Đề kiểm tra văn 6 – học kì I năm học 2013-2014
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra văn 6 – học kì I năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ tên :……………….......................... Lớp 6................ ĐỀ KIỂM TRA VĂN 6 – HỌC KÌ I NĂM HỌC 2013-2014 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Điểm Lời phê của cô giáo ĐỀ SỐ 1 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm) Đọc các câu hỏi sau và trả lời bằng cách khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất. 1. Phần kết luận trong bài văn tự sự có ý nghĩa gì? A. Kể diễn biến sự việc B. Kể kết cục sự việc C. Nêu ý nghĩa bài học D. Giới thiệu về nhân vật và sự việc 2. Đơn vị cấu tạo của từ Tiếng Việt là gì? A. Tiếng C. Ngữ B. Từ D. Câu 3. Hãy xác định xem dòng nào sau đây chỉ gồm toàn các từ láy? A. Lom khom, vội vàng, khúc khích, tất tưởi, đi đứng. B. Lom khom, sung sướng, khanh khách, lung linh, ôm ồm. C. Tươi tốt, lom khom, đẹp đẽ, tướng tá, đi lại. D. Rầu rĩ, hậm hực, trò chuyện, léo nhéo, lừ đừ. 4. Gạch một gạch dưới các danh từ, hai gạch dưới động từ và ba gạch dưới chỉ từ trong các câu thơ sau: “ Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay” (“ Đây thôn Vĩ Dạ” - Hàn Mặc Tử) 5. Chủ đề của truyện “Con hổ có nghĩa” là gì? A. Đề cao cái nghĩa của con hổ. B. Phê phán những người sống không có tình nghĩa. C. Đề cao đạo lí sống có ân nghĩa. D. Cả ba ý đều sai. 6. Truyện “Em bé thông minh” được kể theo ngôi thứ mấy? Người kể là ai? A. Ngôi thứ ba, người kể giấu mặt. B. Ngôi thứ nhất, người kể là sứ giả. C. Ngôi thứ hai, người kể giấu mặt. D. Ngôi thứ ba, người kể là viên quan. 7. Truyện ngụ ngôn thường sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để gửi gắm bài học? A. Tương phản C. ẩn dụ B. So sánh D. Điệp ngữ 8. Giải nghĩa từ “líu lo”? A. Là tiếng nói, giọng hót có nhiều âm thanh cao B. Là tiếng nói, giọng hót có nhiều âm thanh trong C. Là tiếng nói, giọng hót có nhiều âm thanh cao và trong nghe rất vui tai D. Là tiếng nói, giọng hót có nhiều âm thanh cao và trong nghe rất khó chịu 9. Từ nào sau đây là từ Hán Việt? A. Con rùa C. Lưỡi gươm B. Mặt nước D. Hoàn gươm 10. Trong câu: “Mã Lương đưa thêm vài nét bút, gió thổi lên nhè nhẹ, mặt biển nổi sóng lăn tăn, thuyền từ từ ra khơi.”, có mấy cụm động từ? (Yêu cầu: Gạch chân dưới các cụm ĐT ấy) A. Một cụm C. Ba cụm B. Hai cụm D. Bốn cụm PHẦN II: TỰ LUẬN (8 điểm): Câu 11 (1,0 đ): Nêu ý nghĩa của truyện “Thầy bói xem voi”! Câu 12 (2,0 đ): Trong truyện: “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, ông lão đã mấy lần đi ra biển để cầu xin con cá vàng thỏa mãn lòng tham không đáy của mụ vợ? Mỗi lần ông lão ra biển, cảnh biển đã thay đổi như thế nào? Trong những câu văn miêu tả cảnh biển, tác giả đã sử dụng nhiều động từ và tính từ. Hãy so sánh cách dùng động từ và tính từ trong các câu văn ấy và