Đề kiểm tra văn 7 thời gian: 45 phút

doc12 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2931 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra văn 7 thời gian: 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết:42
Họ và tên:................................. ĐỀ KIỂM TRA VĂN 7 
Lớp:.......................................... Thời gian: 45 phút 
 
 ĐỀ 1 
 TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm )

 Trong các văn bản sau, văn bản nào là văn bản nhật dụng ?
 a. Nam quốc sơn hà. b. Cuộc chia tay của những con búp bê. 
 c. Cổng trường mở ra. d.Bạn đến chơi nhà. 
 
 2) Tác giả nào sau đây được mệnh danh là Bà Chúa thơ Nôm ? 
 a. Hồ Xuân Hương. b. Đoàn Thị Điểm. c. Bà Huyện Thanh Quan.
 
 3) Điền vào chỗ trống cho hoàn chỉnh khái niệm về thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt . 
 Thơ thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ gồm......................, mỗi câu......................., chữ cuối của các câu.......,......,......, hiệp vần với nhau.
 
 4) Hãy ghép một vế ở cột A (Tác phẩm) sao cho phù hợp với một vế ở cột B (Tác giả) trong bảng sau: 
 
A ( Tác phẩm ) 
B ( Tác giả )
Sông núi nước Nam
 Lí Bạch
Buôỉ chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
 Bà Huyện Thanh Quan
Sau phút chia li
 Hạ Tri Chương
Qua Đèo Ngang
 Đoàn Thị Điểm
Ngâũ nhiên viết nhân buổi mới về quê 
 Trần Nhân Tông
Xa ngắm thác Núi Lư
 Lý Thường Kiệt
 1( ) - 2( ) - 3( ) - 4( ) - 5( ) - 6( )

 5) Hãy ghép một vế ở cột A (Tác phẩm) sao cho phù hợp với một vế ở cột B (Tác giả) trong bảng sau:
A ( Tác phẩm ) 
B ( Tác giả )
1. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá 
a. Nhân cách thanh cao và sự giao hoà tuyệt đối với thiên nhiên. 
2. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
b. Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn cô đơn thầm lặng giữa núi đồi hoang sơ. 

3. Bài ca Côn Sơn
c. Tình cảm quê hương sâu lắng trong khoảnh khắc đêm vắng. 
4. Sông núi nước Nam
d. Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả. 
5. Qua Đèo Ngang 
e. Ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch. 
 1( ) - 2( ) - 3( ) - 4( ) - 5( ) 

 6) Dòng nào dịch nghĩa đúng cho câu thơ sau trong bài Hồi hương ngẫu thư ? 
 Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
 a. Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về. c. Trẻ con gặp mặt không quen biết.
 b. Giọng quê không đổi, nhưng mái tóc đã rụng. d. Cười hỏi: khách ở nơi nào đến ? 

 TỰ LUẬN: ( 7 điểm )
 Chép lại bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Phân tích hai câu thơ cuối.

 ------Hết------ 

 Tiết:42
 Họ và tên:................................... ĐỀ KIỂM TRA VĂN 7 
 
 Lớp:............................................ Thời gian: 45 phút

 ĐỀ 2 
 TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm )

1) Trong các văn bản sau, văn bản nào là văn bản nhật dụng ?
 a. Mẹ tôi. b. Cổng trường mở ra. c. Qua Đèo Ngang. d. Bánh trôi nước. 
 
 2) Tác giả nào sau đây còn có tên là Tam Nguyên Yên Đổ ? 
 a. Nguyễn Trãi. b. Nguyễn Khuyến. c. Lý Thường Kiệt.
 
 3) Điền vào chỗ trống cho hoàn chỉnh khái niệm về thể thơ Thất ngôn bát cú . 
 Thơ thất ngôn bát cú là thể thơ gồm......................, mỗi câu................. Có gieo vần ở chữ cuối của các . câu........,.......,......,......,.......Có phép đối giữa câu..........với câu.........., giữa câu........với câu.........
 
