Đề kiểm tra trắc nghiệm học kỳ II môn: Vật lý 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra trắc nghiệm học kỳ II môn: Vật lý 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO THỊ XÃ GIA NGHĨA ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM HỌC KỲ II MÔN: VẬT LÝ 6 Thời gian làm bài: 60 phút; (40 câu trắc nghiệm) Chọn đáp án chính xác nhất. Câu 1. Đường kính của 1 quả cầu kim loại thay đổi như thế nào khi nhiệt độ của quả cầu tăng? A. Tăng lên B. Giảm đi C. Không thay đổi D. Tăng lên hoặc giảm đi Câu 2. Hãy chọn câu đúng trong các câu sau: A. Ròng rọc động giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp. B. Ròng rọc động giúp làm trọng lượng của vật nhỏ đi khi kéo vật. C. Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp. D. Ròng rọc cố định giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật. Câu 3. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng? A. Rắn, lỏng, khí. B. Rắn, khí, lỏng. C. Khí, rắn, lỏng. D. Khí, lỏng, rắn. Câu 4. Tại sao khi đặt đường ray xe lửa người ta phải để một khe hở ở chỗ tiếp giáp giữa hai thanh ray? A. Vì không thể hàn hai thanh ray được. B. Vì để lắp các thanh ray được dễ dàng hơn. C. Vì khi nhiệt độ tăng, thanh ray có chỗ để dài ra. D. Vì chiều dài của thanh ray không đủ. Câu 5. Băng kép được chế tạo dựa trên hiện tượng A. Chất rắn nở ra khi nóng lên. B. Chất rắn co lại khi lạnh đi. C. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau. D. Sự dãn nở vì nhiệt của chất khí. Câu 6. Bên ngoài thành cốc nước đá có các giọt nước vì: A. Nước thấm ra ngoài. B. Nước bốc hơi. C. Cốc có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ bên ngoài nên hơi nước trong không khí ngưng tụ. D. Nước bốc hơi và bám ra ngoài. Câu 7. Khi chất khí trong bình nóng lên thì: A. Khối lượng của chất khí thay đổi. B. Trọng lượng của chất khí thay đổi. C. Khối lượng riêng của chất khí thay đổi. D. Cả 3 ý trên đều không đúng. Câu 8. Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau: A. Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. B. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. C. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. D. Khi đun nóng chất khí thì khối lượng riêng của chất khí giảm. Câu 9. Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế có thể là nhiệt độ nào sau đây? A. 100oC B. 42oC C. 37oC D. 20oC Câu 10. Quả bóng bàn bị bẹp một chút được nhúng vào nước nóng thì phồng lên như cũ vì: A. Không khí trong bóng nóng lên, nở ra. B. Vỏ bóng bàn nở ra do bị ướt. C. Nước nóng tràn vào bóng. D. Không khí tràn vào bóng. Câu 11. Nhiệt độ 800C là nhiệt độ nóng chảy (hay đông đặc) của A. băng phiến. B. nước đá. C. rượu. D. thủy ngân. Câu 12. Nhiệt kế nào dưới đây có thể dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi? A. Nhiệt kế thuỷ ngân. B. Nhiệt kế rượu. C. Nhiệt kế y tế. D. Cả ba nhiệt kế trên. Câu 13. Khi đúc tượng đồng, các quá trình xảy ra như sau: A. Rắn Lỏng Rắn. B. Rắn Lỏng. D. Lỏng Rắn Lỏng Rắn. C. Lỏng Rắn. Câu 14. Hiện tượng nào say đây không phải là sự ngưng tụ? A. Sương đọng trên cành lá. B. Sự tạo thành sương mù. C. Sự tạo thành hơi nước. D. Sự tạo thành mây. Câu 15. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là: A. Sự ngưng tụ. B. Sự đông đặc. C. Sự thăng hoa. D. Sự nóng chảy. Câu 16. Một chồng ly xếp chồng lên nhau, lâu ngày sẽ bị dính chặt lại. Để tách chúng ra người ta thường dùng biện pháp nào sau đây? A. Đổ nước nóng vào ly trong cùng. B. Hơ nóng ly ngoài cùng. C. Bỏ cả chồng ly vào nước lạnh. D. Bỏ cả chồng ly vào nước nóng. Câu 17. Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng nóng chảy? A. Đốt một ngọn đèn dầu. B. Đốt một ngọn nến. C. Đốt cháy một cục nhựa. D. Thả một cục nước đá vào nước nóng. Câu 18. 