Đề kiểm tra tiếng việt lớp 9 năm học 2013-2014 môn ngữ văn. tiết 75
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra tiếng việt lớp 9 năm học 2013-2014 môn ngữ văn. tiết 75, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ma trận đề. UBND HUYỆN KIẾN THỤY ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT LỚP 9 TRƯỜNG THCS ĐOÀN XÁ NĂM HỌC 2013-2014 Mã đề: V9-ĐK5- ĐOÀN XÁ-2013 MÔN NGỮ VĂN. TIẾT 75 - Thời gian làm bài : 45 phút (TN+TL) - Người ra đề: Nguyễn Thị Như Hoa Tên chủ đề Mức độ Cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TN TL TN TL Thấp Cao 1. Phương châm hội thoại Chuẩn KT-KN cần kiểm tra Khái niệm Số câu 1 1 Số điểm 1 1 2. Lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp. Chuẩn KT-KN cần kiểm tra Phân biệt lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp Số câu 1 1 Số điểm 2 2 3. Phép tu từ Chuẩn KT-KN cần kiểm tra Nhận biết phép tu từ, phân tích tác dụng. Số câu 1 1 Số điểm 5 5 4. Các đơn vị kiển thức khác: Sự phát triển của từ vựng, Chữa lỗi dùng từ, Nghĩa của từ, Từ láy, Thuật ngữ, Trường từ vựng, Thành ngữ Chuẩn KT-KN cần kiểm tra Đặc điểm Số câu 1 1 Số điểm 2 2 Tổng Số câu 2 1 1 4 Số điểm 3 2 5 10 B - Đề bài: UBND HUYỆN KIẾN THỤY ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT LỚP 9 TRƯỜNG THCS ĐOÀN XÁ NĂM HỌC 2013-2014 Mã đề: V9-ĐK5- ĐOÀN XÁ-2013 MÔN NGỮ VĂN. TIẾT 75 - Thời gian làm bài : 45 phút (TN+TL) - Người ra đề: Nguyễn Thị Như Hoa I. Phần trắc nghiệm (2 câu, 3 điểm, làm bài trong thời gian 15 phút) Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng( 2 điểm) a, Đặc điểm nào không thuộc về thuật ngữ? A. biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ. B. Tính biểu cảm cao. C. Tính chính xác cao. D. Tính hệ thống, quốc tế. b, Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy ? A. Thình lình. B. Đèn điện. C. Vành vạnh. D. Rưng rưng. c, Trong các dòng sau, dòng nào là thành ngữ? A. Cá không ăn muối cá ươn. C. Nước mắt cá sấu. B. Con hơn cha là nhà có phúc. D. Uống nước nhớ nguồn. d, Nói “một chữ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý” là nói đến hiện tượng gì trong từ vựng? A. Hiện tượng nhiều nghĩa của từ. B. Hiện tượng đồng âm của từ. C. Hiện tượng đồng nghĩa của từ. D. Hiện tượng trái nghĩa của từ. e, Trong các câu sau, câu nào sai về cách dùng từ? A.Truyện Kiều là một tuyệt tác văn học bằng chữ Nôm của Nguyễn Du. B.Ba tôi là người chuyên nghiên cứu những hồ sơ tuyệt mật. C.Khủng long là loại động vật bị tuyệt tự. D.Cô ấy có vẻ đẹp tuyệt trần. f, Câu: Nó là một cây tiếu lâm của lớp Từ cây trong câu trên dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? A. Nghĩa gốc. B. Nghĩa chuyển. g, Cụm từ “nô nức yến anh” trong câu thơ “Gần xa nô nức yến anh” sử dụng phép tu từ gì? A. Ẩn dụ. B. Nhân hoá. C. Hoán dụ. D. Liệt kê. h, Dòng nào có những từ không cùng trường từ vựng? A. Vận động viên, trọng tài, sân bãi, huấn luyện viên, kỉ lục. B. Nhà trường, chương trình, giáo vên, học sinh, hiệu trưởng. C. Gió mùa, nhiệt độ, độ ẩm, rét hại, áp thấp, mưa phùn. D. Phương tiện, xe, xe đạp, bánh xe, nan hoa, bàn ghế. Câu 2: Nối nội dung ở cột A với nội dung thích hợp ở cột B để có được những nhận định đúng về các phương châm hội thoại.