Đề kiểm tra văn 9 học kì II thời gian: 90 phút

doc8 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1666 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra văn 9 học kì II thời gian: 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề kiểm tra văn 9 học kì ii 
Thời gian: 90 phút.
Đề1
Phần I. Trắc nghiệp khách quan.
Đọc kĩ đoạn văn và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng.
 “ Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Trên những con tầu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu á, châu Mỹ. Người đã sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thành thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga .. và người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng tất cả các nền văn hoá, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kỳ lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại…”
Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?
A. Hồ Chí Minh: Niềm hy vọng lớn nhất.
B. Phong cách Hồ Chí Minh
C. Đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
D. Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam
 2. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự.
C. Biểu cảm.
B. Miêu tả.
D. Lập luận.
 3. Theo tác giả đoạn trích, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã qua những nơi ?
A. Châu Phi, châu á, châu Âu, châu Mĩ.
B. Châu á, châu Phi, châu Mĩ và nước Anh.
C. Châu Mĩ, châu Phi, châu Âu và nước Pháp.
D. Châu Âu, châu úc, châu Phi và nước Pháp.
 4. Theo tác giả, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói và viết thạo những thứ tiếng nào?
A. Tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha.
B. Tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Hoa.
C. Tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Nga, tiếng Mĩ.
D. Tiếng Nga, tiếng Hoa, tiếng Pháp, tiếng Đức.
 5. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu các nền văn hoá theo cách nào?
A.Tiếp thu mọi cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản.
B. Tiếp thu mọi cái đẹp đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản.
C. Tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản.
D. Cả A, B và C đều sai.
 6. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một con người có phong cách văn hoá như thế nào?
A. Một nhân cách rất Việt Nam, rất bình dị.
B. Một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam.
C. Một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông. 
D. Một lối sống rất Việt Nam nhưng cũng rất mới, rất hiện đại.
 7. Dòng nào sau đây khái quát được nội dung đoạn chính của đoạn trích?
A. Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới.
B. Người cũng chịu ảnh hưởng tất cả các nền văn hoá, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản.
C. điều kỳ lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam… rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại
D. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh.
 8. Nét phong cách nổ bật của Chủ tịch Hồ Chí Minh là gì?
A. ảnh hưởng tất cả các nền văn hoá, tiếp thu mọi cái hay, cái đẹp.
B. Vẫn giữ được phong cách rất Việt Nam, rất phương Đông.
C. Vẫn giữ được cái gốc của văn hoá Việt Nam, không hề thay đổi qua năm tháng.
D. Một phong cách rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng cũng rất mới rất hiện đại.
 9. Trong câu: “ Trên những con tầu vượt trùng dương, người đã ghé thăm nhiều hải cảng” từ trùng dương được hiểu theo nghĩa nào?
A. Biển cả.
C. Biển có sóng to gío lớn.
B. Biển cả liên tiếp nối tiếp nhau.
D. Biển xanh.
10.Cụm từ nào trong câu (2)dùng để liên kết với câu (1)
 “Người cũng chịu ảnh hưởng tất cả các nền văn hoá, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kỳ lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam…”
A. Nhưng điều kỳ lạ là.
B. Tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó.
C. Đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc.
D. Cả A, B và C đều sai.
11. Điền tiếp một số từ vào khổ thơ sau cho hoàn chỉnh.
 “ Một mùa xuân nho nhỏ
 … dâng cho đời
 Dù là tuổi hai mươi
 Dù là khi tóc bạc.”
12. Khổ thơ là tấm lòng của nhà thơ nào sau đây,dâng tặng cho cuộc đời?
A. Viễn Phương.
C. Thanh Hải.
B. Nguyễn Duy.
D. Huy Cận.
13. Trong khổ thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. Hoán dụ – so sánh - đảo trật tự cú pháp.
B. So sánh - điệp từ - đảo trật tự cú pháp.
C. ẩn dụ – hoán dụ - đảo trật tự cú pháp.
D. ẩn dụ - điệp ngữ - hoán dụ
14. Từ nào trong những từ sau thể hiện sự tự nguyện hiến dâng âm thầm, mãnh liệt nhất.
A. Dâng.
C. Dù là.
E. Cả A, B, C.
B. Lặng lẽ.
D. Mùa xuân.
G. cả A, B, C, D.
15. Bài thơ trên đã trở thành bài hát được ưa thích, do ai phổ nhạc?
A. Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu.
C. Nhạc sĩ Trần Hoàn.
B. Nhạc sĩ Hoàng Hiệp
D. Nhạc sĩ Xuân Hồng.
16. Tên chính xác của bài thơ là:
A. Mùa xuân nho nhỏ.
C. Một mùa xuân nho nhỏ.
B. Mùa xuân và cuộc đời.
D. Sức sống mùa xuân.

