Đề kiểm tra Tiếng Việt Tiết 66
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Tiếng Việt Tiết 66, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIÊT. Tiết 66 I.Phần trắc nghiệm:(4 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời bằng cách khoanh tròn đáp án đúng : “ ... Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường” Trích “Những ngày thơ ấu”-Nguyên Hồng. 1.Các từ: đùi, đầu, cánh tay, miệng, da. thuộc trường từ vựng: a.Khuôn mặt b.Cơ thể c.Chân d.Tất cả đều đúng. 2.Nghĩa rộng của các từ trên là: a.Một số bộ phận trên cơ thể con người. b.Những bộ phận thuộc chi trên của người. c.Những bộ phận thuộc chi dưới của người. d. Chỉ bộ phận đầu củ con người. 3.Trong các từ sau, từ nào là từ tượng hình? a. Cánh tay b.Da thịt c. Hơi thở d.Mơn man. 4. Từ nào là từ địa phương ? a. Sưu b. Túng c. Da d. Đùi 5.Câu “Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảgiác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt” thuộc kiểu câu? a. Câu đơn b Câu ghép 6.Câu trên gồm mấy vế câu ? a.2 b.3 c.4 d.5 7.Đoạn trích “Trong lòng mẹ”(trích “Những ngày thơ ấu”) dấu ngoặc đơn được dùng trong cụm từ trên là để : a. Bổ sung thêm b. Giải thích thêm c. Thuyết minh thêm d. Ghi lời gián tiếp. 8.Hai dấu ngoặc kép được dùng trong cụm từ trên là để : a.Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt. b.Đánh dấu lời dẫn trực tiếp . c.Đánh dấu tên đoạn trích,tên tác phẩm được dẫn. d. Đánh dấu xuất hiện lời thoại. 9.Câu ca dao sau tác giả đã dùng biện pháp tu từ nào ? “Bao giờ trạch đẻ ngọn đa Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình” a. Nói quá b. Nói giảm nói tránh. c. Nhân hóa d. Hoán dụ 10.Trong câu thơ “Bác đã đi rồi sao Bác ơi Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời” a. Nói giảm nói tránh b. Nhân hóa c. Nói quá d. Hoán dụ II.Phần tự luận:(7 điểm) Câu 1.Nói quá là gì?Cho ví dụ.(1 .5đ) Câu 2.Viết đoạn văn khoảng 4- 6 câu có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh.(4 đ) Câu 3.Trình bày sự giống và khác nhau giữa từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.(1,5 đ) ...............Hết............... MA TRẬN TIẾT 66 Mức độ Lĩnh vực nội dung Nhận biết Thơng hiểu Vận dụng Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL Trường từ vựng C1 C2 2 Từ tượng hình C3 1 Từ địa phương C4 1 Kiểu câu C5-C6 2 Dấu câu C7 C8 2 Biện pháp tu từ C9-C10 Câu 1 Câu 2 4 So sánh từ địa phương – biệt nhữ xã hội Câu 3 1 Tổng số câu Tổng số điểm Giáo viên ra đề: Võ Văn Chọn --------------------*&*-------------------------- ĐÁP ÁN I.Phần trắc nghiệm: Câu1 B Câu 2 A Câu 3 D Câu 4 A Câu 5 B Câu 6 C Câu 7 A Câu 8 C Câu 9 A Câu10 C Câu11 Câu12 II.Tự luận: 1.Nói quá là cường điệu phóng đại mức độ của sự vật,sự việc nhằm nhấn mạnh ý muốn diễn đạt. 2.Hs viết đoạn văn khoảng 4,5 câu có dùng nói giảm nói tránh. 3.Giống:cả hai đều khác với từ ngữ toàn dân -Khác :Từđịa phương chỉ dùng trong một địa phương. Biệt ngữ chỉ dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
File đính kèm:
- de2 kiem tra tieng viet 8 tiet 66.doc