Đề kiểm tra tiếng việt 45 phút

doc1 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1281 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra tiếng việt 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

đề kiểm tra tiếng Việt 1 tiết
Mã đề 01:


Câu 1(5,0đ): Hãy kể tên các phương châm hội thoại mà em đã được học? Trong đoạn truyện sau nhân vật bé Thu đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao có sự vi phạm đó?
	“Ông Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô an cơm”. Con bé cứ đứng im trong bếp mà nói vọng ra:
	- Cơm chín rồi!
	Ông cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo:
	- Con kêu rồi mà người ta không nghe.”
( Chiếc lợc ngà- Nguyễn Quang Sáng)
Câu 2(3,0đ): Trong quá trình phát triển của từ vựng, nghĩa của từ ngữ được phát triển dựa trên những phương thức chủ yếu nào? Trong hai câu thơ:
Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nớc non
 ( Nguyễn Du- Truyện Kiều)
Từ “xuân”trong câu thơ được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? và nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào?
Câu3(2,0đ): Viết đoạn văn ngắn có sử dụng cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp.
 


 đề kiểm tra tiếng Việt 1 tiết

Mã đề 02:

Câu 1( 5,0đ): Hãy kể tên các phương châm hội thoại mà em đã đợc học. Đọc truyện cười sau và nêu nhận xét cách hiểu từ ngữ của người vợ. Theo em phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ? Vì sao ?
	Chồng vừa ngồi xem bóng đá vừa nói:
	- Đội này chỉ có một chân sút, thành ra mấy lần bỏ lỡ cơ hội ghi bàn.
	Vợ nghe thấy thế liền than thở:
	- Rõ khổ! Có một chân thì còn chơi bóng làm gì cơ chứ?
Câu 2(3,0đ): Trong quá trình phát triển của từ vựng, số lượng từ tiếng Việt có sự phát triển bằng cách nào? Trong hai câu thơ:
Ngày xuân con én đa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sau mươi
 ( Nguyễn Du- Truyện Kiều)
Từ “xuân”trong câu thơ được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Vì sao?
Câu3(2,0đ): Viết đoạn văn ngắn có sử dụng cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp.

File đính kèm:

  • docde kiem tra 1 tiet van 9 ki 1.doc