 4) Hãy ghép một vế ở cột A (Tác phẩm) sao cho phù hợp với một vế ở cột B (Tác giả) trong bảng sau: 
 A ( Tác phẩm ) 
B ( Tác giả )
1. Phò giá về kinh
 a. Lí Bạch
2. Bài ca Côn Sơn
 b. Đỗ Phủ
3. Bánh trôi nước
 c. Nguyễn Khuyến
4. Bạn đến chơi nhà
 d. Hồ Xuân Hương
5. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh 
 e. Trần Quang Khải
6. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
 f. Nguyễn Trãi
 1( ) - 2( ) - 3( ) - 4( ) - 5( ) - 6( ) 

 5) Hãy ghép một vế ở cột A (Tác phẩm) sao cho phù hợp với một vế ở cột B (Tác giả) trong bảng sau:
 1( ) - 2( ) - 3( ) - 4( ) - 5( ) 
A ( Tác phẩm ) 
B ( Tác giả )
1. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá 
a. Nhân cách thanh cao và sự giao hoà tuyệt đối với thiên nhiên. 
2. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
b. Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn cô đơn thầm lặng giữa núi đồi hoang sơ. 

3. Bài ca Côn Sơn
c. Tình cảm quê hương sâu lắng trong khoảnh khắc đêm vắng. 
4. Sông núi nước Nam
d. Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả. 
5. Qua Đèo Ngang 
e. Ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch. 
 6) Dòng nào dịch nghĩa đúng cho câu thơ sau trong bài Hồi hương ngẫu thư ? 
 Nhi đồng tương kiến, bất tương thức
 a. Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về. c. Trẻ con gặp mặt không quen biết.
 b. Giọng quê không đổi, nhưng mái tóc đã rụng. d. Cười hỏi: khách ở nơi nào đến ? 

 TỰ LUẬN: ( 7 điểm )
 Chép lại bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan. Phân tích hai câu thơ cuối.
 
 ------- Hết------- 
 
 
 


 Họ và tên:……........................... ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học: 2007 - 2008
Lớp:……………………………. Môn: Ngữ văn 7
 Thời gian: 90 phút 
 
ĐỀ 1
I- TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm )

1. Tác giả của bài thơ Tiếng gà trưa là ai ? 
 a. Hồ Chí Minh b. Xuân Quỳnh c. Thạch Lam d. Nguyễn Trãi 

2. Bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến được viết theo thể thơ nào ?
 a. Thất ngôn tứ tuyệt b. Ngũ ngôn c. Thất ngôn bát cú d. Song thất lục bát 

3. Tình cảm, cảm xúc nào được thể hiện qua bài thơ Tiếng gà trưa ?
 a. Tình bà cháu . b. Hoài niệm tuổi thơ.
 c. Tình quê hương đất nước . d. Cả ba phương án ( a,b,c ) đều đúng.	

4. Từ nào sau đây là từ láy ?
 a. nặng nề 	 b. mặt mũi c. tươi tốt d. hoa hồng

5. Chỉ ra cặp từ trái nghĩa có trong câu ca dao sau:
 Nước non lận đận một mình
 Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
 Trả lời: Từ…………….. trái nghĩa với từ……………………

6. Thành ngữ nào sau đây có nghĩa là tráo trở, bội bạc ?
 a. Bảy nổi ba chìm. b. Qua cầu rút ván. 
 c. Tắt lửa tối đèn. d. Khua môi múa mép. 

II- TỰ LUẬN : ( 7 điểm )

Câu 1: ( 1,5 điểm )
 So sánh cụm từ ta với ta trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan với cụm từ ta với ta trong bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến. 

Câu 2: ( 5,5 điểm )
 Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.
 