(1 điểm) A Nối B 1.Phương châm về lượng a. Nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ, gây khó hiểu. 2. Phương châm về chất. b. Khi nói cần tế nhị và tôn trọng người khác. 3, Phương châm cách thức c. Không nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật hoặc không có bằng chứng xác thực. 4, Phương châm quan hệ d. Nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa. 5, Phương châm lịch sự đ. Khi nói cần diễn đạt một mạch, nói khi nào hết ý của mình, kể cả dài dòng mới thôi. e.Cần nói vào đúng đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. II. Phần tự luận (2 câu, 7 điểm, làm bài trong thời gian 30 phút) Câu 3: (2 điểm) Phân biệt lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp. Câu 4: (5 điểm) Xác định và phân tích tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng. ( Nguyễn Khoa Điềm - Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ) C. Đáp án - Biểu điểm: UBND HUYỆN KIẾN THỤY ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT LỚP 9 TRƯỜNG THCS ĐOÀN XÁ NĂM HỌC 2012-2013 Mã đề: V9-ĐK5- ĐOÀN XÁ-2012 MÔN NGỮ VĂN. TIẾT 75 - Thời gian làm bài : 45 phút (TN+TL) - Người ra đề: Nguyễn Thị Như Hoa Phần I: Phần trắc nghiệm (3 điểm). Câu 1 (2 điểm): Mỗi ý đúng: 0,25 điểm. Câu 1 a b c d e f g h Đáp án A B C A C B A D Câu 2 (1 điểm): Mỗi ý đúng: 0,25 điểm. 1 nối với d; 2 nối với c; 3 nối với a; 4 nối với e; 5 nối với b Phần II: Phần tự luận( 7 điểm). Câu Đáp án Điểm 3 Phân biệt được lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp: - Giống nhau: 0,5 điểm + Cùng dẫn lại lời của người, nhân vật khác trong lời người dẫn. - Khác nhau: 1,5 điểm + Dẫn trực tiếp: Nhắc lại nguyên văn lời nói, ý nghĩ của người hoặc nhân vật, lời dẫn trực tiếp được đặt sau dấu hai chấm và trong dấu ngoặc kép ( hoặc sau dấu hai chấm và dấu gạch đầu dòng, nếu là đoạn hội thoại ) + Dẫn gián tiếp: Thuật lại lời nói, ý nghĩ của người hoặc nhân vật, không cần nguyên văn ( chỉ cần đúng ý ), có sự điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp không đặt sau dấu hai chấm và không đặt trong dấu ngoặc kép, có thể thêm rằng, là vào trước lời dẫn gián tiếp. 2 điểm 4 - Xác định đúng phép tu từ trong hai câu thơ: 1 điểm + Phép tu từ ẩn dụ: mặt trời - em Cu Tai - Nêu tác dụng của phép tu từ: 4 điểm + Hình ảnh mặt trời ở câu thơ thứ hai là một phép tu từ ẩn dụ. Em Cu Tai được ngầm so sánh với mạt trời. Người mẹ đã coi em bé như mặt trời, chứng tỏ lòng yêu con ở người mẹ Tà - ôi là vô hạn. Người mẹ đang mong đợi ở em rất nhiều. Em bé trở lên tỏa sáng, rực rỡ và quan trọng như mặt trời. Em chính là nguồn sáng, là lẽ sống, là niềm vui, là hạnh phúc, là hi vọng, là cuộc sống của mẹ ... Phép ẩn dụ đã làm bật lên tất cả những hi vọng lớn lao và tình yêu thương con vô hạn của người mẹ Tà-ôi... 5 điểm
File đính kèm:
- de KT ngu van 9 DK 5 co ma tran dap an.doc