Chiếc lược ngà c. Thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với người bà, với gia đình, quê hương, đất nước 4. Bếp lửa d. thể hiện 1 cách cảm động tình cảm cha con sâu nặng và cao đẹp, trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh Câu 12: Chọ từ thích hợp điền vào chỗ trống: Nghẹn ắng, nghẹn đắng, rân rân Nghẹn………ắng, nghẹn đắng rân rân. Cổ ông lão……………….hẳn lại, da mặt tê ……………….. ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. PHẦN II: Tự luận Câu 1: Chép theo trí nhớ khổ 1 bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. Câu 2: Phân tích vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long (trong khoảng từ 12 đến 15 dòng) ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: Phần Tự luận (5 điểm): 1) Mở bài (1 điểm): Giới thiệu tác phẩm và nhân vật. 2) Thân bài: (3 đểm): Say mê và có tinh thần trách nhiệm cao với nghề nghiệp thầm lặng mà rất cần thiết cho xã hội, nhân dân, đất nước. - Sôi nổi, yêu đời, vô tư, cởi mở, chân thành với mọi người, sống ngăn nắp khoa học - Khao khát đọc sách, ham học tập - Khiêm tốn, lịch sự và tế nhị. Quan tâm đến người khác. Yêu cầu: Phân tích chứng minh qua lời kể của bác lái xe. Lời kể, việc làm của anh thanh niên trong cuộc gặp ngắn ngủi với bác họa sĩ và cô kĩ sư. 3. Kết bài (1 điểm): Khẳng định vẻ đẹp trong lối sống, phấm chất của anh thanh niên. Bài học liên hệ với bản thân
File đính kèm:
- De KT tho va truyen hien dai Tiet 77.doc