Đề kiểm tra Vật lý 10 chuẩn - Học kì 1 - Đề số 12

doc5 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1102 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Vật lý 10 chuẩn - Học kì 1 - Đề số 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD-ĐT Tỉnh Đăk Lăk	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I –NĂM HỌC 2006 -2007 
Trường THPT Krông Bông	 Môn : Vật lý 10 – Ban cơ bản
	 @...&...?	Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Mã đề : 001
 1. Hai chiếc tàu thủy có khối lượng lần lượt là m1=10.000 tấn và 50.000 tấn trên mặt biển cách nhau 10km. Lực hấp dẫn giữa chúng là: 
	A. 33,35.10-5N. 	B. 3,335N. 	C. 0,3335N. 	D. 33,35.10-11N. 
 2. Một chiếc xe lăn đang chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a=1m/s2 trên một máng nghiêng. Lúc bắt đầu khảo sát xe đang ở phía dưới cách đỉnh máng nghiêng 30cm và có vận tốc v=0,5m/s. Chọn chiều dương là chiều chuyển động, gốc tọa độ tại đỉnh máng nghiêng. Phương trình chuyển động của xe là: 
	A. x=0,3 + 0,5t + t2 (m). 	B. x=30 + 0,5t - 0,5t2 (m). 
	C. x=0,3 + 0,5t + 0,5t2 (m).	D. x=30 + 0,5t + t2 (m). 
 3. Một lò xo có độ cứng k=100N/m. Để lò xo dãn ra 1cm thì treo vật có khối lượng là bao nhiêu? Lấy g=10m/s2.
	A. 0,01kg. 	B. 100 g. 	C. 100kg. 	D. 1kg. 
 4. Hai ôtô A và B chạy cùng chiều trên một đoạn đường thẳng. Xe A có vận tốc 60km/h, xe B có vận tốc 80km/h. Vận tốc của xe A đối với xe B là: 
	A. 20km/h. 	B. -20km/h. 	C. 140km/h. 	D. -140km/h. 
 5. Một lò xo có chiều dài ban đầu l0=18cm. Khi kéo lò xo với một lực F=2N thì lò xo dài 20cm. Độ cứng của lò xo có giá trị nào trong các giá trị sau: 
	A. 0,1N/m. 	B. 10N/m. 	C. 50N/m. 	D. 100N/m. 
 6. Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc v=10m/s. Tầm xa của vật 20m. Tính độ cao điểm ném. Lấy g=10m/s2. 
	A. h=30m. 	B. h=15m. 	C. h=10m. 	D. h=20m. 
 7. Một vật được ném theo phương ngang với vận tốcv0 =15m/s ở độ cao 45m so với mặt đất. Lấy g=10m/s2. Tầm bay xa của vật là: 
	A. 60m. 	B. 30m. 	C. 20m. 	D. 45m. 
 8. Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục ox có dạng :x = 10 + 2t + 5t2 (x đo bằng mét, t đo bằng giây). Quãng đường của chất điểm đi được sau 2s là : 
	A. 34m 	B. 17m 	C. 24m 	D. 30m 
 9. Một vật có khối lượng m=2kg đang trượt trên mặt phẳng ngang có hệ số ma sát trượt m=0,5, lấy g=10m/s2. Độ lớn của lực ma sát là: 
	A. 10N. 	B. 40N 	C. 4N. 	D. 1N. 
 10. Trường hợp nào sau đây không thể coi là chất điểm. 
	A. Chiếc xe ôtô trong bãi đỗ xe. 
	B. Con kiến bò trên tường. 
	C. Chiếc ô tô đang chạy trên đường từ Krông bông đi Đà Nẵng. 
	D. Một người nông dân ở ngoài đồng ruộng. 
 11. Câu nào sau đây đúng: 
	A. Gia tốc trong chuyển động nhanh dần đều có phương, chiều và độ lớn không đổi.
 	B. Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều bao giờ cũng lớn hơn gia tốc trong chuyển động thẳng chậm dần đều. 