200C ứng với bao nhiêu 0F? A. 680F B. 860F C. 960F D. 580F Câu 19. Chọn câu sai trong các câu sau: A. Tốc độ bay hơi của nước phụ thuộc vào nhiệt độ. B. Nước bay hơi nhanh hơn khi nhiệt độ càng cao. C. Nước có thể bay hơi nhanh hơn khi gió càng mạnh. D. Trong cùng một điều kiện môi trường, chỉ có nước là chất lỏng dễ bay hơi và bay hơi nhanh nhất. Câu 20. Câu nào sau đây sai khi nói về sự ngưng tụ? A. Sự ngưng tụ là quá trình ngược lại với sự bay hơi. B. Hơi nước gặp lạnh thì ngưng tụ lại tạo thành các giọt nước. C. Sự ngưng tụ là sự chuyển từ trạng thái hơi sang trạng thái lỏng. D. Sự ngưng tụ phụ thuộc vào gió và diện tích mặt thoáng. Câu 21. Khi nóng lên thì cả thuỷ tinh lẫn thuỷ ngân làm nhiệt kế đều giãn nở. Tại sao thuỷ ngân vẫn dâng lên trong ống nhiệt kế? A. Do thuỷ ngân nở vì nhiệt nhiều hơn thuỷ tinh. B. Chỉ có thuỷ ngân nở vì nhiệt. C. Do thuỷ tinh co lại. D. Do thuỷ ngân nở ra, thuỷ tinh co lại. Câu 22. Nhiệt độ 2120F trong nhiệt giai Farenhai ứng với nhiệt độ trong nhiệt giai Celsius(0C) là bao nhiêu? A. 3730C B. 00C C. 2120C D. 1000C Câu 23. Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía, người ta phải phạt bớt lá? A. Để cây cho đẹp. B. Để giảm bớt sự bay hơi làm cây ít bị mất nước. C. Để tăng sự bay hơi cho cây. D.Để cây lấy nước. Câu 24. Để làm muối, thời tiết như thế nào thì nhanh thu hoạch được muối? A. Mưa nhiều và có gió. B. Thời tiết bình thường. C. Nắng nóng và có gió. D. Nắng nóng và không có gió. Câu 25. Khi lau bảng bằng khăn ướt thì chỉ một lát sau là bảng khô vì: A. Sơn trên bảng hút nước. B. Nước trên bảng bay hơi vào không khí. C. Nước trên bảng chảy xuống đất. D. Gỗ làm bảng hút nước. Câu 26. Nước đá, nước, hơi nước có đặc điểm chung nào sau đây? A. Cùng ở một thể. B. Cùng một loại chất. C. Cùng một khối lượng riêng. D. Không có đặc điểm nào chung. Câu 27. Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo A. khối lượng. B. thể tích. C. lực. D. nhiệt độ Câu 28. Trong điều kiện bình thường, rượu sôi ở A. 00C B. 1000C. C. 800C. D. 860C. Câu 29. 400C ứng với bao nhiêu 0F? A. 700F. B. 1040F. C. 680F. D. 870F. Câu 30. Câu nào sau đây sai? A. Một chất bắt đầu nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng bắt đầu đông đặc ở nhiệt độ đó. B. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của chất đó giảm dần. C. Mỗi chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. D. Trong suốt thời gian đông đặc, nhiệt độ của chất đó không đổi. Câu 31. Tốc độ bay hơi của một chất lỏng không phụ thuộc vào: A. Gió. B. Nhiệt độ. C. Chất liệu làm dụng cụ đựng chất lỏng. D. Diện tích mặt thoáng chất lỏng. Câu 32. Nhiệt độ nước đá đang tan và nhiệt độ hơi nước đang sôi lần lượt là: A. OoC và 100oC. B. OoC và 37 oC. C. – 100oC và 100oC D. 37oC và 100oC. Câu 33. Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì: A. Khối lượng của vật giảm. B. Thể tích của vật giảm. C. Trọng lượng của vật giảm. D. Trọng lượng của vật tăng lên. Câu 34. Trong thời gian một chất đang đông đặc, nhiệt độ của chất đó thay đổi thế nào? A. Luôn tăng. B. Luôn giảm. C. Không đổi. D. Lúc đầu giảm, sau đó không đổi. Câu 35. Sự sôi có đặc điểm nào dưới đây? A. Xảy ra ở bất kỳ nhiệt độ nào. B. Nhiệt độ không đổi trong thời gian sôi. C. Chỉ xảy ra ở mặt thoáng của chất lỏng. D. Có sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. Câu 36. Các chất rắn, lỏng, khí đều nở vì nhiệt. Chất nào dãn nở vì nhiệt nhiều nhất? A. Chất rắn. B. Chất lỏng. C. Chất khí. D. Dãn nở như nhau. Câu 37. Không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi. Vì: A. Rượu sôi ở nhiệt độ cao hơn 100oC. B. Rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn 100oC. C. Rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 100oC. D. Rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn OoC. Câu 38. 95oF tương ứng với bao nhiêu 0 C? A. 34oC. B. 35oC. C. 40oC. D. 32oC. Câu 39. 3270C là nhiệt độ nóng chảy của A. chì. B. đồng. C. bạc. D. thép. Câu 40: Muốn định ra điểm 00C trên nhiệt kế thủy ngân để chia nhiệt độ trong nhiệt giai Celsius ta phải đặt nhiệt kế vào A. nước lạnh. B. nước đá đang tan. C. hơi nước đang sôi. D. nước đá đã tan hết. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO THỊ XÃ GIA NGHĨA ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN: VẬT LÝ 6 Thời gian làm bài: 60 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mỗi câu đúng đạt 0,25 điểm. Câu Đáp án Câu Đáp án 1 A 21 A 2 C 22 D 3 D 23 B 4 C 24 C 5 C 25 B 6 C 26 B 7 C 27 D 8 B 28 C 9 B 29 B 10 A 30 B 11 A 31 C 12 A 32 A 13 A 33 B 14 C 34 C 15 D 35 B 16 B 36 C 17 A 37 B 18 A 38 B 19 D 39 A 20 D 40 B
File đính kèm:
- De va dap an KTHKII Li 60809 GN.doc