Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan môn Vật lý 9
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan môn Vật lý 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MÔN VẬT LÝ 9 A. MA TRẬN Nội dung Các cấp độ tư duy Tổng cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Sự nhiễm từ của sắt, thép – Nam châm điện 1,2,3,4,5,6,7,8 9 10 10 Hiện tượng khúc xạ ánh sáng 11,12,13,14 15,16,17 18,19 9 Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ 20,21,22,23, 24,25,26,27 8 Thấu kính hội tụ 28,29,30,31 32,33,34 35,36,37 10 Tổng cộng 24 câu 7 câu 6 câu 37 câu B. NỘI DUNG ĐỀ Câu 1 (M1) Kim loại giữ được từ tính lâu dài sau khi đã bị nhiễm từ là A. sắt. B. thép. C. sắt non. D. đồng. Câu 2 (M1) Kim loại dùng để chế tạo nam châm vĩnh cửu là A. thép. B. sắt non. C. đồng. D. nhôm. Câu 3 (M1) Vật liệu dùng làm lõi nam châm điện là A. thép. B. thép non. C. sắt. D. sắt non. Câu 4. (M1) Muốn nam châm điện mất hết từ tính cần A. ngắt dòng điện đi qua ống dây của nam châm. B. thay lõi sắt non bằng lõi niken trong lòng ống dây. C. lấy lõi sắt non ra khỏi lòng ống dây. D. tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây. Câu 5. (M1) Những vật liệu có thể bị nhiễm từ khi đặt trong từ trường là A. sắt, đồng, thép, niken. B. thép, coban, nhôm, sắt. C. niken, thép, coban, sắt. D. đồng, nhôm, sắt, thép. Câu 6. (M1) Muốn cho một đinh thép trở thành một nam châm ta A. hơ đinh trên lửa. B. dùng len cọ xát vào đinh. C. lấy búa đập mạnh vào đinh. D. quệt mạnh một đầu đinh vào một cực của nam châm. Câu 7. (M1) Khi tăng số vòng dây của ống dây thì A. lực từ của nam châm điện cũng tăng. B. lực từ của nam châm điện giảm. C. lực từ của nam châm điện không tăng cũng không giảm. D. lực từ của nam châm điện có lúc tăng có lúc giảm. Câu 8. (M1) Khi tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây của ống dây thì A. lực từ của nam châm điện giảm. B. lực từ của nam châm điện tăng. C. lực từ của nam châm điện không tăng cũng không giảm. D. lực từ của nam châm điện có lúc tăng có lúc giảm. Câu 9. (M2) Người ta dùng lõi sắt non để chế tạo nam châm điện vì A. sắt non bị nhiễm từ khi được đặt trong từ trường của dòng điện . B. sắt non bị mất từ tính ngay khi ngắt dòng điện qua ống dây. C. sắt non có thể rẽ tiền hơn các vật liệu khác như thép, coban. D. sắt non có thể dễ mua. Câu 10. (M3) Bốn nam châm điện cùng kích thước, có số vòng dây n và cường độ dòng điện I chạy trong ống dây như sau: Nam châm I n = 500vòng, I = 2A. Nam châm II n = 200vòng, I = 2.5A. Nam châm III n = 300vòng, I = 4A. Nam châm IV n = 400vòng, I = 1A. Nam châm điện có lực từ mạnh nhất là A. nam châm I. B. nam châm II. C. nam châm III. D. nam châm IV. Câu 11. (M1) Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường thì A. bị hắt trở lại môi trường cũ. B. tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai. C. tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai. D. bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai. Câu 12. (M1) Pháp tuyến là đường thẳng A. tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường