Đề kiểm tra Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2010-2011 - Trường Tiểu học Sông Mây
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2010-2011 - Trường Tiểu học Sông Mây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/ ĐỌC THẦM: (30 phút) Nét đẹp Cửa Tùng ../4đ Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi, chính là Cửa Tùng. Cửa Tùng có ba nét đẹp, đó là : bãi cát, nước biển và bờ biển. Bãi cát Cửa Tùng được ca ngợi là "Bà chuá của các bãi tắm". Bãi cát vàng, cát trắng sạch bong, phẳng lì. Sóng lặng. Không có đá ngầm, không có độ sâu đột xuất. Người tắm mát, an tâm bình yên, nhất là đàn bà, trẻ con. Suốt ngày hè, bãi cát Cửa Tùng chan hoà nắng vàng rực rỡ. Nét đẹp thứ hai của Cửa Tùng là nước biển có sắc màu lý tưởng, biến đổi trong ngày. Nước biển "nhuốm màu hồng nhạt lúc bình minh", khi mặt trời như "chiếc thau đồng đỏ ối" chiếu xuống mặt biển. Lúc ban trưa nước biển xanh lơ. Và lúc chiều tà, nước biển Cửa Tùng đổi sang màu xanh lục. Nét đẹp thứ ba của Cửa Tùng là bờ biển. Người xưa đã so sánh nó "giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển" Theo Thuỵ Chương Học sinh đọc thầm bài Tập đọc trên để trả lời câu hỏi và thực hiện các bài tập sau : A. TRẢ LỜI CÂU HỎI (khoanh tròn chữ cái trước ý đúng nhất) 1. Bãi cát Cửa Tùng được ca ngợi là : a) Bà chúa của các bờ biển b) Bà chúa của các bãi tắm c) Bà hoàng của các bãi tắm 2. Sắc màu lý tưởng của nước biển Cửa Tùng trong ngày được thay đổi như thế nào ? a) Sáng đỏ ối, trưa xanh lơ, chiều xanh lục b) Sáng hồng nhạt, trưa xanh lơ, chiều vàng sẫm c) Sáng hồng nhạt, trưa xanh lơ, chiều xanh lục B. BÀI TẬP: 3/ Hãy viết tên hai nước mà em biết: ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ ǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮǮ 4/ Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “bằng gì” trong các câu sau: a) Ếch thở bằng da. b) Chị đã thuyết phục em bằng lời lẽ dịu dàng nhưng sắc bén của mình. 5/ Trong các câu sau, câu nào có sử dụng phép nhân hoá ? a. Những đám mây trắng chầm chậm trôi trên bầu trời cao vút. b. Giờ tan trường, học sinh từ các lớp ùa ra như đàn ong vỡ tổ. c. Những chú cò khoác trên mình chiếc áo trắng tinh đang lần lượt bay về tổ. 6/ Điền câu thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau: Lu Lu và Miu Miu luôn tranh cãi đánh lộn với nhau về việc cô chủ thương ai hơn Cô chủ liền đeo cho Miu Miu và Lu Lu hai cái chuông y hệt nhau và nói - Hai em đừng cãi nhau nữa tình cảm của chị dành cho hai em như hai chiếc chuông này. Phần đọc tiếng ( 6 đ) GV cho HS bốc thăm đọc một đoạn văn khoảng 65 tiếng/phút của một trong những bài sau đây và trả lời 1 câu hỏi do GV nêu về nội dung đã đọc. Lưu ý ghi nhận lỗi sai của HS vào ô nhận xét , nhận xét và công bố điểm sau khi mỗi HS đọc xong cho cả lớp nghe. 1.Cuộc chạy đua trong rừng- SGK / trang 80 Đoạn 1: Ngựa con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào? (Chú sửa soạn không biết chán, mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo để thấy hình ảnh của mình hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt, mà quên đi mất những việc cần thiết cho một cuộc chạy đua) Đoạn 2: Ngựa cha khuyên nhủ con điều gì? ( Ngựa cha khuyên nhủ con là phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng, đây là điều cần thiết cho cuộc chạy đua hơn là bộ đồ đẹp) 2. Buổi học thể dục - SGK / trang 89 Đoạn 1: Các bạn trong lớp thực hiện bài thể dục như thế nào?(Đê – rốt – xi và cô – rét – ti leo như hai con khỉ. Xtac- đi thở hồng hộc , mặt đỏ như chú gà tây. Ga – rô – nê leo dễ như không , tưởng chừng cậu có thể vác thêm một người nữa trên vai vì cậu khỏe như con bò mộng) Đoạn 2: Vì sao Nen – li được miễn tập thể dục?( Nen – li được miễn tập thể dục vì cậu bị tật từ nhỏ - bị gù) 3. Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục- SGK / trang 94 Câu 1: Sức khỏe cần thiết như thế nào trong xây dựng và bảo vệ Tổ quôc ? (Sức khỏe giúp giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe thì mới thành công) Câu 2: Vì sao tập thể dục là bổn phận của mỗi người yêu nước?