 - Hết -
















Họ và tên:……........................... ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học: 2007 - 2008
Lớp:……………………………. Môn: Ngữ văn 7
 Thời gian: 90 phút 

ĐỀ 2
I- TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm )
1. Tác giả của bài thơ Rằm tháng giêng ( Nguyên tiêu ) là ai ? 
 a. Hồ Chí Minh b. Xuân Quỳnh c. Thạch Lam d. Nguyễn Trãi 

2. Bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh được viết theo thể thơ nào ?
 a. Thất ngôn tứ tuyệt b. Ngũ ngôn c. Thất ngôn bát cú d. Song thất lục bát 

3. Tình cảm ,thái độ thể hiện trong bài thơ Sông núi nước Nam ( Lý Thường Kiệt ) là gì ? 
 a. Tự hào về chủ quyền của dân tộc . c. Tin tưởng ở tương lai tươi sáng của dân tộc.
 b) Khẳng định quyết tâm chống ngoại xâm . d. Gồm hai phương án ( a và b ).	
 
4. Từ nào sau đây là từ ghép ?
 a. xinh xắn 	 b. nặng nề c. tươi tốt d. nhẹ nhõm

5. Chỉ ra cặp từ trái nghĩa có trong câu ca dao sau:
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con ?
 Trả lời: Từ…………….. trái nghĩa với từ……………………

6. Thành ngữ nào sau đây có nghĩa là tráo trở, bội bạc ?
 a. Tắt lửa tối đèn. b. Khua môi múa mép. 
 c. Ăn cháo đá bát. d. Bảy nổi ba chìm. 

II- TỰ LUẬN : ( 7 điểm )

Câu 1: ( 1,5 điểm )
 So sánh cụm từ ta với ta trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan với cụm từ ta với ta trong bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến. 

Câu 2: ( 5,5 điểm )
 Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.
 
- Hết -





 ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (Năm học: 07 – 08) 
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian: 90 phút

I) TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm )
 Đề 1: Câu 1: (b) ; Câu 2: (c) ; Câu 3: (d) ; Câu 4: (a) ; Câu 5: (lên - xuống ) ; Câu 6: (b) 
 Đề 2: Câu 1: (a) ; Câu 2: (a) ; Câu 3: (d) ; Câu 4: (c) ; Câu 5: (đầy - cạn ) ; Câu 6: (c)

II) TỰ LUẬN: ( 7 điểm )
Câu 1: ( 1,5 điểm ) HS nêu được những ý sau:
+ Cụm từ ta với ta trong hai bài thơ đều dùng để kết thúc bài thơ, đều trực tiếp thể hiện tâm trạng, cản xúc của chủ thể trữ tình.
+ Trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan: Hai từ ta trong cụm từ ta với ta dùng để chỉ một người, một tâm trạng. Đó là Bà Huyện với cái bóng của bà, với nỗi cô đơn thăm thẳm không biết chia sẻ cùng ai. Giữa cảnh trời mây, non nước bao la, hùng vĩ, vắng lặng, nỗi buồn nhớ nước thương nhà của nữ sĩ càng thêm ai hoài, khắc khoải và thấm thía, xót xa. Cụm từ ta với ta là cụm từ bộc lộ độ cô đơn gần như tuyệt đối của tác giả.
+ Trong bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến: Hai từ ta trong cụm từ ta với ta chỉ hai người đó là Nguyễn Khuyến và ông bạn già, chung một tâm trạng mừng vui vì đã lâu mới gặp nhau, vì cả hai vẫn còn khoẻ, còn nhớ đến nhau.
 Cụm từ ta với ta nói lên không cần phải vật chất đầy đủ như ý, mà chỉ cốt cái tình cũng đủ làm cho tình bạn thắm thiết. Quý nhau là quý ở cái tình ăn ở, đối xử với nhau. Chỉ những người tâm đầu ý hợp, thông cảm, gặp nhau đã đủ vui.
 Cụm từ ta với ta đã thể hiện một sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách.