Phần II. Tự luận.
Câu 1. Khi nói về mùa xuân đất nước, nhà thơ Thanh Hải đã sử dụng đảo trật tự cú pháp thành công trong khổ thơ sau:
 “ Mùa xuân người cầm súng
 Lộc gắt đầy trên lưng
 Mùa xuân người ra đồng
 Lộc trải dài nương mạ”
Hãy viết đoạn văn ngắn từ 6 – 8 câu phân tích sự thành công đó.
Câu 2. Suy nghĩ của em về cảm xúc mùa xuân trong lòng tác giả Thanh Hải được thể hiện trong khổ thơ sau:
 “ Ta làm con chim hót 
 Ta làm một cành hoa
 Ta nhập vào hoà ca
 Một nốt trầm xao xuyến
 Một mùa xuân nho nhỏ
 Lặng lẽ dâng cho đời
 Dù là tuổi hai mươi
 Dù là khi tóc bạc.”
`	(Mùa xuân nho nhỏ)































đề kiểm tra văn 9 học kì ii 
Thời gian: 90 phút.
Đề 2
Phần I. Trắc nghiệp khách quan.
 Lựa chọn phương án đúng.
Ngữ liệu 1.: “ Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng mong được đeo ấn phong hầu, mặc áo ấn trở về quê cũ, chỉ xin chàng ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi (1). Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường(2). Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế trẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng(3). Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú(4). Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng(5).
Câu 1. Đọn văn trên trích tác phẩm:
A. Truyền kì mạn lục.
C. Truyền ki tân phả.
B. Thánh Tông di tảo.
D. Hoàng Lê nhất thống chí.
Câu 2. Tác giả của đoạn truyện là:
A. Đoàn Thị Điểm.
C. Nguyễn Dữ.
B. Lê Thánh Tông.
D. Nguyễn B ỉnh Kiêm.
Câu3. Nhận định nói đúng nhất nội dung của đoạn văn trên:
A. Là lời dặn dò của bà mẹ đối với Trương Sinh.
B. Là lời dặn dò đây tình nghĩa của Vũ Nương đối với chồng.
C. Thể hiện Vũ Nương là người phụ nữ đảm đang, biết lo việc nhà.
Câu 4. Câu(4) của đoạn văn trên (thuộc kiểu câu) có sử dụng thành phần trạng ngữ là:
A. Đúng. 
B. Sai.
 Câu 5. Từ "mà"trong câu (3) thuộc loại :
A. Danh từ.
C. Động từ.
C. Phó từ.
D. Quan hệ từ.
 Câu 6. Cụm từ "chẳng dám mong được đeo ấn phong hầu" là :
A. Cụm danh từ.
B. Cụm động từ.
C. Cụm tính từ
 Câu 7. Câu(4) của đoạn văn trên thuộc kiểu câu:
A. Câu trần thuật.
C. Câu cảm thán.
B. Câu nghi vấn.
D. Câu cầu khiến.
 Ngữ liệu 2. "Người đồng mình thương lắm con ơi
 Cao đo nỗi buồn
 Xa nuôi chí lớn
 Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
 Sống trên đá không chê đa gập ghềnh
 Sống trong thung không chê thung nghèo đói.
 Sống như sông như suối
 Lên thác xuống ghềnh
 Không lo cực nhọc"...
Câu 8. Tác giả của bài thơ có đoạn trích trên là người dân tộc.
A. Thái.
C. Chăm.
C. Khơ me.
D. Tày.
 Câu 9. Bài thơ đó làm theo thể thơ:
A. Tự do.
B. Năm chữ.
C. Lục bát.
D. Tám chữ.
 Câu 10. Qua bài thơ này, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?
A. Tình yêu que hương sâu nặng.
B. Triết lí về cội nguồn sinh dưỡng của con người.
C. Niềm tự hào về sức sống bền bỉ của quê hương.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 11. Các từ " cao, xa" trong hai câu thơ:
	 " Cao đo nỗi buồn 
 Xa nuôi chí lớn." thuộc từ loại:
A. Danh từ.
B. Động từ.
C. Tính từ.
D. Phó từ
Câu 12. Cụm từ "Lên thác xuống ghềnh" là:
A. Tục ngữ.
C. Thành ngữ.
B. Ca dao.
D. Quán ngữ.
Phần II. Tự luận.
Câu 1. Em hãy viết một đoạn văn ( 7- 10 dòng )giới thiệu về tác giả Nguyễn Du. Trong đoạn văn có ít nhất hai câu sử dụng thành phần biệt lập. (Chỉ rõ những thành phần biệt lập đó)
Câu 2. Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1:
Trình bày những suy nghĩ của em về câu tục ngữ: " Uống nước nhớ nguồn"
Đề 2. Phân tích đoạn thơ:
	Dù ở gần con,
	Dù ở xa con,
	Lên rừng xuống bể,
	Cò sẽ tìm con,
	Cò mãi yêu con.
	Con dù lớn vẫn là con của mẹ
	Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con
	à ơi!
	Một con cò thôi
	Con cò mẹ hát
	1	Cũng là cuộc đời.
	Vỗ cánh qua nôi.
	Ngủ đi! Ngủ đi!
	Cho cánh cò, cánh vạc,
	Cho cả sắc trời
	Đến hát
	Quanh nôi.
	( " Con cò" - Chế Lan Viên)



















