Đề kiểm tra thực hành 1 tiết. môn: Công nghệ lớp 8
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra thực hành 1 tiết. môn: Công nghệ lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA THỰC HÀNH 1 TIẾT. Môn : Công nghệ lớp 8 Thời gian: 45 phút Câu 1: a.Cho sơ đồ trình tự tháo cụm trục trước (sau) xe đạp như sau : nắp nồi trái bi nồi trái Đai ốc vòng đệm đai ốc côn trục (Nắp chặn) Hãm côn Nắp nồi phải bi Nồi phải Hãy vẽ sơ đồ lắp cụm trục trước (sau) của xe đạp. b.Khi cụm trục trước (sau) bị đảo hoặc quá chặt, cần phải điều chính như thế nào ? Câu 2: a. Viết công thức tính tỉ số truyền của bộ truyền động đai và truyền động ăn khớp và thuyết minh các kí hiệu. b.Một bộ truyền động đai có đường kính của bánh dẫn và bánh bị dẫn lần lượt 10cm , 5cm . Bánh bị dẫn quay tốc độ 60 vòng / phút. Tính tỉ số truyền lí thuyết và tốc độ quay của bánh dẫn. ... ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1: (5 điểm). a. Sơ đồ lắp cụm trục trước (sau) của xe đạp: Nồi trái bi Nắp nồi Trái (nắp chăn) Trục Côn Đai ốc Vòng Đai Hãm côn đệm ốc Nồi phải Bi Nắp nồi phải b. Khi cụm trục trước (sau) của xe đạp bị đảo hoặc quá chặt không quay được ta cần điều chỉnh côn, chai ốc hãm côn, đai ốc. + Nếu bị đảo: Xiết chặt côn, đai ốc hãm côn, đai ốc. + Nếu quá chặt: Nối lỏng côn, đai ốc hãm côn. Câu 2: ( 5điểm) a.Công thức tỉ số truyền của bộ động đai và truyền động ăn khớp. - Công thức tỉ số truyền của bộ động đai: I = = = + nbd(n2) nd(n1) lần lượt là tốc độ quay của bánh bị dẫn, bánh dẫn. + n1, n2 lần lượt là đường kính của bánh dẫn, bánh bị dẫn. - Công thức tỉ số truyền của bộ truyền động ăn khớp. i = + n1, n2 lần lượt lần là số răng của bánh dẫn, bánh bị dẫn. b. Tỉ số truyền lí thuyết của bộ truyền động đai: i = = = 2 - Tốc độ quay của bánh dẫn: i = = = n1 = n2 x = 60 x = 30 vòng / phút. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn : Công nghệ lớp 8 Thời gian: 45 phút. A. Lý thuyết: (7 điểm). Câu 1 Thế nào là bản vẽ kĩ thuật ? Bản vẽ kĩ thuật dùng để làm gì? Câu 2: Thế nào là phép chiếu vuông gốc ? phép chiếu này dùng để làm gì ? Câu 3: Hình trụ được hình thành thư thế nào ? Nếu đặt mặt đáy của hình trụ song song với mặt phẳng chiếu cạnh, thì hình chiếu cạnh có dạng hình gì? B. Bài tập: (3 điểm). a. Thông số nào đặc trưng cho các bộ truyền chuyển động quay ? Lập công thức tính tỉ số của bộ truyền chuyển động và thuyết minh các ký hiệu. b. Đĩa xích của xe đạp có 50 răng, đĩa líp có 20 răng. Tính tỉ số truyền i và cho biết chi tiết nào quay nhanh hơn ? ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM A. Lý thuyết: (7 điểm). Câu 1: (2 điểm). - Bản đồ kỹ thuật (bản vẽ) trình bày các thông tin kỹ thuật dưới dạng các hình vẽ và các kí hiệu theo các quy tắc thống nhất và thường vẽ theo tỉ lệ . - Bản vẽ kỹ thuật được dùng trong tất cả quá trình sản xuất, từ chế tạo, lắp ráp, thi công đến vận hành, sửa chữa. Câu 2: ( 2điểm) - Phép chiếu vuông gốc là phép chiếu có các tia chiếu vuông gốc với mặt phẳng chiếu. Phép chiếu vuông gốc dùng để vẽ hình chiếu vuông gốc. Câu 3: (3 điểm) - Hình trụ được tạo thành khi quay hình chữ nhật quanh một cạnh cố định. - Nếu đặt mặt đáy của hình trụ song song với mặt phẳng chiếc cạnh, thì: + Hình chiếu đứng có dạng hình chủ nhật. + Hình chiếu cạnh có tác dạng hình tròn. B. Bài tập: (3 điểm). a. Thông số dặc trưng cho các bộ truyền chuyển động quay là tỉ số truyền i. - Công thức tính tỉ số của các bộ truyền chuyển động: i = = = + Đối với bộ truyền động đai. . n1 là tốc độ của bánh dẫn. . n2 là tốc độ của bánh bị dẫn. . D1 là đường kính của bánh dẫn. . D2 là đường kính của bánh bị dẫn. + Đối với bộ truyền động ăn khớp: . n1 là tốc độ của bánh dẫn. . n2 là tốc độ của bánh bị dẫn. . z1 là số răng của bánh dẫn. . z2 là số răng của bánh bị dẫn. b. Áp dụng công thức tính tỉ số truyền cho bộ truyền động ăn khớp ta có: I = = = = 2,5 n2 = 2,5n1. Như vậy đĩa líp quay nhanh hơn đĩa xích: Tốc độ đĩa líp gấp 2,5 lần tốc độ đĩa xích. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT. Môn: Công nghệ lớp 8 Thời gian: 45 phút Câu 1: Thế nào là phép chiếu vuông gốc ? phép chiếu này dùng để làm gì? Vẽ hình chiếu vuông gốc. Câu 2: Hãy nêu đặc điểm của hình chiếu của khối da diện. Câu 3: Ren được vẽ theo quy ước như thế nào ? Câu 4: Kể tên một số bản vẽ thường dùng và công dụng của chúng . ĐÁP ÁN Câu 1: (2 điểm) - Phép chiếu vuông gốc là phép chiếu có các tia chiếu vuông gốc với mặt phẳng hình chiếu. - Phép chiếu vuông gốc dùng để vẽ các hình chiếu vuông gốc. - Vẽ hình chiếu vuông gốc. B C A D B/ C/ A/ D/ Câu 2: (2 điểm). - Đặc điểm hình chiếu của khối đa diện. + Hình chiếu của khối đa diện thể hiện được hai trong ba kích thước: Chiều dài, chiều rộng và chiều cao của khối đa diện. Câu 3: Quy ước vẽ Ren: (3 điểm). - Ren nhìn thấy: + Đường đỉnh ren và đường giới hạn ren vẽ bằng nét liền đậm. + Đường đỉnh ren và đường nét liền mảnh và chân ren chỉ vẽ 3/4 vòng. - Ren bị che khuất: Các đường đỉnh ren, chân ren, giới hạn ren đều được vẽ bằng nét đứt. Câu 4: (3 điểm). * Một số bản vẽ thường dùng: - Bản vẽ chi tiết. + Bản vẽ chi tiết dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết máy. - Bản vẽ lắp: + Bản vẽ lắp là tài liệu kỹ thuật chủ yếu dùng trong thiết kế, lắp ráp và sử dụng sản phẩm. - Bản vẽ nhà: + Bản vẽ nhà được dùng trong thiết kế và thi công xây dựng ngôi nhà.
File đính kèm:
- BO DE CN 8(1).doc