Đề kiểm tra tiếng việt thời gian: 1 tiết

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1254 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra tiếng việt thời gian: 1 tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngữ văn 9- Tuần 15
tiết 75: đề kiểm tra tiếng Việt
Thời gian: 45 phút
Ma trận
Nội dung
Nhận biết
Thụng hiểu
Vận dụng
Tổng

TN
TL
TN
TL
TN
TL

1. Phương chõm hội thoại
Khụng tuõn thủ PCHT
Vi phạmPCHT

Vỡ sao vi phạm

Hiểu bà ntn?


1 cõu: 0.25
Câu 1: 0.5

Câu 1: 0.5

Câu 1: 1
2.25
2. Phộp tu từ
Ẩn dụ
Từ “giú,trăng”

nghệ thuật đối

PT rừ tỏc dụng PTT


1 cõu: 0.25
Câu 2: 0.5

Câu 2:
0.5

Câu 2: 3.5
4.75
3. Từ Hán Việt
Khụng phải từ HV







1 cõu: 0.25





0.25
4. Từ ngữ xưng hô
không phải là từ ngữ xưng hô 







1 cõu: 0.25





0.25
5. Từ ngữ địa phương


phương ngữ Nam Bộ







1 cõu 0.25



0.25
6. Từ tượng thanh
Từ nào..







1 cõu: 0.25





0.25
7. Kiểu cõu
Kiểu cõu nào







1 cõu: 0.25





0.25
8. Lời dẫn trực tiếp, LD giỏn tiếp


làlời dẫn gián tiếp.Đúng hay sai?








1 cõu 0.25



0.25
9. Đoạn văn phõn tớch BP tu từ

Hỡnh thức

Diễn đạt





Câu 2
0.5

Câu 2
1.0


1.5
 Tổng
6 cõu
1.5 
Câu 1+2
1.25
2cõu
0.5
Câu 1+2
2.25

Câu1+2
4.5
10.0
I. Phần trắc nghiệm:2 điểm
Câu 1. Nhận định nào không phải là nguyên nhân của các trường hợp không tuân thủ các phương châm hội thoại?
 	A. Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp.
 	B. Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
 	C. Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
 	D. Người nói nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp. 
Câu 2. Dòng nào có chứa từ ngữ không phải là từ ngữ xưng hô trong hội thoại?
 A. Ông, bà, bố, mẹ, chú, bác, cô, dì, dượng, mợ. 
 B. Chúng tôi, chúng ta, chúng em, chúng nó.
 C. Anh, chị, bạn, cậu, con người, chúng sinh.
 D. Thầy, con, em, cháu, tôi, ta, tín chủ, ngài, trẫm.
Câu 3: Trong các từ cùng chỉ một loại cá sau, từ nào là phương ngữ Nam Bộ?
 A. Cá lóc B. Cá quả C. Cá tràu D. Cá chuối
Câu 4: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù” là câu gì?
 A.Câu đơn B. Câu đặc biệt C.Câu ghép D. Câu rút gọn
Câu 5: Thành phần gạch chân trong câu: “ Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây…”, cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại vang dội lên trong tâm trí ông. là lời dẫn gián tiếp . Đúng hay sai?
 A.Đúng B. Sai
Câu 6:Từ nào sau đây không phải là từ Hán Việt?
 A.tản cư B. đè nén C. kháng chiến D. minh oan
Câu 7: Từ nào dưới đâylà từ tượng thanh?
 A.kiêu hãnh B. xa xăm C. bôm bốp D. lộn xộn
Câu 8: Câu thơ “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
 Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng” sử dụng phép tu từ nào?
 A. hoán dụ B. ẩn dụ C. so sánh D. nhân hóa
Phần II: Tự luận: 8điểm
Câu 1: (2 điểm )
 Cho đoạn thơ sau:
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“ Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
 (Bếp lửa- Bằng Việt)
Trong lời dặn cháu, người bà đã cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao bà lại dặn vậy? Qua đó, em hiểu bà là người như thế nào?
Câu 2: ( 6 điểm)
Viết đoạn văn phân tích tác dụng của phép tu từ trong hai câu thơ sau: 
 “ Thuyền ta lái gió với buồm trăng
 Lướt giữa mây cao với biển bằng”
 ( “Đoàn thuyền đánh cá”, Huy Cận)
 


đáp án - biểu điểm 
I. Phần trắc nghiệm (2 điểm):

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
C
A
D
B
B
C
B

II. Tự luận (8 điểm):
Câu 1 (2 điểm): 
- Người bà đã cố ý vi phạm phương châm về chất. ( 0.5 đ).
- Vì bà muốn bố không phải lo lắng, không vướng bận chuyện ở nhà ,yên tâm mà đánh giặc. Đồng thời ,qua đó, bà giáo dục tinh thần tự chủ,lòng can đảm cho một công dân tương lai. ( 1điểm) 
- Qua lời dặn ấy, người bà hiện lên với phẩm chất cao đẹp: giàu đức hi sinh, trở thành điểm tựa, hậu phương vững chắc cho tiền tuyến đánh giặc. ( 0.5 đ).
Câu 2 (6 điểm):
Đoạn văn của học sinh phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
a. Hình thức: Viết đúng hình thức đoạn văn; diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ; chữ viết rõ ràng, không tẩy xóa và không mắc các lỗi (1. 5 điểm).
b. Nội dung: 
- Giới thiệu và chỉ rõ được phép tu từ: ( 1điểm)
+ ẩn dụ: “gió” làm lái, “trăng” làm buồm đẩy con thuyền lướt sóng giữa khơi xa.
 + Nghệ thuật đối : mây cao- biển bằng.

- Phân tích được tác dụng của phép tu từ: (3.5 điểm).
 + Khắc họa hỡnh ảnh con thuyền kĩ vĩ, khổng lồ.
+ Khớ thế lao động hăng say,hứng khởi của con người lao động mới ngang tầm, hũa nhập với kớch thước rộng lớn,bao la của vũ trụ….
+ Ca ngợi con người lao động mới: làm chủ cuộc đời, làm chủ biển khơi.
 + Nổi bật cảm hứng sáng tác của Huy Cận sau cách mạng tháng Tám: thiên nhiên tươi sáng,khoáng đạt,con người mạnh mẽ, tự tin trong tư thế của người làm chủ cuộc đời…


Xác nhận của BGH Người ra đề

	

 Nguyễn Thị Lương





File đính kèm:

  • docBai KTTV 1314.doc
Đề thi liên quan