	C. Chuyển động nhanh dần đều có gia tốc lớn thì vận tốc lớn 
	D. Chuyển động thẳng biến đổi có gia tốc tăng, giảm theo thời gian. 
 12. Một đoàn tàu bắt đầu rời ga, chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a=0,5m/s2. Sau 20s đoàn tàu đạt được vận tốc là: 
	A. 60km/h. 	B. 54km/h. 	C. 36km/h. 	D. 30km/h. 
 13. Thả một vật nặng rơi từ trên cao xuống mặt đất (coi vật rơi tự do), lấy g = 10m/s2 . Tính quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian 3s đầu tiên là: 
	A. 20m 	B. 45m 	C. 90m 	D. 30m 
 14. Một chiếc xe đang chuyển động với vận tốc 72km/h thì hãm phanh, chuyển động chậm dần đều và đi được một quãng đường 100m thì dừng lại. Gia tốc chuyển động xe là: 
	A. 4m/s2. 	B. 3m/s2. 	C. 2m/s2. 	D. 1m/s2. 
 15. Trong chuyển động thẳng đều: 
	A. Quãng đường đi được tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động 
	B. Tọa độ tỉ lệ với thời gian 
	C. Tọa độ tỉ lệ thuận với vận tốc 
	D. Quãng đường đi được tỉ lệ thuận với vận tốc 
 16. Một chiếc xe lăn có khối lượng m = 1kg được kéo bởi một lực F=3N, hệ số ma sát lăn 
m =0,2 . Gia tốc của xe là: (lấy g=10m/s2) 
	A. 3m/s2. 	B. 0,5m/s2. 	C. 2m/s2. 	D. 1m/s2. 
 17. Trong chuyển động của các vật sau đây vật nào có thể coi là chuyển động rơi tự do. 
	A. Một con chim đang bay. 
	B. Một phi công đang nhảy dù. 
	C. Một chiếc máy bay giấy được một học sinh ném lên. 
	D. Một hòn bi sắt rơi từ trên cao xuống. 
 18. Một ơtơ chuyển động đều trên một đường thẳng và cứ một giờ đi được 80km. Bến xe nằm ở đầu đoạn đường một ơtơ xuất phát từ một địa điểm cách bến xe 3km. Chọn bến xe làm vật làm mốc, thời điểm ơtơ xuất phát làm mốc thời gian và chọn chiều chuyển động của ơtơ làm chiều dương. Phương trình chuyển động của ơtơ trên đoạn đường này là: 
	A. x= 80t (km) 	B. x= (80-3)t (km) 	C. x= 3+80t (km) 	D. x= 3-80t (km) 
 19. Một vật chuyển động với phương trình: x=5+2t (x đo bằng m, t đo bằng giây). Kết luận nào sau đây đúng. 
	A. Vật chuyển động thẳng đều theo chiều dương với vận tốc 2m/s.
 	B. Vật chuyển động thẳng đều với vận tốc 5m/s. 
	C. Vật chuyển động nhanh dần đều với gia tốc bằng 2m/s2. 
	D. Vật chuyển động chậm dần đều với vận tốc ban đầu 5m/s. 
 20. Cùng một lúc tại hai địa điểm A và B cách nhau 12km cĩ hai ơtơ chuyển động cùng chiều trên đoạn đường thẳng đi từ A đến B. Vận tốc của ơtơ chạy từ A là 60km/h và xe chạy từ B là 54km/h. Chọn A làm gốc toạ độ chiều chuyển động của hai xe là chiều dương. Phương trình chuyển động của hai xe là: 