Đáp án đề 2: 
Trắc nghiệm
1- A
2 - C
3- B
4- A
5 - D
6 – B
7 - C
8 - D
9 - A
10 - D
11 - B
12 - C
 Tự luận:
Câu 1.(1 điểm)
- Giới thiệu đúng về Nguyễn Du (năm sinh, năm mất, quê hương, sự nghiệp…) (1điểm)	
- Hình thức (1 điểm): - Đúng dấu hiệu 1 đoạn văn.
	 - Liên kết chặt chẽ
	 	 - Có 2 thành phần biệt lập( trong 4 thành phần biệt lập đã học: tình thái, cảm thán, phụ chú, gọi - đáp)
Câu 2.(5 điểm)
1. Mở bài. (1 điểm)
	- giới thiệu nhà thơ CLV
	- Giới thiệu bài thơ “ Con cò”
	- Giới thiệu vị trí, khái quát đoạn trích
2. Thân bài (3 điểm)
a. Tình mẹ với con. (1,5 điểm)
	- Nghệ thuật: Điệp ngữ, thành ngữ, giọng điệu thiết tha, từ ngữ…kết hợp biểu cảm với nghị luận
	- Nội dung: Tình mẹ – con thiết tha bền chặt > tình mẫu tử thiêng liêng – là quy luật tình cảm muôn đời, bất diệt
b. Con cò- biểu tượng cho người mẹ và cũng là biểu tượng cho cuộc đời (10 câu cuối) (1,5 điểm)
	- Nghệ thuật: - Âm điệu lời ru
	 - Hình ảnh > ý nghĩa biểu tượng.
	 - Câu cảm thán, từ ngữ, hình ảnh ….
	- Nội dung: Con cò là biểu tượng của người mẹ và còn là biểu tượng của cuộc đời rộng mở nhân hậu, bao dung.
3. Kết bài: (1 điểm)
- Đánh giá ý nghĩa của đoạn thơ với toàn bài.
- ý nghĩa của bài thơ với cuộc đời
> Bộc lộ cảm xúc với mẹ, với tác giả.