cho biết những khác biệt đó nói lên điều gì? Câu 13 (5,0đ): Trong vai thầy Mạnh Tử, em hãy kể lại câu truyện: “Mẹ hiền dạy con”. Họ tên :……………….......................... Lớp 6.................. ĐỀ KIỂM TRA VĂN 6 – HỌC KÌ I NĂM HỌC 2013-2014 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Điểm Lời phê của cô giáo ĐỀ SỐ 2 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm) Đọc các câu hỏi sau và trả lời bằng cách khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất. 1. Truyện ngụ ngôn thường sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để gửi gắm bài học? A. Hoán dụ C. Tương phản B. ẩn dụ D. So sánh 2. Trong câu: “Mã Lương đưa thêm vài nét bút, gió thổi lên nhè nhẹ, mặt biển nổi sóng lăn tăn, thuyền từ từ ra khơi.”, có mấy cụm động từ? (Yêu cầu: Gạch chân dưới các cụm ĐT ấy) A. Một cụm C. Ba cụm B. Hai cụm D. Bốn cụm 3. Đơn vị cấu tạo của từ Tiếng Việt là gì? A. Từ C. Ngữ B. Tiếng D. Câu 4. Dòng nào sau đây chỉ gồm toàn từ ghép? A. Lom khom, vội vàng, khúc khích, tất tưởi, đi đứng. B. Rầu rĩ, hậm hực, trò chuyện, léo nhéo, lừ đừ. C. Bánh chưng, bánh giầy, hoàng hôn, nương rẫy. D. Lom khom, đẹp đẽ, nem công, sơn hào, hải vị. 5. Tìm DT, ĐT và chỉ từ (Gạch một gạch dưới các danh từ, hai gạch dưới động từ và ba gạch dưới chỉ từ) trong các câu thơ sau: “ Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay” (“ Đây thôn Vĩ Dạ” - Hàn Mặc Tử) 6. Giải nghĩa từ “líu lo”? A. Là tiếng nói, giọng hót có nhiều âm thanh cao và trong nghe rất vui tai B. Là tiếng nói, giọng hót có nhiều âm thanh cao và trong nghe rất khó chịu A. Là tiếng nói, giọng hót có nhiều âm thanh cao B. Là tiếng nói, giọng hót có nhiều âm thanh trong 7. Từ nào sau đây không phải là từ Hán Việt? A. Kim Quy C. Hồ Gươm B. Tả Vọng D. Hoàn Kiếm 8. Truyện “Em bé thông minh” được kể theo ngôi thứ mấy? Người kể là ai? A. Ngôi thứ nhất, người kể là em bé. B. Ngôi thứ nhất, người kể là sứ giả. C. Ngôi thứ ba, người kể là cha em bé. D. Ngôi thứ ba, người kể giấu mặt. 9. Chủ đề của truyện “Con hổ có nghĩa” là gì? A. Đề cao cái nghĩa của con hổ. B. Phê phán những người sống không có tình nghĩa. C. Đề cao đạo lí sống có ân nghĩa. D. Cả ba ý đều sai. 10. Phần kết luận trong bài văn tự sự có ý nghĩa gì? A. Nêu ý nghĩa bài học B. Kể diễn biến sự việc C. Kể kết cục sự việc D. Giới thiệu về nhân vật và sự việc PHẦN II: TỰ LUẬN (8 điểm): Câu 11 (1,0 đ): Nêu ý nghĩa của truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”! Câu 12 (2,0 đ): Trong truyện: “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, ông lão đã mấy lần đi ra biển để cầu xin con cá vàng thỏa mãn lòng tham không đáy của mụ vợ? Mỗi lần ông lão ra biển, cảnh biển đã thay đổi như thế nào? Trong những câu văn miêu tả cảnh biển, tác giả đã sử dụng nhiều động từ và tính từ. Hãy so sánh cách dùng động từ và tính từ trong các câu văn ấy và cho biết những khác biệt đó nói lên điều gì? Câu 13 (5,0 đ): Trong vai người mẹ của thầy Mạnh Tử, em hãy kể lại câu truyện: “Mẹ hiền dạy con”. II.ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM: PHẦN I: TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm) -Mỗi câu đúng là 0,2 đ -Tổng điểm là 2,0 điểm. Đề 1 Đề 2 1 –c; 2-a; 3-b; 4 (DT: thuyền, bến -ĐT: đậu, có, chở, về- Chỉ từ: đó) 5-c; 6 –a; 7- c; 8- c; 9- d; 10- d 1 -b; 2-d; 3-b; 4-c; 5- (DT: thuyền, bến -ĐT: đậu, có, chở, về- Chỉ từ: đó); 6 -a; 7-c; 8- d; 9- c; 10- a PHẦN II: TỰ LUẬN (8 điểm): Câu 11 (1,0 đ): *Đề 1: Nêu ý nghĩa của truyện “Thầy bói xem voi”! (Ghi nhớ – SGK T 103) *Đề 2: Nêu ý nghĩa của truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”! (Ghi nhớ – SGK T 116) Câu 12 (2,0 đ): Trong truyện: “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, ông lão đã 5 lần đi ra biển để cầu xin con cá vàng thỏa mãn lòng tham không đáy của mụ vợ. ?Mỗi lần ông lão ra biển, cảnh biển đã thay đổi như thế nào? - Lần 1: Biển gợn sóng êm ả. - Lần 2: Biển xanh đã nổi sóng. - Lần 3: Biển xanh nổi sóng dữ dội. - Lần 4: Biển xanh nổi sóng mù mịt. - Lần 5: Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm. ?Trong những câu văn miêu tả cảnh biển, tác giả đã sử dụng nhiều động từ và tính từ. Cách dùng động từ và tính từ theo chiều hướng tăng mạnh -> những khác biệt đó nói lên phản ứng của biển cũng như sự phẫn nộ của cá vàng trước những đòi hỏi ngày càng quá quắt của mụ vợ. Câu 13 (5,0đ): *ĐỀ 1: Trong vai thầy Mạnh Tử, em hãy kể lại câu truyện: “Mẹ hiền dạy con”. *Đề 2: Trong vai người mẹ của thầy Mạnh Tử, em hãy kể lại câu truyện: “Mẹ hiền dạy con”. 1. Yêu cầu về hình thức: - Đảm bảo những yêu cầu cơ bản của kiểu bài văn tự sự. - Có cấu trúc 3 phần: MB - TB – KB. - Trình bày mạch lạc, chữ viết sạch sẽ, rõ ràng. Không mắc lỗi chính tả. - Truyện kể cần đảm bảo được các sự việc chính và sắp xếp hợp lí. - Biết xác định đúng yêu cầu của đề bài: Kể chuyện đã học bằng cách thay đổi ngôi kể. 2. Yêu cầu về nội dung: - Bài viết đúng thể loại, có bố cục rõ ràng, bám sát các sự việc chính của chuyện: + Nhà ở gần nghĩa địa –> con: đào, chôn, lăn khóc -> Chuyển nhà + Nhà ở gần chợ -> Con: buôn bán điên đảo -> Chuyển nhà đến gần trường học. + Con thấy hàng xóm mổ lợn hỏi mẹ ...->mua về cho con ăn + Con đang đi học, bỏ học -> cắt đứt tấm vải đang dệt… 3. Thang điểm: - Điểm 5 - 6: Có giọng kể lưu loát, cảm xúc thực sự, bài viết trình bày rõ ràng, sạch đẹp, ít sai lỗi chính tả: 2->3 lỗi. - Điểm 3 - 4: Bài viết đảm bảo đúng thể loại, có cảm xúc, trình bày tương đối rõ ràng, diễn đạt khá lưu loát, còn sai nhiều lỗi chính tả. - Điểm 1 - 2: Bài viết lan man, trình bày chưa khoa học, câu văn rườm rà, rời rạc. Nội dung bài viết còn đơn giản, sai nhiều lỗi chính tả diễn đạt. Hoặc sai lạc đề.
File đính kèm:
- 2 DEDAP AN KTRA KI I VAN 6 20132014.doc