Đề kiểm tra Văn lớp 7 (tiết 42) - Năm học 2008-2009 - Trường THCS Quỳnh Hồng

doc4 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 1578 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Văn lớp 7 (tiết 42) - Năm học 2008-2009 - Trường THCS Quỳnh Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS
Quỳnh Hồng
Đề kiểm tra văn lớp 7 (tiết 42)
Thời gian làm bài: 45 phút
Năm học: 2008 - 2009
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Đọc kĩ câu hỏi rồi lựa chọn phương án trả lời đúng nhất
Câu 1: Thể thơ của bài thơ Bánh trôi nước không giống với thể thơ của bài thơ nào sau đây?
A. Phò giá về kinh
B. Sông núi nước Nam
C. Thiên Trường vãn vọng
D. Hồi hương ngẫu thư
Câu 2: Bài thơ “Sông núi nước Nam” ra đời trong cuộc kháng chiến nào?
A. Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng
B. Lí Thường Kiệt chống quân Tống trên sông Như Nguyệt
C. Trần Quang Khải chống giặc Mông- Nguyên ở bến Chương Dương
D. Quang Trung đại phá quân Thanh
Câu 3: Cảnh tượng được miêu tả trong bài thơ “Thiên Trường vãn vọng” là cảnh tượng như thế nào?
A. Rực rỡ và diễm lệ
B. Hùng vĩ và tươi tắn
C. Huyền ảo và thanh bình
D. U ám và buồn bã
Câu 4: Dòng nào sau đây không phù hợp khi miêu tả chiếc bánh trôi nước?
A. Hình tròn, trắng mịn
B. Nhân son đỏ
C. Được hấp trên nước
D. Có thể rắn hoặc nát
Câu 5: Đèo Ngang thuộc địa phương nào?
A. Đà Nẵng
B. Quảng Bình
C. Nơi giáp ranh giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Bình
D. Nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh
Câu 6: Bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” được tác giả viết trong hoàn cảnh nào?
A. Mới rời quê ra đi
B. Xa nhà xa quê đã lâu
C. Xa quê rất lâu nay mới trở về
D. Sống ở ngay quê nhà
Câu 7: Vẻ đẹp của cảnh trí Côn Sơn là vẻ đẹp gì?
A. Tươi tắn và đầy sức sống
B. Kì ảo và lộng lẫy
C. Yên ả và thanh bình
D. Hùng vĩ và náo nhiệt
Câu 8: Nhân vật trữ tình “Ta” trong bài thơ là người như thế nào?
A. Tinh tế nhạy cảm với thiên nhiên
B. Tâm hồn thanh cao, trong sáng
C. Tâm hồn giao cảm tuyệt đối với thiên nhiên
D. Gồm cả 3 ý trên
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về một bài ca dao mà em thích nhất

Trường THCS
Quỳnh Hồng
Đề kiểm tra văn lớp 7 (tiết 42)
Thời gian làm bài: 45 phút
Năm học: 2008 - 2009
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Đọc kĩ câu hỏi rồi lựa chọn phương án trả lời đúng nhất
Câu 1: Thể thơ của bài thơ “Qua Đèo Ngang” giống với thể thơ của bài thơ nào sau đây?
A. Phò giá về kinh
B. Sông núi nước Nam
C. Bạn đến chơi nhà
D. Hồi hương ngẫu thư
Câu 2: Qua hình ảnh chiếc Bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương muốn nói gì về người phụ nữ?
A. Vẻ đẹp hình thể
B. Vẻ đẹp tâm hồn
C. Số phận bất hạnh
D. Vẻ đẹp và số phận long đong
Câu 3: Nội dung nào quyết định giá trị bài thơ “Bánh trôi nước”?
A. Miêu tả Bánh trôi nước
B. Phản ánh thân phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội cũ
C. Lên án cuộc chiến tranh phi nghĩa đã chia cắt hạnh phúc lứa đôi
D. Phản ánh hiện thực chia li phũ phàng
Câu 4: Cảnh Đèo Ngang được miêu tả trong thời điểm nào?
A. Xế trưa
B. Xế chiều
C. Ban mai
D. Đêm khuya
Câu 5: Tâm trạng của tác giả thể hiện qua bài thơ Qua Đèo Ngang là tâm trạng như thế nào?
A. Yêu say trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước
B. Đau xót ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương
C. Buồn thương da diết khi phải sống trong cảnh ngộ cô đơn
D. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước
Câu 6: Hình ảnh nào sau đây không được nói tới trong đoạn trích Bài ca côn sơn?
A. Bóng trăng
B. Bóng trúc
C. Rừng thông
D. Suối chảy
Câu 7: Bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” là của tác giả nào?
A. Đỗ Phủ
B. Lí Bạch
C. Tương Như
D. Trương Kế
Câu 8: Dòng nào sau đây có nghĩa là “dòng sông phía trước”?
A. tử yên
B. tiền xuyên
C. tam thiên
D. cửu thiên
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Em hiểu gì về Nguyễn Khuyến và tình bạn của ông sau khi học xong bài thơ “Bạn đến chơi nhà”? (Hãy viết một đoạn văn biểu cảm từ 8 đến 10 câu).