( Vì mỗi người dân yếu ớt tức là cả nước yều ớt. Mỗi một người dân mạnh khỏe là cả nước mạnh khỏe) 4. Người đi săn và con vượn - SGK / trang 113 Đoạn 1: Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn ? (tài săn bắn của bác thợ săn:con thú nào không may gặp bác thì hôm ấy coi như ngày tận số) Đoạn 2: Cái nhìn căm giận của vượn mẹ nói lên điều gì? (Nó căm ghét người thợ săn độc ác /) 5. Cóc kiện trời- SGK / trang 122,123 Đoạn 1: Vì sao Cóc phải lên kiện trời? ( Vì trời lâu ngày không mưa cho nên hạ giới bị hạn hán, ruộng đồng nứt nẻ, cây cỏ trụi trơ, muôn loài sắp khát khô cả họng) Đoạn 2: Cóc sắp xếp đội ngũ thế nào trước khi đánh trống?( Cua bò vào chum nước. Ong đợi sau cánh cửa. Cáo, Gấu, Cọp nấp ở hai bên) Hướng dẫn kiểm tra 1/ Đọc đúng tiếng, từ : 3 điểm Đọc sai từ 1 – 2 tiếng: 2,5đ Đọc sai từ 3 – 4 tiếng: 2đ Đọc sai từ 5 – 6 tiếng: 1,5đ Đọc sai từ 7 – 8 tiếng: 1đ Đọc sai từ 9 – 10 tiếng: 0,5đ Đọc sai trên 10 tiếng: 0 đ 2/ Ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 đ Không ngắt, nghỉ hơi đúng ở 1- 2 dấu câu: 0,5đ Không ngắt, nghỉ hơi đúng trên 3 dấu câu: 0đ : 3/ Tốc độ đọc: 1 phút : 1 đ - Đọc vượt 1 - 2 phút : 0,5 đ - Đọc vượt 2 phút (đánh vần): 0 đ 4/ Trả lời đúng câu hỏi : 1 đ Trả lời chưa đầy đủ, trả lời không tròn câu : 0,5 đ Trả lời sai : : 0 đ Hướng dẫn chấm Đọc hiểu : 4đ Câu 1: 0,5 đ. b Câu 2: 0,5 đ. c Câu 3: 1đ . Viết đúng chính tả tên mỗi nước được 0,5 đ. Viết đúng tên nhưng không viết hoa được 0,25 đ/1 tên. Câu 4: 0,5đ. gạch đúng bộ phận trả lời câu hỏi ”bằng gì” được 0,25 đ/1 câu Câu 5: 0,5 đ . c , Câu 6: 1 đ. Mỗi dấu câu đúng được 0,25 đ. , : . Lu Lu và Miu Miu luôn tranh cãi đánh lộn với nhau về việc cô chủ thương ai hơn Cô chủ liền đeo cho Miu Miu và Lu Lu hai cái chuông y hệt nhau và nói - Hai em đừng cãi nhau nữa tình cảm của chị dành cho hai em như hai chiếc chuông này. TRƯỜNG TH SÔNG MÂY KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ 2 Năm học 2010 – 2011 LỚP 3 MÔN TIẾNG VIỆT – KIỂM TRA VIẾT LỚP 3 1. Chính tả (15 phút): Buổi học thể dục Thầy giáo nói: “ Giỏi lắm ! Thôi, con xuống đi!” Nhưng Nen – li còn muốn đứng lên cái xà như những người khác. Sau vài lần cố gắng, cậu đặt được hai khuỷu tay, rồi hai đầu gối, cuối cùng là hai bàn chân lên xà. Thế là cậu đứng thẳng người lên, thở dốc, nhưng nét mặt rạng rỡ vẻ chiến thắng, nhìn xuống chúng tôi. 2. Tập làm văn (30 phút): Đề bài: Tập làm văn : ( 5 điểm) Kể lại một trận thi đấu thể thao Gợi ý : Đó là môn thể thao nào ? Em tham gia hay chỉ xem thi đấu ? Buổi thi đấu được tổ chức ở đâu ? Tổ chức khi nào ? Em cùng xem với những ai ? Buổi thi đấu diễn ra như thế nào ? Kết quả thi đấu ra sao ? Hướng dẫn chấm Tiếng Việt lớp 3 1.Chính tả : 5 đ Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ được 5 đ. Sai mỗi lỗi trừ 0,5 đ (sai phụ âm đầu, vần, thanh hoặc không viết hoa đúng quy định). Những chữ sai giống nhau chỉ trừ điểm một lần. Chữ viết không rõ ràng, sai lẫn độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày không sạch sẽ trừ 0, 5 – 1 đ toàn bài 2. Tập làm văn : 5 đ a) Yêu cầu : - Viết đúng bài văn khoảng 5 – 7 dòng kể về trận thi đấu thể thao - Câu văn mạch lạc, dùng từ chính xác, không sai ngữ pháp, chính tả. b) Biểu điểm : (có thể cho điểm lẻ 0,25 đ, 0,75đ) - Điểm 4,5 - 5: Học sinh thực hiện tốt các yêu cầu. Lời lẽ gãy gọn, diễn đạt mạch lạc, thể hiện được tình cảm riêng. Có sáng tạo trong cách viết. Lỗi chung không đáng kể - Điểm 3,5 - 4: Có thực hiện các yêu cầu nhưng lời lẽ còn khuôn sáo, liên kết câu chưa chặt chẽ, - Điểm 2, 5 - 3: Thực hiện yêu cầu ở mức trung bình. Kể chung chung, các ý diễn đạt rời rạc. - Điểm 1,5 - 2: Thực hiện chưa đầy đủ các yêu cầu, chỉ mới viết được vài câu nhưng đủ ý. - Điểm 0,5 - 1: Bài viết sai quá nhiều lỗi chính tả hoặc lạc đề.
File đính kèm:
- thi hoc ki 1.doc