Câu 2: ( 5,5 điểm ) 
Yêu cầu: - Viết đúng thể loại văn phát biểu cảm nghĩ ( Biểu cảm về một tác phẩm văn học ).
 - Thể hiện được một số ý theo dàn bài sau:
Mở bài: 
 Giới thiệu bài thơ và nêu cảm nghĩ chung về bài thơ.
Thân bài:
 Nêu những suy nghĩ và cảm xúc về bài thơ trên cơ sở phân tích giá trị nội dung và gía trị nghệ thuật của 4 câu thơ. Cần lưu ý một số ý sau:
 + Cảnh khuya ở núi rừng Việt Bắc:
 Thời gian: đêm khuya vắng lặng, tĩch mịch giữa núi rừng.
 Âm thanh: vẳng lại tiếng suối trong trẻo như tiếng hát xa.
 Ánh sáng: ánh trăng khuya chiếu xuống cây cổ thụ, sự hoà hợp của ánh sáng và cảnh vật: 
 trăng, cổ thụ, hoa… làm tăng thêm vẻ đẹp lung linh.
 + Tâm sự của tác giả:
 Cảnh rất đẹp, đẹp như tranh. Nhà thơ không ngủ, nhưng không phải là để thưởng thức vẻ 
 đẹp thiên nhiên mà là không ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Kết bài: 
 Những suy nghĩ vể bài thơ và tác giả bài thơ.




 


 Họ và tên:……............................. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học: 2007 - 2008
Lớp:……………………………… Môn: Ngữ văn 7
 Thời gian: 90 phút 
 
ĐỀ 1
 I- TRẮC NGHIỆM: ( 4 điểm )
 1. Tác giả của truyện ngắn Sống chết mặc bay là ai ? 
 a. Nguyễn Ái Quốc b. Phạm Duy Tốn c. Phạm Văn Đồng d. Đặng Thai Mai 

2. Văn bản nào không phải là văn bản nghị luận trong các văn bản sau ?
 a. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta . (Hồ Chí Minh) c. Ý nghĩa văn chương . (Hoài Thanh) 
 b. Sự giàu đẹp của tiếng Việt. (Đặng Thai Mai) d. Ca Huế trên sông Hương. (Hà Ánh Minh) 

3.Giá trị hiện thực của truyện ngắn Sống chết mặc bay là :
 a. Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống và sinh mạng của nhân dân với cuộc sống của bọn quan lại mà kẻ đứng đầu ở đây là tên quan phủ “ lòng lang dạ thú“.
 b. Thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của người dân do thiên tai và thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền đưa đến. 

4. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống ( phương thức lập luận - phương thức biểu cảm - phương thức kể, tả ).
 a. Thể loại tự sự chủ yếu dùng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 b. Thể loại nghị luận chủ yếu dùng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 c. Thể loại biểu cảm chủ yếu dùng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

5. Câu in đậm trong phần trích:“Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay!”(Phạm Duy Tốn) là loại câu gì?
 a. Câu chủ động b. Câu bị động c. Câu rút gọn d. Câu đặc biệt

6. Ý kiến nào sau đây được coi là ý kiến sai ? 
 a. Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác.
 b. Câu bị động có chủ ngữ chỉ đối tượng của hoạt động. 
 c. Câu chủ động có chủ ngữ chỉ chủ thể của hoạt động. 
 d. Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác.

7. Câu văn: ”Em học giỏi làm vui lòng cha mẹ.” có cụm C – V làm thành phần gì trong câu ? 
 a. Làm chủ ngữ . b. Làm phụ ngữ trong cụm động từ.
 c. Làm vị ngữ . d. Làm phụ ngữ trong cụm danh từ.

8. Xét theo ý nghĩa, phép liệt kê dùng trong câu văn sau thuộc kiểu liệt kê nào ? 
 “ Đê vỡ rồi thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày.” (Phạm Duy Tốn)
 a. Liệt kê tăng tiến. b. Liệt kê theo từng cặp
 c. Liệt kê không tăng tiến . d. Liệt kê không theo từng cặp.

II- TỰ LUẬN : ( 6 điểm )
 Ca dao có câu: Công cha như núi Thái Sơn
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. 
 Em hãy giải thích nội dung câu ca dao trên . 
 