Trường THCS
Quỳnh Hồng
Đề kiểm tra văn lớp 7 (tiết 42)
Thời gian làm bài: 45 phút
Năm học: 2008 - 2009
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Đọc kĩ câu hỏi rồi lựa chọn phương án trả lời đúng nhất
Câu 1: Thể thơ của bài thơ “Sông núi nước Nam” không giống với thể thơ của bài thơ nào sau đây?
A. Tĩnh dạ tứ
B. Thiên trường vãn vọng
C. Xa ngắm thác núi Lư
D. Hồi hương ngẫu thư
Câu 2: Các từ “trắng, tròn” trong bài thơ Bánh trôi nước gợi tính chất nào của sự vật?
A. Trong sạch
B. Tinh khiết
C. Khoẻ mạnh, hoàn hảo
D. Cả 3 phương án A, B, C đều đúng
Câu 3: Phủ Thiên Trường thuộc địa phương nào?
A. Nam Định
B. Hà Nội
C. Hà Nam
D. Ninh Bình
Câu 4: Nhà thơ Lí Bạch được mênh danh là:
A. Tiên thơ
B. Thánh thơ
C. Thần thơ
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 5: Vẻ đẹp của bức tranh núi Lư là?
A. Hiền hoà, thơ mộng
B. Tráng lệ, kì ảo
C. Hùng vĩ, tĩnh lặng
D. Êm đềm, thần tiên
Câu 6: Chủ đề của bài thơ “Tĩnh dạ tứ” là:
A. Lên núi nhớ bạn
B. Trông trăng nhớ quê
C. Non nước hữu tình
D. Trước cảnh sinh tình
Câu 7: Chữ “vọng” trong câu thơ “Cử đầu vọng minh nguyệt” có nghĩa là gì?
A. ánh sáng
B. Trông xa
C. Cúi xuống
D. Cảm nghĩ
Câu 8: Trong câu thơ “Đã bấy lâu nay bác đến nhà” (Bạn đến chơi nhà- Nguyễn Khuyến) tác giả gọi bạn là “bác”, cách xưng hô này có ý nghĩa gì?
A. Bền chặt, thân thiết, thuỷ chung
B. Tỏ niềm chờ đợi bạn đến chơi đã lâu
C. Thân tình, gần gũi, tôn trọng tình cảm bạn bè
D. Hồ hởi, vui vẻ, thoả lòng
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Em hiểu gì về Nguyễn Khuyến và tình bạn của ông sau khi học xong bài thơ “Bạn đến chơi nhà”? (Hãy viết một đoạn văn biểu cảm từ 8 đến 10 câu).





Trường THCS
Quỳnh Hồng
Đề kiểm tra văn lớp 7 (tiết 42)
Thời gian làm bài: 45 phút
Năm học: 2008 - 2009
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Đọc kĩ câu hỏi rồi lựa chọn phương án trả lời đúng nhất
Câu 1: Thể thơ của bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” không giống với thể thơ của bài thơ nào sau đây?
A. Tĩnh dạ tứ
B. Thiên trường vãn vọng
C. Sông núi nước Nam
D. Hồi hương ngẫu thư
Câu 2: Bài thơ “Sông núi nước Nam” ra đời trong cuộc kháng chiến nào?
A. Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng
B. Lí Thường Kiệt chống quân Tống trên sông Như Nguyệt
C. Trần Quang Khải chống giặc Mông- Nguyên ở bến Chương Dương
D. Quang Trung đại phá quân Thanh
Câu 3: Dòng nào sau đây không phù hợp khi miêu tả chiếc bánh trôi nước?
A. Hình tròn, trắng mịn
B. Nhân son đỏ
C. Được hấp trên nước
D. Có thể rắn hoặc nát
Câu 4: Nội dung nào quyết định giá trị bài thơ “Bánh trôi nước”?
A. Miêu tả Bánh trôi nước
B. Phản ánh thân phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội cũ
C. Lên án cuộc chiến tranh phi nghĩa đã chia cắt hạnh phúc lứa đôi
D. Phản ánh hiện thực chia li phũ phàng
Câu 5: Tâm trạng của tác giả thể hiện qua bài thơ Qua Đèo Ngang là tâm trạng như thế nào?
A. Yêu say trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước
B. Đau xót ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương
C. Buồn thương da diết khi phải sống trong cảnh ngộ cô đơn
D. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước
Câu 6: Vẻ đẹp của bức tranh núi Lư là?
A. Hiền hoà, thơ mộng
B. Tráng lệ, kì ảo
C. Hùng vĩ, tĩnh lặng
D. Êm đềm, thần tiên
Câu 7: Trong câu thơ “Đã bấy lâu nay bác đến nhà” (Bạn đến chơi nhà- Nguyễn Khuyến) tác giả gọi bạn là “bác”, cách xưng hô này có ý nghĩa gì?
A. Bền chặt, thân thiết, thuỷ chung
B. Tỏ niềm chờ đợi bạn đến chơi đã lâu
C. Thân tình, gần gũi, tôn trọng tình cảm bạn bè
D. Hồ hởi, vui vẻ, thoả lòng
Câu 8: Chữ “vọng” trong câu thơ “Cử đầu vọng minh nguyệt” có nghĩa là gì?
A. ánh sáng
B. Trông xa
C. Cúi xuống
D. Cảm nghĩ
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về một bài ca dao mà em thích nhất

File đính kèm:

  • docDe kiem tra van lop 7 tiet 42.doc