một góc vuông tại mọi điểm. B. tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường một góc vuông tại điểm tới. C. tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường một góc nhọn tại điểm tới. D. song song với mặt phân cách giữa hai môi trường. Câu 13. (M1) Trên hình vẽ mô tả hiện tượng khúc xạ ánh sáng, tia khúc xạ là S N I Không khí Nước N’ K A. tia SI. B. tia IN. C. tia IK. D. tia IN’. Câu 14. (M1) Trên hình vẽ mô tả hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc khúc xạ là S N I Không khí P Q Nước N’ K A. góc PIS. B. góc SIN. C. góc QIK. D. góc KIN’. Câu 15. (M2) Trường hợp nào tia tới và tia khúc xạ trùng nhau? A. Góc tới bằng 0. B. Góc tới bằng góc khúc xạ. C. Góc tới lớn hơn góc khúc xạ. D. Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ. Câu 16. (M2) Khi ánh sáng đi từ không khí vào nước, có kết luận gì về góc giữa tia sáng và đường pháp tuyến tại điểm tới? A. Tăng. B. Giảm. C. Không thay đổi. D. Không kết luận được. Câu 17. (M2) Khi một tia sáng đi từ không khí tới mặt phân cách giữa không khí và nước thì A. chỉ có thể xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng. B. chỉ có thể xảy ra hiện tượng phản xạ ánh sáng. C. có thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ ánh sáng. D. không thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ ánh sáng. Câu 18. (M3) Dùng kẹp gắp một viên bi dưới đáy chậu lúc không có nước và lúc chậu đầy nước. Phát biểu nào sau đây là chính xác? A. Chậu có nước khó gắp hơn vì bi có nước làm giảm ma sát. B. Chậu có nước khó gắp hơn vì có hiện tượng tán xạ ánh sáng. C. Chậu có nước khó gắp hơn vì ánh sáng từ viên bi truyền đến mắt bị khúc xạ nên khó xác định vị trí của viên bi. D. Chậu có nước khó gắp hơn vì có hiện tượng phản xạ ánh sáng. Câu 19. (M3) Nhìn một vật ở dưới nước dường như ta thấy vật gần hơn thực tế, vì A. góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ nên thấy ảnh của vật được nâng lên so với vật. B. góc tới lớn hơn góc khúc xạ nên thấy ảnh của vật được nâng lên so với vật. C. góc tới bằng góc khúc xạ nên thấy ảnh của vật được nâng lên so với vật. D. góc tới xấp xỉ góc khúc xạ nên thấy ảnh của vật được nâng lên so với vật. Câu 20. (M1) Chiếu một tia sáng từ không khí vào nước với góc tới 30o. Nếu tăng dần góc tới lên thì góc khúc xạ A. cũng tăng dần lên theo. B. tăng lên 2 lần. C. giảm dần. D. giảm 2 lần. Câu 21. (M1) Chiếu một tia sáng từ không khí vào nước, chếch 30o so với mặt nước thì góc khúc xạ ( thực nghiệm cho thấy ) A. nhỏ hơn 30o. B. lớn hơn 30o. C. lớn hơn 60o. D. nhỏ hơn 60o. Câu 22. (M1) Chiếu một tia sáng từ không khí vào nước rồi đo góc tới và góc khúc xạ. Kết quả có thể là A. góc tới bằng 40o30’, góc khúc xạ bằng 60o. B. góc tới bằng 60o, góc khúc xạ bằng 40o30’. C. góc tới bằng 90o, góc khúc xạ bằng 0o. D. góc tới bằng 0o, góc khúc xạ bằng 90o. Câu 23. (M1) Chiếu một tia sáng từ nước vào không khí với góc tới là 0o thì A. tia sáng không bị gãy khúc tại mặt nước và tiếp tục truyền thẳng vào không khí. B. tia sáng bị gãy khúc tại mặt nước và tiếp tục