Đề kiểm tra Vật lý 10 nâng cao - Học kì 1 - Đề số 5

doc5 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1332 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Vật lý 10 nâng cao - Học kì 1 - Đề số 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD-ĐT Tỉnh Đăk Lăk ĐỀ KIỂM TRA VẬT LÝ 10 – BAN KHTN
Trường THPT Krông Bông (Thời gian làm bài 45 phút)
	 @...&...?	Năm học: 2006 – 2007
* Đề ra gồm 40 câu:
 1. Điều nào sau đây đúng khi nói về chất điểm: 
	A. Chất điểm là những vật có kích thước và khối lượng nhỏ. 
	B. Chất điểm là những vật có khối lượng nhỏ. 
	C. Chất điểm là những vật có kích thước nhỏ. 
	D. Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ so với chiều dài quỹ đạo. 
 2. Trong các phương trình chuyển động nào sau đây phương trình nào biểu diễn chuyển động thẳng đều: (x đo bằng m, t đo bằng giây). 
	A. x=5+2t+4t2. 	B. x=3+3t2. 	C. x+2=4t. 	D. x=40. 
 3. Cần tăng giảm khoảng cách bao nhiêu lần để lực hút giữa hai vật tăng lên 9 lần. 
	A. Giảm 3 lần. 	B. Tăng 3 lần. 	C. Giảm 9 lần. 	D. Tăng 9 lần. 
 4. Khi sử dụng công thức cộng vận tốc , kết luận nào sau đây là đúng? 
	A. Khi và cùng hướng với thì . 
	B. Khi và ngược hướng với thì . 
 	C. Khi và vuông góc với thì . 
	D. Khi và cùng hướng với thì . 
 5. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sự rơi của một vật trong không khí ? 
	A. Trong không khí các vật rơi như nhau . 
	B. Nguyên nhân rơi nhanh hay chậm của các vật trong không khí là do sức cản của không khí khác nhau là khác nhau . 
	C. Nguyên nhân rơi nhanh hay chậm của các vật trong không khí không phải do chúng nặng nhẹ khác nhau . 
	D. Trong không khí , các vật rơi nhanh chậm khác nhau . 
 6. Một vật chuyển động có phương trình: x=6t+2t2 (m). Kết luận nào sau đây sai: 
	A. Vật chuyển động nhanh dần đều. 
	B. Vận tốc ban đầu của vật là 6m/s.
 	C. Vật chuyển động theo chiều dương của trục tọa độ. 
	D. Gia tốc của vật là 2m/s2. 
 7. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều công thức nào là công thức liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và đường đi? 
	A. (v-v0)2=2as. 	B. . 	C. v2-v02=as 	D. 
 8. Cơng thức nào sau đây dùng để tính vận tốc gĩc của vật chuyển động trịn đều ( là gĩc quét với cung trong thời gian ). 
	A. =. 	B. =. 	C. =. 	D. =. 
 9. Phát biểu nào sau đây sai: 
	A. Vật rơi tự do là vật rơi dưới tác dụng của một lực duy nhất là trọng lực tác dụng lên vật. 
	B. Trọng lực và trọng lượng có bản chất giống nhau đều chỉ về lực hút của Trái đất tác dụng lên vật. 
	C. Trọng lực là lực hút của Trái đất tác dụng lên vật khi vật ở gần mặt đất. 	
 D. Trọng lượng là độ lớn của trọng lực tác dụng lên giá đỡ và dây treo.
 10. Điều nào sau đây là đúng khi nĩi về vận tốc trong chuyển động cong ? 
	A. Véc tơ vận tốc tức thời tại tại điểm trên quỹ đạo cĩ phương trùng với phương của tiếp tuyến với quỹ đạo tại điểm đĩ . 
	B. Phương của véc tơ vận tốc khơng đổi theo thời gian . 
	C. Véc tơ vận tốc tức thời tại tại điểm trên quỹ đạo cĩ phương vuơng gĩc với phương của tiếp tuyến với quỹ đạo tại điểm đĩ . 
	D. Trong quá trình chuyển động , vận tốc luơn cĩ giá trị dương . 
 11. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về khái niệm lực?
 A. Lực là nguyên nhân gây ra chuyển động.
 B. Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi vận tốc.
