Đề kiểm tra trắc nghiệm học kỳ II - Khối: 9 - Môn: Sinh

doc6 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra trắc nghiệm học kỳ II - Khối: 9 - Môn: Sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM HỌC KỲ II
 Khối: 9 Môn: Sinh
[ I ] Hãy chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất trong những câu sau:
1/ Môi trường sống của sinh vật là:
a. Tất cả những gì có trong tự nhiên
b. Tất cả yếu tố ảnh hưởng trực tiếp lên sinh vật
c. Tất cả yếu tố ảnh hưởng gián tiếp lên sinh vật
d. Tất cả yếu tố bao quanh sinh vật có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sinh vật
2/ Nhân tố sinh thái gồm:
a. Khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng, động vật
b. Nước, con người, động vật, thực vật
c. Nhóm nhân tố vô sinh, nhóm nhân tố hữu sinh và con người
d. Vi khuẩn, đất, ánh sáng, rừng cây
3/ Quan hệ hổ trợ là:
a. Là quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật
b. Là quan hệ hợp tác giũa hai loài một bên có lợi, bên kia không bị hại
c. Là quan hệ một bên có lợi và một bên có hại
d. Cả a và b
4/ Quan hệ đối địch là:
a. Quan hệ giữa động vật ăn thịt và con mồi
b. Quan hệ giữa động vật ăn thực vật
c. Là quan hệ giữa hai bên đều có lợi
d. Là quan hệ một bên có lợi, một bên có hại
5/ Yếu tố vô sinh được thể hiện trong trường hợp:
a. Quan hệ cùng loài
b. Quan hệ khác loài
c. Các chất vô cơ, hữu cơ và điều kiện khí hậu
d. Vật kí sinh
6/ Những loài cá ưa ôxi thường sống ở:
a. Hồ
b. Sông suối
c. Nơi nước rất sâu
d. Nơi giàu chất hữu cơ đang trong giai đoạn phân huỷ
7/ Hai loài cá sống dưới đáy, ăn động vật đáy, nhưng một loài không có râu, một loài có râu dài, chúng:
a. Chúng cạnh tranh nhau về thức ăn
b. Hợp tác với nhau để cùng khai thác thức ăn
c. Cộng sinh với nhau
d. Cùng chung sống hoà bình
e. Là con mồi và vật dữ của nhau
8/ Trong các quan hệ sau quan hệ nào là cộng sinh
a. Dê và Bò trên một đồng cỏ
b. Giun đũa trong ruột người
c. Trâu ăn cỏ
d. Vi khuẩn sống trong sống trong nốt sần rễ cây họ đậu
9/ Trong các quan hệ sau quan hệ nào là hội sinh:
a. Lúa và cỏ dại
b. Rận và bét sống bám trên da trâu bò
c. Địa y sống bám trên cành cây
d. Hưu và Nai cùng ăn trên cánh đồng cỏ
10/ Trong các quan hệ sau quan hệ nào là cạnh tranh:
a. Lúa và cỏ dại
b. Rận và bét sống trên da trâu bò
c. Dê và Trâu trên một đồng cỏ
d. Bò ăn cỏ và Cò ăn sâu bọ cùng trên cánh đồng
11/ Môi trường là:
a. Nguồn thức ăn cung cấp cho cơ thể sinh vật
b. Tập hợp tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật
c. Các yếu tố khí hậu tác động lên sinh vật
d. Các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm quanh sinh vật
12/ Các yếu tố dưới đây được xem là nhân tố hữu sinh là:
a. Aùnh sáng, khí hậu, nhiệt độ và độ ẩm 
b. Con người và các dạng sinh vật khác
c. Chế độ khí hậu, nước và ánh sáng
d. Aùnh sáng và tất cả các sinh vật
13/ Tuỳ theo khả năng thích nghi của động vật với ánh sáng, người ta phân chia làm 02 nhóm động vật là:
a. Nhóm động vật ưa sáng và nhóm động vật ưa tối
b. Nhóm động vật kị sáng và nhóm động vật kị tối
c. Nhóm động vật ưa sáng và nhóm động vật kị tối
d. Nhóm động vật ưa sáng và nhóm động vật ưa bóng