 - Hết -


Họ và tên:…….................................. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học: 2007 - 2008
Lớp:………………………………… Môn: Ngữ văn 7
 Thời gian: 90 phút 
 
ĐỀ 2
I- TRẮC NGHIỆM: ( 4 điểm )
1. Tác giả của truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu là ai ? 
 a. Nguyễn Ái Quốc b. Phạm Duy Tốn c. Phạm Văn Đồng d. Đặng Thai Mai 

2. Văn bản nào không phải là văn bản nghị luận trong các văn bản sau ?
 a. Ca Huế trên sông Hương. (Hà Ánh Minh) b. Đức tính giản dị của Bác Hồ. (Phạm Văn Đồng) 
 b. Sự giàu đẹp của tiếng Việt. (Đặng Thai Mai) d. Ý nghĩa văn chương. (Hoài Thanh) 

3.Giá trị nhân đạo của truyện ngắn Sống chết mặc bay là :
 a) Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống và sinh mạng của nhân dân với cuộc sống của bọn quan lại mà kẻ đứng đầu ở đây là tên quan phủ “ lòng lang dạ thú“.
 b) Thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của người dân do thiên tai và thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền đưa đến. 
 
4. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống ( phương thức lập luận - phương thức biểu cảm - phương thức kể, tả ).
 a. Thể loại nghị luận chủ yếu dùng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 b. Thể loại biểu cảm chủ yếu dùng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 c. Thể loại tự sự chủ yếu dùng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

5. Câu in đậm trong phần trích:”Thưa rằng: Đang ở trong đình kia, cách đó chừng bốn năm trăm thước.”(Phạm Duy Tốn) là loại câu gì?
 a. Câu chủ động. b. Câu bị động. c. Câu rút gọn. d. Câu đặc biệt.

6. Ý kiến nào sau đây được coi là ý kiến sai ? 
 a. Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người,vật khác hướng vào. 
 b. Câu bị động có chủ ngữ chỉ đối tượng của hoạt động. 
 c. Câu chủ động có chủ ngữ chỉ chủ thể của hoạt động. 
 d. Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người,vật khác hướng vào.

7. Câu văn: ”Cha mẹ luôn mong muốn con cái thành đạt.” có cụm C – V làm thành phần gì trong câu ? 
 a. Làm chủ ngữ . b. Làm phụ ngữ trong cụm động từ.
 c. Làm vị ngữ . d. Làm phụ ngữ trong cụm danh từ.

8. Xét theo cấu tạo, phép liệt kê dùng trong câu văn sau thuộc kiểu liệt kê nào ? 
 “ Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam.” (Hà Ánh Minh)
 a. Liệt kê tăng tiến. b. Liệt kê theo từng cặp
 c. Liệt kê không tăng tiến . d. Liệt kê không theo từng cặp 

II- TỰ LUẬN : ( 6 điểm )
 Ca dao có câu: Công cha như núi Thái Sơn
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. 
 Em hãy giải thích nội dung câu ca dao trên . 
 
 - Hết -

 ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II (Năm học: 07 – 08) 
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian: 90 phút
 
I) TRẮC NGHIỆM: ( 4 điểm )
ĐỀ 1: Câu 1: (b) ; Câu 2: (d) ; Câu 3: (a) ; Câu 4: (a: phương thức kể, tả ; b: phương thức lập luận ;
 c: phương thức biểu cảm) ; Câu 5: (d) ; Câu 6: (d) ; Câu 7: (a) ; Câu 8: (a)
ĐỀ 2: Câu 1: (a) ; Câu 2: (a) ; Câu 3: (b) ; Câu 4: (a: phương thức lập luận ; b: phương thức biểu 
 cảm ; c: phương thức kể, tả) ; Câu 5: (c) ; Câu 6: (a) ; Câu 7: (b) ; Câu 8: (d)

