Đề kiểm tra Văn - Tiếng Việt 7 học kì II
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Văn - Tiếng Việt 7 học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra văn – Học kì II Họ và tên: ..................................... Lớp: ................. Phần I: Trắc nghiệm (6 điểm) Câu 1: Nhận xét nào sau đây giúp phân biệt rõ nhất tục ngữ và ca dao? A. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, còn ca dao, câu đơn giản nhất cũng phải là một cặp lục bát. B. Tục ngữ nói đến kinh nghiệm lao động sản xuất, còn ca dao nói đến tư tưởng tình cảm của con người. C. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, ổn định, thiên về lí trí, nhằm nêu lên những nhận xét khách quan còn ca dao là thơ trữ tình, thiên về tình cảm, nhằm phô diễn nội tâm con người. D. Cả A,B,C đều sai. Câu 2: Những câu tục ngữ được biểu đạt theo phương thức nào? A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm. D. Nghị luận. Câu 3: Vấn đề nghị luận của bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” nằm ở vị trí nào? A. Câu mở đầu tác phẩm. C. Câu mở đầu đoạn ba. B. Câu mở đầu đoạn hai. D. Phần kết luận. Câu 4: Bài văn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được viết trong thời kì nào? A. Thời kì kháng chiến chống Mĩ. C. Thời kì đất nước ta xây dựng CNXH ở miền Bắc. B. Thời kì kháng chiến chống Pháp. D. Những năm đầu thế kỉ XX. Câu 5: Những sắc thái nào của tinh thần yêu nước được tác giả đề cập đến trong bài văn của mình? A. Tiềm tàng, kín đáo. B. Biểu lộ rõ ráng, đầy đủ. C. Khi thì tiềm tàng, kín đáo; lúc lại biểu lộ rõ ràng, đầy đủ. D. Luôn luôn mạnh mẽ, sôi sục. Câu 6: Để chứng minh sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt, trong bài văn của mình, Đặng Thai Mai đã sử dụng kiểu lập luận gì? A. Chứng minh. C. Kết hợp chứng minh, giải thích và bình luận vấn đề. B. Giải thích. D. Kết hợp phân tích và chứng minh vấn đề. Câu 7: Bài viết “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” của Đặng Thai Mai gần với văn phong nào? A. Văn phong khoa học. C. Văn phong báo chí. B. Văn phong nghệ thuật. D. Văn phong hành chính. Câu 8: Chứng cứ nào không được tác giả dùng để chứng minh “cái hay” của tiếng Việt? A. Dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt. B. Ngữ pháp uyển chuyển, chính xác. C. Một thứ tiếng giàu chất nhạc. D. Thoả mãn nhu cầu trao đổi tình cảm, ý nghĩ giữa người với người. Câu 9: Chứng cứ nào không được tác giả dùng để chứng minh “cái đẹp” của tiếng Việt? A. Một thứ tiếng giàu chất nhạc. B. Dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt. C. Rành mạch trong lối nói. D. Hệ thống nguyên âm và phụ âm phong phú. Câu 10: Để làm sáng tỏ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã sử dụng các dẫn chứng như thế nào? A.Những dẫn chứng mà chỉ có tác giả mới biết. B. Những dẫn chứng cụ thể, phong phú, toàn diện và xác thực. C. Những dẫn chứng đối lập với nhau. D. Những dẫn chứng lấy từ các sáng tác thơ văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu 11: Theo em quan niệm nào về văn chương sau đây có thể bổ sung cho quan niệm của Hoài Thanh? A. Văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người. B. Văn chương bắt nguồn từ thế giới thần bí bên ngoài con người. C. Văn chương bắt nguồn từ việc muốn biết trước tương lai của con người. D. Văn chương bắt nguồn từ việc muốn tìm hiểu quá khứ của con người. Câu 12: Tại sao nói “ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh là văn bản nghị luận văn chương? A. Vì dẫn chứng trong bài viết là các tác phẩm văn chương. B. Vì tác giả nói về nguồn gốc và ý nghĩa của văn chương. C. Vì phạm vi nghị luận là vấn đề của văn chương. D. Cả A, B và C đều sai. PhầnII: Tự luận (4 điểm) Hãy viết một đoạn văn chứng minh rằng: văn chương rất có ý nghĩa đối với cuộc sống con người. Đề kiểm tra tiếng việt – Học kì II Họ và tên: ..................................... Lớp: ................. Câu 1: Câu “Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn” được rút gọn thành phần nào? A. Trạng ngữ C. Vị ngữ B. Chủ ngữ D. Bổ ngữ Câu 2: Câu đặc biệt là gì? A. Là câu cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ. B. Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ. C. Là câu chỉ có chủ ngữ. D. Là câu chỉ có vị ngữ. Câu 3: Trong các loại từ sau, từ nào không được dùng trong câu đặc biệt để bộc lộ cảm xúc? A. Từ hô gọi. C. Quan hệ từ. B. Từ tình thái. D. Số từ. Câu 4: Đọc bảng sau đây rồi đánh dấu vào ô thích hợp. STT Tác dụng Câu đặc biệt Bộc lộ cảm xúc Liệt kê, thông báo Xác định thời gian, nơi chốn Gọi đáp 1 Ôi! Trăm hai mươi lá bài đen đỏ, có cái ma lực gì mà run rủi cho quan mê được như thế? 2 Mẹ ơi! Chị ơi! Em đã về. 3 Khi thì ở chợ Cuối Chắm, ở đò Tràng Thưa, khi lại về phố Rỗ, chợ Bì, chợ Bưởi. 4 Cánh đồng làng. 5 Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Câu 5: Gạch chân những câu rút gọn trong những trường hợp sau rồi đánh dấu vào ô thích hợp. STT Rút gọn thành phần Câu rút gọn Chủ ngữ Vị ngữ Cả CN và VN Khôi phục lại thành phần bị rút gọn 1 Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười. 2 Đi thôi con. 3 Uống nước nhớ nguồn. 4 Mỗi Đảng viên cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức Cách mạng... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch. Câu 6: Hãy viết một đoạn văn (Khoảng 8 đến 10 dòng) rồi gạch chân những trạng ngữ mà em đã sử dụng trong đoạn văn đó.
File đính kèm:
- De KT Van Tieng Viet HK II lop 7.doc