	A. Ơtơ chạy từ A: xA= 60t	Ơtơ chạy từ B: xB= 12+ 54t 
 	B. Ơtơ chạy từ A: xA= 60t	Ơtơ chạy từ B: xB= 12- 54t 
	C. Ơtơ chạy từ A: xA= 12+60t	Ơtơ chạy từ B: xB= -54t 
	D. Ơtơ chạy từ A: xA= -60t	Ơtơ chạy từ B: xB= 12+ 54t 
 21. Lực đàn hồi không có đặc điểm nào sau đây: 
	A. tỉ lệ với độ biến dạng. 	B. không có giới hạn. 
	C. xuất hiện khi vật biến dạng. 	D. ngược hướng với biến dạng. 
 22. Một vật chuyển động với phương trình : x = 3t + t2 (m, s), kết luận nào sau đây sai? 
	A. a = 1 m/s2. 	B. x0= 0. 	C. v = 3 m/s 	D. a = 2 m/s. 
 23. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào sai? 
	A. Gia tốc của một vật tỉ lệ với lực tác dụng và tỉ lệ nghịch với khối lượng của chúng.
 	B. Hai chất điểm đặt gần nhau luôn hút nhau một lực tỉ lệ với tích của hai khối lượng và tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa chúng. 
	C. Hai vật có khối lượng đặt gần nhau luôn đẩy nhau với một lực tỉ lệ với tích độ lớn của hai khối lượng và tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa chúng. 
	D. Hai vật có khối lượng càng lớn thì lực hấp dẫn của chúng càng lớn. 
 24. Hai viên bi có khối lượng bằng nhau, viên bi thứ nhất chuyển động thẳng đều đến va chạm vào viên bi thứ hai làm cho viên bi thứ hai chuyển động với gia tốc a=2m/s2. Hỏi viên bi thứ nhất chuyển động với gia tốc bằng bao nhiêu? 
	A. 1m/s2. 	B. 2m/s2. 
	C. Viên bi thứ nhất vẫn chuyển động thẳng đều. 	D. Chưa đủ dữ kiện để kết luận. 
 25. Khi nói về hệ số ma sát trượt, điều nào sau đây sai: Hệ số ma sát trượt. 
	A. tỉ lệ với áp lực lên mặt phẳng giá đỡ.
 	B. không có đơn vị. 
	C. có thể nhỏ hơn 1. 	
	D. phụ thuộc vào bản chất, tính chất của mặt tiếp xúc. 
 26. Một vật có khối lượng m=5kg, chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a=1m/s2. Hợp lực tác dụng lên vật là. . . . . . 
	A. 5N. 	B. 1N. 	C. 0,2N 	D. 3N. 
 27. Khi tăng khoảng cách giữa hai chất điểm lên 2 lần thì lực hấp dẫn giữa chúng sẽ: 
	A. giảm 2 lần. 	B. tăng 2 lần. 	C. giảm 4 lần. 	D. tăng 4 lần. 
 28. Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào các yếu tố nào sau đây: 
	A. Áp lực của vật tác dụng lên bề mặt. 	B. Bản chất của bề mặt.
 	C. Diện tích tiếp xúc của bề mặt. 	D. Hệ số ma sát trượt. 
 29. Trọng lực tác dụng lên một vật có: 
	A. điểm đặt và độ lớn luôn thay đổi. 
	B. điểm đặt tại tâm của vật, phương nằm ngang. 
	C. điểm đặt tại tâm của vật, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống. 
	D. điểm đặt tại tâm của vật, phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên. 
 30. Một xe ôtô chuyển động chậm dần đều với vận tốc ban đầu là10 m/s và gia tốc là 0,5m/s2. Quãng đường đi được đến khi dừng lại là: 
	A. 200m. 	B. 300m. 	C. 400m. 	D. 100m. 
 31. Người ta lợi dụng tính chất gì sau đây để giũ sạch bụi trên quần áo. 
	A. vận tốc. 	B. quán tính. 
	C. lực hấp dẫn giữa bụi và các vật xung quanh. 	D. gia tốc của vật. 
 32. Điều nào sau đây sai khi nói về tác dụng của hai vật. 