II) TỰ LUẬN: ( 6 điểm )
Yêu cầu: - Viết đúng thể loại văn lập luận giải thích. Qua việc giải thích, phân tích các hình ảnh so sánh trong câu ca dao, bài làm cần nêu rõ công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.
 Để giải thích được câu ca dao trên, cần hiểu rõ hai hình ảnh so sánh. Một lấy chiều cao ngất trời của ngọn núi Thái Sơn, một lấy sự vô tận của dòng nước nguồn, để chỉ công lao to lớn không bao giờ có thể tính hết, kể hết của bố mẹ đối với con cái. Đây vốn là cách nói quen thuộc của ca dao.
 Để có thể hiểu rõ hơn vấn đề công cha, nghĩa mẹ do câu ca dao nêu lên, bài làm cần đặt ra và đi sâu vào các khía cạnh cụ thể trong công lao to lớn đó. Có thể nêu lên các khía cạnh:
Công lao sinh đẻ của cha mẹ.
Công lao nuôi dưỡng từ bé cho đến lớn, lúc khoẻ mạnh, lúc ốm đau.
Công lao dạy dỗ cho nên người: dạy dỗ về đạo lý làm người, dạy bảo các hiểu biết về cuộc đời,… 
 - Thể hiện được một số ý theo dàn bài sau: 
 I. Mở bài: (1 điểm) 
 - Ca dao có nhiều câu hay nói về tình cảm gia đình.
 - Nói về công ơn của cha mẹ đối với con cái, ông bà ta có câu:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
II. Thân bài: (4 điểm)
Giải thích ý nghĩa câu ca dao
Ý nghĩa các hình ảnh so sánh trong câu ca dao:
 - “ Núi Thái Sơn” là một ngọn núi cao nổi tiếng ở Trung Quốc.Văn học thường mượn hình ảnh này để so sánh, nói lên sự lớn lao của sự vật. Ví công cha như núi Thái Sơn, nhân dân ta muốn nói đến sự lớn lao của công lao đó.
 - “Nước trong nguồn chảy ra” không bao giờ cạn. Với quan niệm ấy, nhân dân ta muốn qua hình ảnh so sánh “nghĩa mẹ” với “nước trong nguồn chảy ra” để nói lên lòng yêu thương vô cùng, vô tận của người mẹ. 
 - Cả câu ca dao nói lên công ơn to lớn, vô cùng của cha mẹ đối với con cái. Qua đó nhân dân muốn giáo dục mọi người lòng biết ơn, kính trọng đối với cha mẹ.
b) Công lao của cha mẹ đối với con cái là to lớn và không bao giờ có thể kể hết được.
 - Công lao sinh ra ta. Không có cha mẹ thì không có bản thân mỗi người. Công lao này không gì có thể so sánh được. 
 - Công lao nuôi dưỡng từ bé cho đến lớn.
 - Công lao dạy dỗ cho nên người.
2. Ta phải làm gì để đền đáp công lao to lớn, vô cùng đó của cha mẹ?
III. Kết bài: (1 điểm)
 Nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người.
 Tình cảm và cách cư xử của bản thân mỗi người đối với cha mẹ là thước đo đầu tiên đánh giá tư cách đạo đức của mỗi người. Cha mẹ có công lao to lớn đối với bản thân ta, chúng ta phải kính yêu cha mẹ, vâng lời cha mẹ, học tập bà làm việc tốt để cha mẹ vui lòng,…

 
 




 Tiết:90
ĐỀ KIÊM TRA TIẾNG VIỆT 7 
Thời gian: 45 phút

Câu 1: (2 điểm)
 Hãy cho biết sự khác nhau giữa câu đặc biệt và câu rút gọn. Cho ví dụ về mỗi loại câu đó.
Câu 2: (2 điểm)
 Chỉ ra câu đặc biệt, câu rút gọn trong các phần trích sau:
 a) Công việc này, mong anh chị em thanh niên sốt sắng giúp sức. (Hồ Chí Minh)
 b) Đêm . Thành phố lên đèn như sao sa. (Hà Ánh Minh) 
 c) Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác tài Phán từ từ trôi. (Nguyên Hồng) 
 d) A hỏi: - Chị gặp anh ấy bao giờ ? 
 B trả lời: - Một đêm mùa xuân.
Câu 3: (2 điểm)
 Thêm trạng ngữ vào các câu sau và cho biết trạng ngữ thêm vào để làm gì ?
……………………………………., chúng em lao động tổng vệ sinh sân trường.
Chúng em cần phải cố gắng học tập thật giỏi………………………………………………….
Câu 4: (4 điểm)
 Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ “ Tấc đất tấc vàng “ , trong đó có dùng trạng ngữ trong câu. ( gạch chân các trạng ngữ có trong đoạn văn ).

ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM
Câu 1: (2 điểm, mỗi ý đúng 1 điểm.)
 - Câu đặc biệt không cấu tạo theo mô hình CN-VN . Câu đặc biệt không thể có CN và VN.
 - Câu rút gọn vốn là một câu bình thường nhưng bị rút gọn CN, VN hoặc cả CN và VN, ta có thể phục hồi lại CN và VN của câu.
Câu 2: (2 diểm, mỗi câu xác định đúng 0,5 điểm)
 - Câu rút gọn: a) …, mong anh chị em thanh niên sốt sắng giúp sức. (rút gon CN)
 b) Một đêm mùa xuân. (rút gọn cả CN và VN)
 - Câu đặc biệt: b) Đêm.
 c) Một đêm mùa xuân.
Câu 3: (2 điểm, mỗi câu đung 1 điểm)
Câu (a) có thể thêm trạng ngữ chỉ thời gian.
Câu (b) có thể thêm trạng ngữ chỉ mục đích.	
Câu 4: (4 điểm)
 - Yêu cầu đoạn văn có đủ từ 4 đến 5 câu, đúng nội dung yêu cầu. (2 điểm)
 - Đoạn văn ít nhất phải có một câu có trạng ngữ và chỉ ra đúng trạng ngữ trong câu đó. (2 điểm).















 Tiết:42
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA VĂN 7 
Thời gian: 45phút


I) TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm )
ĐỀ 1: Câu 1: (b,c) ; Câu 2: (a) ; Câu 3: (bốn câu / bảy chữ / 1,2,4) ; Câu 4: (1g-2e-3d-4b-5c-6a)
 Câu 5: (1d-2c-3a-4e-5b) ; Câu 6: (b)
ĐỀ 2: Câu 1: (a,b) ; Câu 2: (b) ; Câu 3: (tám câu / bảy chữ / 1,2,4,6,8 / 3,4 / 5,6) ; Câu 4: (1e-2g-3d-4c-5a-6b) Câu 5: (1d-2c-3a-4e-5b) ; Câu 6: (c)

II) TỰ LUẬN: ( 7 điểm )

 * Ghi lại đúng bài thơ “ Qua Đèo Ngang “ (2điểm / mỗi câu sai – 0,25 điểm)
 * Phân tích hai câu thơ cuối, nêu được các điểm sau:
 - Nghệ thuật tương phản ( trời non nước – mảnh tình riêng ) : Giữa mênh mông trời nước, thăm thẳm núi đèo với con người nhỏ bé, đơn chiếc đang ôm một mảnh tình riêng càng làm nổi bật tâm trạng cô đơn.
 - Cụm từ “ ta với ta “: tuy hai mà một, chỉ để nói về một con người, một nỗi buồn, một nỗi cô đơn, cô lẻ, không có ai sẻ chia ngoài trời, mây, non, nước bát ngát mênh mông, hoang vắng, lặng lẽ nơi đỉnh đèo xa lạ.
 - Tương quan giữa cảnh “ trời, non, nước “ với “ một mảnh tình riêng “ là tương quan đối lập, ngược chiều.
“ Trời, non, nước “ bát ngát rộng mở bao nhiêu thì “ mảnh tình riêng “ càng nặng nề khép kin bấy nhiêu. Cum từ “ ta với ta “ là cụm từ bộc lộ độ cô đơn gần như tuyệt đối. 



























 Tiết:46
ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 7 
Thời gian: 45 phút

 
 Câu 1: (2 điểm)
 Đọc kỹ đoạn văn sau và thống kê các đại từ, quan hệ từ, từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn văn. 
 “… Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều. Tôi dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thuỷ chẳng quan tâm đến chuyện đó, mắt nó cứ ráo hoảnh nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nấc lên khe khẽ…” 
 ( Khánh Hoài – Cuộc chia tay của những con búp bê )
 Câu 2: (2 điểm)
 Xác định các từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm trong các ngữ cảnh sau:
 a) Một cây làm chẳng nên non
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
 (Ca dao)
 b) Dù ai đi ngược về xuôi
 Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba. 
 (Ca dao)
 c) Con ngựa đá con ngựa đá.
 
