Đề kiểm tra và đáp án bài viết số 1 môn ngữ văn lớp 11

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra và đáp án bài viết số 1 môn ngữ văn lớp 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ KIỂM TRA VÀ ĐÁP ÁN BÀI VIẾT SỐ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 11

ĐỀ RA:
 “Hãy hưóng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về phía sau bạn ”(Danh ngôn Nam Phi). Trình bày suy nghĩ của em về câu danh ngôn trên.
I. YÊU CẦU LÀM BÀI
1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng. Chữ viết cẩn thận, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể làm bằng nhiều cách khác nhau, tự do phát biểu ý kiến chủ quan của mình song cần có các nội dung sau:
- Giải thích ý nghĩa của hình ảnh “mặt trời” và “bóng tối”--> khi hướng về những điều tốt đẹp, những gì xấu xa, u ám, khó khăn(bóng tối) sẽ lùi lại phía sau. Đây là lời khuyên về thái độ sống tích cực, lạc quan.
- Chứng minh:
 + Những điều tốt đẹp: là lí tưởng, ước mơ, mục đích, việc làm hướng thiện...
 + Khi hướng về phía những điều tốt đẹp: con người có động lực, có mục đích, sự phấn chấn, niềm tin....Đó là sức mạnh giúp họ mau đi đến thành công, đẩy lùi những khó khăn, đôi khi là sợ hãi, nản lòng, tuyệt vọng...
 + Liên hệ thực tế để chứng minh.
 Khẳng định, đánh giá, bàn bạc mở rộng, rút ra bài học cho bản thân.
 + Câu danh ngôn bao hàm một triết lí, một quan niệm nhân sinh tích cực, một lời khuyên đúng đắn: phải lạc quan, luôn tin tưởng ở tương lai, ở mục đích sống tốt đẹp.
 + Trong thực tế có người thiếu niềm tin, không dám bước tới để hướng về phía mặt trời- những điều tốt đẹp. Họ dễ bị nhấn chìm trong bóng đêm của sự thất vọng, sợ hãi, trì trệ...
 + Cần rèn luyện cho mình ý chí, niềm tin, kiến thức... để có thể luôn hướng về phía mặt trời. 

















 ĐỀ KIỂM TRA VÀ ĐÁP ÁN BÀI VIẾT SỐ 2 MÔN NGỮ VĂN LỚP 11

Đề bài: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua các bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương.
I. YÊU CẦU LÀM BÀI
1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng. Chữ viết cẩn thận, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể làm bằng nhiều cách khác nhau, tự do phát biểu ý kiến chủ quan của mình song cần có các nội dung sau:
 + Phẩm chất người phụ nữ Việt Nam:
- Đảm đang, tháo vát, chịu thương, chịu khó, giàu đức hi sinh
- Khao khát tình yêu, hạnh phúc.
- Giàu tình thương yêu
 + Phẩm chất người phụ nữ VN trong thơ HXH và TX.
- Người phụ nữ luôn khao khát tình yêu, hạnh phúc song cuộc đời lại lắm éo le trắc trở..(dẫn chứng)
 - Cô đơn giữa cuộc đời đầy sóng gió.(dẫn chứng)
 - Đảm đang tháo vát thương yêu chồng con.(dẫn chứng)
 - Người phụ nữ giàu đức hi sinh.(dẫn chứng)


 





























 KIỂM TRA VÀ ĐÁP ÁN BÀI VIẾT SỐ 3 MÔN NGỮ VĂN LỚP 11
1. Đề: 
Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Nguyễn Đình Chiểu.
I. YÊU CẦU LÀM BÀI
1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng. Chữ viết cẩn thận, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể làm bằng nhiều cách khác nhau, tự do phát biểu ý kiến chủ quan của mình song cần có các nội dung sau:
 - Lai lịch và hoàn cảnh sinh sống: 
 + Là nông dân hiền lành, quanh năm lo làm ăn vất vả trên đồng ruộng của mình.
 + Nhấn mạnh: họ chỉ quen việc ruộng đồng chứ không quen việc binh đao.. 
 - Nhưng khi đất nước lâm nguy:
 + Thái độ đối với giặc:
Căm ghét, căm thù. 
à Thái độ đó được diễn tả bằng những hình ảnh cường điệu mạnh mẽ mà chân thực (như nhà nông ghét cỏ muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ)
 - Nhận thức về tổ quốc: 
 + Không dung tha những kẻ thù lừa dối, bịp bợm. 
 + Do vậy, họ chiến đấu một cách tự nguyện 
( mến nghĩa… nào đợi ai đòi ai bắt….)
 à Đây là sự chuyển hoá phi thường.
 - Điều kiện và khí thế chiến đấu: 
 + Điều kiện: thiếu thốn: 
 Ngoài cật= Một manh áo vải;
 Trong tay= Một ngọn tầm vông, một luỡi dao phay, nồi rơm con cúi
 + Khí thế: mạnh mẽ như vũ bão làm giặc kinh hoàng: đốt, đâm chém., đạp, lướt..
à Hàng loạt các động từ mạnh được sử dụng: gợi ra khí thế tấn công như thác đổ.
- Hiệu quả: đốt nhà thờ, chém rớt đầu quan hai.
à Nghệ thuật tả thực kết hợp với trữ tình, phép tượng phản, giàu nhịp điệu, tác giả đã dựng nên tượng đài nghệ thuật về người nông dân - nghĩa sĩ: bình dị mà phi thường. 




File đính kèm:

  • docNyBai viet so 123.doc