đề kiểm tra văn 9 học kì ii 
Thời gian: 90 phút.
Đề2
Phần I. Trắc nghiệp khách quan.
Đọc kĩ đoạn văn và lựa chọn phương án đúng.
Ngữ liệu 1:
	Dù ở gần con,
	Dù ở xa con,
	Lên rừng xuống bể,
	Cò sẽ tìm con,
	Cò mãi yêu con.
	Con dù lớn vẫn là con của mẹ
	Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con
	(Trích “Con cò” – Ngữ văn 9 – tập II)
1. Tác giả của đoạn thơ trên:
A. Hữu Thỉnh.
C. Nguyễn Khoa Điềm.
B. Chế Lan Viên.
D. Y Phương.
2. Bài thơ ra đời trong thời kì:
A. Kháng chiến chống Pháp.
C. Miền Bắc hoà bình và xây dựng CNXH 
B. Kháng chiến chống Mĩ.
D. Sau 1975.
3. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ:
A. Bốn chữ.
C. Năm chữ.
B. Tự do.
D. tám chữ
4. Hình ảnh “ con cò” trong khổ thơ đựơc sáng tác bởi phép tu từ:
A. Nhân hoá.
C. Hoán dụ
B. So Sánh.
D. ẩn dụ 
5. ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong bài thơ là:
A. Hình ảnh người mẹ vất vả nhọc nhằn nhưng giàu lòng thương con.
B. Tình cảm âu yếm thiết tha của mẹ dành cho con.
C. Tấm lòng người mẹ và những lời hát ru.
D. Cả 3 đều đúng.
6. Từ “dù” trong câu “ Con dù lớn vẫn là con của mẹ” là quan hệ từ chỉ:
A. Nguyên nhân.
C. Nhượng bộ.
B. Điều kiện.
D. Giả tthiết.
7. Tổ hợp từ “ Lên rừng xuống bể” được xếp vào loại:
A. Thành ngữ.
C. Khẩu ngữ.
B. Tực ngữ.
D. Ca dao.
Ngữ liệu 2:
 “ Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chay xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó dựng đứng lên.”
(“ Chiếc lược ngà” – Nguyễn Quang Sáng)
8. Nhận định nói đúng nhất ý nghĩa nội dung đoạn trích:
A. Nói lên tình cảm yêu thương thắm thiết của ông Sáu đối với con.
B. Nói lên sự tỉnh ngộ của bé Thu sau một thời gian hiểu lầm cha.
C. Nói lên tình yêu thương và nỗi mong nhớ của bé Thú với người cha bị rồn nén bấy lâu nay bùng ra mạnh mẽ.
D. Nói lên sự sợ hãi, buồn tủi của bé Thu khi biết cha nó phải đi xa.
9. Phép liên kết câu chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên là:
A. Phép lặp.
C. Phép nối.
B. Phép thế.
D. Phép liên tưởng.
10. Câu văn “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa” sử dụng biện pháp nghệ thuật:
A. Nhân hoá.
C. Hoán dụ
B. So Sánh.
D. ẩn dụ 
11. “Tôi” trong câu “Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó dựng đứng lên.” là :
A. Tác giả.
C. Mẹ bé Thu.
B. Bạn ông Sáu – người kể chuyện.
D. Bà ngoại bé Thu.
12. Người đọc biết được truyện “ Chiếc lược ngà” viết về vùng đất Nam Bộ là nhờ:
A. Nhờ tên tác giả
C. Nhờ tên các địa danh trong truyện
B. Nhờ tên tác phẩm.
D. Nhờ tên các nhân vật chính trong truyện
Phần II. Tự luận.(7 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
Viết đoạn văn từ 5 -7 câu giới thiệu về tác giả Nguyễn Khoa Điềm trong đó có sử dụng thành phần phụ chú.
Câu 2. (5 điểm)
Học sinh chọn 1 trong 2 đề sau.
Đề1. Suy nghĩ của em từ câu ca dao:
“ Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Đề 2. Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương.




File đính kèm:

  • docDe kiem tra Ngu van HK II lop 9.doc
Đề thi liên quan