	A. Khi vật A tác dụng vào vật B thì lực của A tác dụng lên B lớn hơn lực của B tác dụng lên A. 
	B. Sự tương tác của hai vật luôn có tính chất tương hỗ. 
	C. Lực và phản lực cùng phương, cùng độ lớn, ngược chiều nhau nhưng không cân bằng nhau. 
	D. Khi vật chuyển động có gia tốc, ta nói có lực đã tác dụng lên vật. 
 33. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về phép tổng hợp lực. 
	A. Phép tổng hợp lực có thể dùng quy tắc hình bình hành. 
	B. Phép tổng hợp lực là phép thay thế hai hay nhiều lực bằng một lực có tác dụng giống hệt như những lực đó. 
	C. Lực tổng hợp bằng tổng các độ lớn của các lực tác dụng lên vật. 
	D. Về mặt toán học, phép tổng hợp lực thực chất là phép cộng các vectơ lực thành phần. 
 34. Điều nào sau đây là sai với vật chuyển động thẳng đều ? 
	A. Quỹ đạo là đường thẳng , vận tốc không đổi theo thời gian. 
	B. Trong cùng một thời gian vật đi được những quãng đường bằng nhau.
 	C. Vectơ vận tốc không đổi theo thời gian .
 	D. Quỹ đạo là đường thẳng, trong đó vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những quãng thời gian bằng nhau bất kỳ. 
 35. Lực và phản lực luôn: 
	A. cùng hướng với nhau. 	B. khác nhau về bản chất.
 	C. xuất hiện và mất đi đồng thời. 	D. cân bằng nhau. 
 36. Hai lực có độ lớn F1=30N, F2=40N cùng tác dụng lên một vật. Lực tổng hợp không thể có giá trị nào sau đây. 
	A. 70N. 	B. 10N. 	C. 50N. 	D. 5N. 
 37. Phép phân tích lực là phép: 
	A. phép phân tích lực là phép chia nhỏ độ lớn của lực. 
	B. thay thế hai hay nhiều lực bằng một lực có tác dụng giống hệt như những lực ấy. 
	C. thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực ấy.
 	D. cộng vectơ. 
 38. Hành khách ngồi trên xe ôtô đang chạy nhanh bất ngờ thắng gấp, hành khách sẽ: 
	A. ngã về phía sau. 	B. buồn nôn. 
	C. vẫn bình thường không có việc gì xảy ra. 	D. ngã về phía trước. 
 39. Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu 20m/s, ở độ cao h=20m. Lấy g=10m/s2. Phát biểu nào sau đây sai: 
	A. Vật chịu tác dụng của hai lực đó là trọng lực và lực ném của tay.
 	B. Theo phương ngang vật chuyển động thẳng đều. 
	C. Tầm xa của vật là 40m. 
	D. Theo phương thẳng đứng vật chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a=g. 
 40. Trong các biểu thức nào sau đây biểu thức nào dùng để tính độ lớn của lực hấp dẫn. 
	A. F=mN. 	B. 	C. 	D. 
- - - - - - - - - - - - - - - -Hết- - - - - - - - - - - - - - - - Đáp án kiểm tra học kỳ I.
 Lớp 10 ban Cơ bản.
Môn Vật lý
01. ; - - -
02. - - = -
03. - / - -
04. - / - -
05. - - - ~
06. - - - ~
07. - - - ~
08. - - = -
09. ; - - -
10. ; - - -
11. ; - - -
12. - - = -
13. - / - -
14. - - = -
15. ; - - -
16. - - - ~
17. - - - ~
18. - - = -
19. ; - - -
20. ; - - -
21. - / - -
22. ; - - -
23. - - = -
24. - / - -
25. ; - - -
26. ; - - -
27. - - = -
28. - - = -
29. - - = -
30. - - - ~
31. - / - -
32. ; - - -
33. - - = -
34. - / - -
35. - - = -
36. - - - ~
37. - - = -
38. - - - ~
39. ; - - -
40. - - = -

File đính kèm:

  • doc0607_Ly10ch_hk1_TKBG.doc