 C. Lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác, kết quả là truyền gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng.
 D. Trong hệ SI đơn vị lực là Niu tơn.
 12. Điều nào sau đây là đúng khi nĩi về gia tốc trong chuyển động trịn đều . 
	A. Véc tơ gia tốc luơn dấu với véc tơ vận tốc. 
	B. Độ lớn của gia tốc tính bởi cơng thức a = . 
	C. Gia tốc cho biết sự thay đổi về độ lớn của vận tốc . 
	D. Gia tốc vẫn thỏa mãn cơng thức định nghĩa : = = . 
 13. Biểu thức nào sau đây là phương trình chuyển động trong chuyển động thẳng chậm dần đều: 
	A. x=v0t + (a và v0 cùng dấu) 	B. x=v0t + (a và v0 trái dấu). 
	C. x=x0+ v0t + (a và v0 trái dấu) .	D. x=x0+ v0t + (a và v0 cùng dấu) .
 14. Biểu thức nào sau đây đúng với biểu thức của gia tốc hướng tâm ? 
	A. aht = v2R . 	B. aht = wR . 	C. aht = v2R . 	D. aht = 2R . 
 15. Một vật chuyển động với phương trình: x=1+2t+3t2. Kết luận nào sau đây là đúng: 
	A. Vật chuyển động thẳng chậm dần đều với gia tốc 6m/s2.
 	B. Vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 3m/s2. 
	C. Vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 6m/s2.
	D. Vật chuyển động thẳng biến đổi đều với vận tốc ban đầu 1m/s. 
 16. Lực ma sát trượt xuất hiện khi:
 A. vật đặt trên mặt phẳng nghiêng.
 B. vật bị biến dạng.
 C. vật chịu tác dụng của ngoại lực nhưng nó vẫn đứng yên.
 D. vật trượt trên bề mặt nhám của một vật khác. 
 17. Một chiếc đồng hồ có kim quay đều. Kim giờ dài 6cm, kim phút dài 10cm. Vận tốc dài của đầu kim phút là: 
	A. v=10cm/s. 	B. v = p/1800 rad/s. 	C. v=1800/p m/s. 	D. v = p/18000 m/s. 
 18. Phép phân tích lực cho phép ta:
 A. thay thế một lực bằng một lực khác.
 B. thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực thành phần.
 C. thay thế nhiều lực bằng một lực duy nhất.
 D. thay thế các véc tơ lực bằng các véc tơ gia tốc.
19. Lực tác dụng và phản lực luôn:
 A. khác nhau về bản chất.
 B. xuất hiện và mất đi đồng thời.
 C. cùng hướng với nhau.
 D. cân bằng nhau.
20. Khi lò xo bị dãn, độ lớn của lực đàn hồi
 A. không phụ thuộc vào độ dãn.
 B. càng giảm khi độ dãn giảm.
 C. có thể tăng vô hạn.
 D. không phụ thuộc vào bản chất của lò xo.
 21. Một vật có khối lượng m=100g. Chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a=1m/s2. Hợp lực tác dụng lên vật là: 
	A. 10N. 	B. 0,1N. 	C. 1N. 	D. 100N. 
 22. Một chiếc xe lăn có khối lượng m=2kg đang đứng yên trên một mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát k=0,2. Khi kéo xe với một lực 5N, thì xe chuyển động với gia tốc bằng bao nhiêu? Lấy g=10m/s2. 
	A. 0,1m/s2. 	B. 0,5m/s2. 	C. 2,5m/s2. 	D. 5m/s2. 
 23. Một vật có khối lượng m=20 kg đặt trên một sàn thang máy. Tính phản lực của sàn thang máy trong trường hợp thang máy đi lên thẳng đều. Lấy g=9,8m/s2. 