14/ Điều dưới đây đúng khi nói về chim cú mèo là:
a. Loài động vật biến nhiệt
b. Có tập tính tìm mồi vào lúc sáng sớm
c. Chỉ ăn thức ăn thực vật và côn trùng
d. Tìm mồi vào ban đêm
15/ Nhóm động vật sau đây thuộc động vật đẳng nhiệt là:
a. Cá Sấu, Ếch, Ngựa
b. Châu Chấu, Dơi
c. Cá Heo, Trâu, Cừu
d. Chó, mèo,cá Chép
16/ Đặc điểm sau đây giúp cây sống ở vùng nhiệt đới hạn chế thoát hơi nước khi trời nóng là:
a. Bề mặt lá có tầng cutin dày
b. Số lượng lỗ khí của lá tăng lên rất nhiều
c. Lá tăng kích thước và có bản rộng ra
d. Lá tăng cường tổng hợp chất diệp lục
17/ Quan hệ cùng loài là:
a. Quan hệ giữa các thể cùng loài với nhau
b. Quan hệ giữa các cá thể sống gần nhau
c. Quan hệ giữa các cá thể cùng loài sống gần nhau
d. Quan hệ giữa các cá thể cùng loài sống ở các khu vực xa nhau
18/ Yếu tố nào sau đây khi xãy ra sẽ dẫn đến các cá thể cùng loài phải tách nhóm:
a. Nguồn thức ăn trong môi trường dồi dào
b. Số lượng cá thể trong bầy, nhóm tăng lên quá cao
c. Vào mùa sinh sản, các cá thể khác giới tìm đến nhau
d. Chổ ở đầy đủ, thậm chí thừa thải cho các cá thể
19/ Hai hình thức quan hệ chủ yếu giữa các sinh vật khác loài là:
a. Quan hệ cạnh tranh và quan hệ ức chế
b. Quan hệ ức chế và quan hệ đối địch
c. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ quần tụ
d. Quan hệ đối địch và quan hệ hỗ trợ
20/ Quan hệ sau đây được xem là quan hệ cạnh tranh khác loài:
a. Hổ đuổi bắt và ăn thịt Nai
b. Cỏ dại và lúa tranh nhau nguồn khoáng và ánh sánh
c. Nấm và tảo sống với nhau tạo thành địa y
d. Giun đũa sống trong ruột người
21/ Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật:
a. Các cây xanh trong một khu rừng 
b. Các động vật ăn cỏ cùng sống trên một đồng cỏ
c. Các cá thể chuột sống trên một ruộng lúa
d. Cả a, b, c đều đúng
22/ Tập thể sinh vật dưới đây không phải quần thể là:
a. Các cây thông mọc tự nhiên trên một đồi thông
b. Các con lợn được nuôi trong một trại chăn nuôi
c. Các con sói trong một khu rừng
d. Các con ong mật trong một vườn hoa
23/ Các cá thể trong một quần thể được phân chia theo các nhóm tuổi là:
a. Ấu trùng, giai đoạn sinh trưởng và trưởng thành
b. Trước sinh sản, sinh sản và sau sinh sản
c. Trẻ, trưởng thành và già lão
d. Ấu trùng, trưởng thành, già và chết
24/ Số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi:
a. Nguồn thức ăn dồi dào và nơi ở rộng rãi
b. Xảy ra sự cạnh tranh gay gắt trong quần thể
c. Xuất hiện nhiều kẻ thù trong môi trường sống
d. Dịch bệnh tràn lan
25/ Yếu tố cơ bản nhất ảnh hưởng đến việc tăng hoặc giảm dân số ở quần thể người là:
a. Mật độ dân số trên một khu vực nào đó
b. Tương quan giữa tỷ lệ sinh và tỷ lệ vong
c. Mật độ và lứa tuổi trong quần thể người
d. Tỷ lệ giới tính 
26/ Điều đúng khi nói về quần xã sinh vật là:
a. Tập hợp các sinh vật cùng loài
b. Tập hợp các cá thể sinh vật khác loài
c. Tập hợp các quần thể sinh vật khác loài
d. Tập hợp toàn bộ các loài sinh vật trong tự nhiên
27/ Các thành phần của một hệ sinh thái là:
a. Sinh vật và các yếu tố không sống
b. Sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ
c. Sinh vật phân giải và sinh vật sản xuất
d. Sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải
28/ Hãy viết tiếp các mắc xích phù hợp vào chỗ có dấu (?) để hoàn thành chuổi thức ăn trên:
- Cho các chuổi thức ăn dưới đây:
a. Cỏ -> Thỏ -> ? -> Vi sinh vật
b. Cây lúa -> Sâu đục thân -> ? -> Vi sinh vật
c. Cỏ -> ? -> Hổ -> Vi sinh vật
29/ Một nhóm cá thể thuộc cùng một loài sống trong một khu vực nhất định vào cùng một thời điểm, có khả năng sinh sản:
a. Quần xã sinh vật
b. Quần thể sinh vật
c. Hệ sinh thái
d. Tổ sinh thái
30/ Tảo quang hợp và nấm hút nước hợp lại thành địa y. Tảo cung cấp chất dinh dưỡng còn nấm cung cấp nước là ví dụ về mối quan hệ:
a. Khí sinh
b. Cộng sinh
c. Hội sinh
d. Cạnh tranh
31/ Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể:
a. Mật độ 
b. Cấu trúc tuổi
c. Độ đa dạng 
d. Tỷ lệ đực cái 
32/ Đặc điểm nào sau đây không đúng với khái niệm quần thể:
a. Nhóm cá thể cùng loài có lịch sử phát triển chung
b. Tập hợp ngẫu nhiên nhất thời
c. Có khả năng sinh sản
d. Có quan hệ với môi trường 
33/ Chuỗi thức ăn là một chuỗi gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về:
a. Nguồn gốc 
b. Dinh dưỡng
c. Cạnh tranh 
d. Hợp tác
34/ Hải quỳ bám trên Cua. Hải quỳ bảo vệ Cua nhờ tế bào gai. Cua giúp Hải quỳ di chuyển. Đó là ví dụ về quan hệ:
a. Ký sinh 
b. Cộng sinh
c. Hội sinh 
d. Cạnh tranh
35/ Tài nguyên nào sau đây là tài nguyên tái sinh:
a. Tài nguyên sinh vật và tài nguyên đất
b. Khí đốt và tài nguyên sinh vật
c. Dầu mỏ và tài nguyên nước
d. Bức xạ mặt trời và tài nguyên sinh vật
36/ Gió và năng lượng nhiệt từ trong lòng đất được xếp vào nguồn tài nguyên nào sau đây:
a. Tài nguyên năng lượng vĩnh cữu
b. Tài nguyên không tái sinh
c. Tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh
d. Tài nguyên tái sinh
37/ Nhóm tài nguyên sau đây được xem là nguồn năng lượng sạch là:
a. Than đá, dầu mỏ và nguồn khoáng sản kim loại
b. Bức xạ mặt trời, gió, nhiệt trong lòng đất
c. Dầu mỏ, thuỷ triều và khí đốt
d. Năng lượng mặt trời và dầu mỏ
38/ Cách sống chủ yếu của con người trong thời kỳ nguyên thuỷ là:
a. Săn bắn động vật và hái lượm cây rừng
b. Đốt rường và chăn thả gia súc
c. Khai thác khoán sản và chăn nuôi gia súc
d. Săn bắt động vật hoang dã và trồng trọt
39/ Thành quả kỹ thuật được xem là quan trọng tạo điều kiện để con người chuyển từ sản xuất thủ công sang sản xuất bằng máy móc là:
a. Chế tạo ra các động cơ sử dụng điện
b. Chế tạo ra máy hơi nước
c. Sản xuất ra máy bay và tàu thuỷ
d. Chế tạo ra xe ôtô
40/ Để góp phần bảo vệ môi trường, một trong những điều cần làm là:
a. Tăng cường chặt đốt cây rừng và săn bắt cây rừng
b. Sử dụng nhiều thuốc trừ sâu trên đồng ruộng
c. Tận dụng và khai thác tối đa tài nguyên khoáng sản
d. Hạn chế sự gia tăng dân số qúa nhanh
[ II ] Đáp án 40 câu trắc nghiệm:
1. d; 2.c; 3. d; 4. d; 5. c; 6. b; 7. d; 8. d; 9. c; 10. a; 11. b; 12. b; 13.a; 14. d; 15. c; 16. a; 17. c; 18. b; 19. d; 20. b; 21. c; 22. b; 23. b; 24. a; 25. d; 26. c; 27. a; 28a. Cáo; 28b. Ong mắt đỏ; 28c. Dê; 29. b; 30. b; 31. c; 32. b; 33. b; 34. b; 35. a; 36.a; 37. b; 38. a; 39. b; 40. d.

File đính kèm:

  • docDE THI trac nghiem sinh 9.doc
Đề thi liên quan