 Câu 3: (2 điểm)
 Đặt câu có dùng các từ sau:
 a) Hậu quả c) Kết quả 
 b) Khắc phục	 d) Khuất phục
 
Câu 4: (4 điểm)
 Viết đoạn văn ngắn từ (3 đến 5 câu) trong đó có sử dụng từ đồng âm (hoặc từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa). Chỉ ra các từ đồng âm (hoặc từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa) trong đoạn văn em viết. 
 
 …..Hết….
 

 ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM

 
Câu 1: (2 điểm) Thống kê như sau:
 a) Đại từ: chúng tôi , tôi, em , nó , đó ; b) Quan hệ từ: của , cho , và ; c) Từ Hán Việt: Thuỷ , quan tâm
Câu 2: (2 điểm) Xác định như sau:
 a) Từ đồng nghĩa: non – núi ; b) Từ trái nghĩa: đi / về , ngược / xuôi ; c) Từ đồng âm: đá(ĐT); đá (DT)
Câu 3: (2 điểm) Đặt đúng mỗi câu 0,5 điểm 
 a) Việc làm của nó đã gây gậu quả rất nghiêm trọng.
 b) Kết quả học tập của em rất đáng khích lệ.
 c) Chúng ta phải khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
 d) Dân tộc ta không khuất phục trước mọi kẻ thù.
Câu 4: (4 điểm) Yêu cầu: 
 - Viết đoạn văn có nội dung rõ ràng, liên kết chặt chẽ. (1 điểm)
 - Có sử dụnh từ đồng âm (hoặc từ đồng nghĩa, trái nghĩa) phù hợp. (2 điểm)
 - Chỉ ra đúng các từ đồng âm (hoặc từ đồng nghĩa, trái nghĩa) có trong đoạn văn. (1 điểm)

 

 Tiết:98

 ĐỀ KIỂM TRA VĂN 7 
 Thời gian: 45 phút


Câu 1: (4 điểm)
 Chọn chép lại một câu tục ngữ mà em đã học hoặc sưu tầm được có chủ đề về “Thiên nhiên và lao động sản xuất” hoặc về “Con người và xã hội”. Nêu lên ý nghĩa, giá trị mà câu tục ngữ ấy thể hiện.

Câu 2: (4 điểm)
 Nêu đề tài nghị luận và luận điểm cơ bản trong các văn bản nghị luận sau:
 a) Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. (Hồ Chí Minh)
 b) Sự giàu đẹp của tiếng Việt. (Đặng Thai Mai)
 c) Ý nghĩa văn chương. (Hoài Thanh)
 d) Đức tính giản dị của Bác Hồ. (Phạm Văn Đồng)

Câu 3: (2 điểm)
 Trong bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” tác giả Phạm Văn Đồng có viết: “Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay.” Theo em, vì sao tác giả nói đó là cuộc sống thực sự văn minh?
 
…..Hết…..
 
 




ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM

 Câu 1: (4 điểm) Yêu cầu:
 - Ghi lại đúng một câu tục ngữ về “TN và LĐSX” , một câu tục ngữ về “CN và XH” (1 điểm)
 - Nêu lên được ý nghĩa, giá trị mà câu TN đó thể hiện. (3 điểm)
Câu 2: (4 điểm) Yêu cầu nêu đúng đề tài nghị luận và các luận điểm trong bốn văn bản nghị luận đã học.
 (Mỗi bài nêu đúng cả hai phần được 1 điểm)
 ( Xem bảng thống kê về các bài văn nghị luận đã học ở tiết 101 Ôn tập văn nghị luận)
Câu 3: (2 điểm)
 HS giải thích được: Vì đó là cuộc sống phong phú, cao đẹp về tinh thần, tình cảm, không màng đến hưởng thụ vật chất, không vì riêng mình.

File đính kèm:

  • docDe kiem tra(1).doc
Đề thi liên quan