truyền thẳng vào không khí. C. tia sáng bị hắt trở lại môi trường cũ. D. tia sáng không thể truyền tiếp được nữa. Câu 24. (M1) Chiếu một tia sáng từ không khí vào nước. Nếu giảm dần góc tới thì góc khúc xạ A. tăng dần. B. giảm dần. C. không thay đổi. D. ban đầu tăng, sau đó giảm. Câu 25. (M1) Chiếu một tia sáng từ thủy tinh vào không khí sao cho tia tới trùng với pháp tuyến. Góc khúc xạ có độ lớn A. bằng 90o. B. lớn hơn 90o. C. bằng 0o. D. lớn hơn 0o. Câu 26. (M1) Trên hình vẽ mô tả tia tới SI đi từ nước ra không khí. Tia khúc xạ sẽ là A. tia IN. B. tia IH. C. tia IE. D. tia IG. N G E H P I Q S N’ Câu 27. (M1) Trên hình vẽ mô tả tia tới SI đi từ không khí vào nước. Tia khúc xạ sẽ là A. tia IK. N S Không khí Nước I K P Q N’ B. tia IP. C. tia IQ. D. tia IN’ Câu 28. (M1) Khi chiếu một chùm tia tới song song theo phương vuông góc với mặt một thấu kính hội tụ, chùm tia phản xạ đi ra khỏi thấu kính A. chỉ là một tia sáng. B. là chùm tia song song. C. là chùm tia hội tụ. D. là chùm tia phân kì. Câu 29. (M1) Chiếu một tia sáng tới quang tâm của thấu kính hội tụ thì tia ló A. truyền khúc xạ xuống phía dưới. B. truyền song song với trục chính của thấu kính. C. đi qua tiêu điểm của thấu kính. D. tiếp tục truyền thẳng. Câu 30. (M1) Kí hiệu dùng để chỉ tiêu cự của thấu kính hội tụ là A. F B. F’ C. O D. f Câu 31. (M1) Chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló A. hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính. B. hội tụ tại một điểm bất kì trên trục chính của thấu kính. C. hội tụ tại một điểm trên trục chính, ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính. D. hội tụ tại một điểm trên trục chính, trong khoảng tiêu cự của thấu kính. Câu 32. (M2) Cho một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20cm. Độ dài FF’ giữa hai tiêu điểm của thấu kính là A. 20cm. B. 40cm. C. 10cm. D. 50cm. Câu 33. (M2) Cho một thấu kính hội tụ có khoảng cách giữa hai tiêu điểm là 60cm. Tiêu cự của thấu kính là A. 60cm. B. 120cm. C. 30cm D. 90cm. Câu 34. (M2) Khoảng cách giữa hai tiêu điểm trên thấu kính hội tụ bằng A. lần tiêu cự của thấu kính. B. tiêu cự của thấu kính. C. 2 lần tiêu cự của thấu kính. D. 3 lần tiêu cự của thấu kính. Câu 35. (M3) Quan sát hình vẽ, cho biết tia ló nào vẽ SAI? A. Tia 1. B. Tia 2. C. Tia 3. D. Cả tia 1 và 2. Câu 36. (M3) Quan sát hình vẽ, cho biết tia ló ứng với tia tới đi qua tiêu điểm của thấu kính hội tụ là tia nào? F’ 1 2 3 3 A. Tia 1. B. Tia 2. C. Tia 3. D. Không có tia nào. Câu 37. (M3) Quan sát hình vẽ, cho biết tia ló ứng với tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ là tia nào? A. Tia 1. 1 2 F’ 3 B. Tia 2. C. Tia 3. D. Không có tia nào. ĐÁP ÁN Câu 1. B Câu 2. A Câu 3. D Câu 4. A Câu 5. C Câu 6. D Câu 7. A Câu 8. B Câu 9. B Câu 10. C Câu 11. D Câu 12. B Câu 13. C Câu 14. D Câu 15. A Câu 16. B Câu 17. C Câu 18. C Câu 19. A Câu 20. A Câu 21. D Câu 22. B Câu 23. A Câu 24. B Câu 25.C Câu 26. B Câu 27. C Câu 28. C Câu 29. D Câu 30. D Câu 31. A Câu 32. B Câu 33. C Câu 34. C Câu 35. C Câu 36. A Câu 37. B
File đính kèm:
- DETHITRACNGHIEM.doc