	A. 200N. 	B. 190N. 	C. 187N. 	D. 196N. 
 24. Một ôtô có khối lượng là 1 tấn đang chuyển động với vận tốc 72km/k thì hãm phanh, chuyển động chậm dần đều và đi được 50m thì dừng lại. Lực hãm có độ lớn: 
	A. 5000N. 	B. 3000N. 	C. 5500N. 	D. 4000N. 
 25. Một đoàn tàu chuyển động chậm dần đều với vận tốc ban đầu v0=54km/h. Sau 10s vận tốc của đoàn tàu còn 18km/h. Nếu chọn chiều dương là chiều chuyển động thì gia tốc của đoàn tàu có giá trị đại số là: 
	A. 3,6m/s2 	B. 1m/s. 	C. 1m/s2. 	D. -1m/s2. 
 26. Một chiếc ôtô chuyển động với vận tốc 54km/h trên một đường tròn có bán kính R=100m. Gia tốc hướng tâm của ôtô là: 
	A. 2,25m/s2. 	B. 225m/s2. 	C. 0,225 m/s. 	D. 22,5m/s2. 
 27. Một vật chuyển động theo phương trình x=10+10t+2t2 (x đo bằng m, t đo bằng s). Quãng đường vật đi được trong giây thứ 3 là: 
	A. 22m. 	B. 20m. 	C. 38m. 	D. 58m. 
 28. Một vật chuyển động thẳng chậm dần đều với vận tốc ban đầu 36km/h và gia tốc a=2m/s2. Nếu chọn chiều dương là chiều chuyển động thì vận tốc của vật sau 2 s là: 
	A. 6km/h. 	B. 6m/s. 	C. 32km/h. 	D. 2m/s 
 29. Một vật rơi tự do ở một nơi có g=10m/s2. Thời gian rơi là 10s. Hỏi vật rơi 95m cuối cùng vật rơi được bao lâu? 
	A. 2s. 	B. 1s. 	C. 3s. 	D. 
 30. Lúc 7h một chiếc xe chuyển động đều từ B về C với vận tốc 30km/h. Biết quãng đường từ B đến C dài 75km. Hỏi xe tới C lúc mấy giờ? 
	A. 10h45'. 	B. 2,5h. 	C. 9h30'. 	D. 2h00'. 
 31. Một chiếc ca nô đi từ xuôi dòng từ A đến B mất 2 h rồi ngược dòng từ B về A mất 3h.Vận tốc ca nô khi nước yên lặng là 30km/h thì vận tốc của nước so với bờ là: 
	A. 6 km/h. 	B. 24 km/h. 	C. 5 km/h. 	D. 36 km/h. 
 32. Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng :x = 10 + 2t (x đo bằng mét, t đo bằng giây). Quãng đường của vật sau khoảng thời gian 2s là : 
	A. 14m 	B. 4m 	C. 16m 	D. 12m 
 33. Thả một vật nặng rơi từ trên cao xuống mặt đất (coi vật rơi tự do), lấy g=10m/s2. Tính quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian 2s đầu tiên là: 
	A. 20m 	B. 10m 	C. 30m 	D. 40m 
 34. Hai đầu máy xe lửa chạy ngược chiều trên một đoạn đường sắt thẳng với vận tốc là 40km/h và 60km/h .Vận tốc của đầu máy thứ nhất so với đầu máy thứ 2 là:
	A. 20km/h. 	B. -20km/h. 	C. 100km/h. 	D. 240km/h. 
 35. Một xe ơtơ chuyển động chậm dần đều với vận tốc ban đầu 20m/s và gia tốc 1m/s2. Tính quãng đường đi được đến khi dừng lại. 
	A. 200m 	B. 100m 	C. 400m 	D. 300m 
 36. Một ơtơ chuyển động đều trên một đường thẳng và cứ một giờ đi được 40km. Bến xe nằm ở đầu đoạn đường một ơtơ xuất phát từ một địa điểm cách bến xe 10km. Chọn bến xe làm vật làm mốc, thời điểm ơtơ xuất phát làm mốc thời gian và chọn chiều chuyển động của ơtơ làm chiều dương. Phương trình chuyển động của ơtơ trên đoạn đường này là: 
	A. x= 10 - 40t (km) . 	B. x= - 40t (km) . 	C. x= 40t (km) . D. x= 10+40t (km) . 
 37. Một đồn tàu bắt đầu rời ga chuyển động nhanh dần đều sau 40s thì đạt được vận tốc 20m/s. Tính gia tốc của đồn tàu: 
	A. 0,2m/s2 	B. 0,4 m/s2 	C. 0,3m/s2 	D. 0,5m/s2 
 38. Hai vật A và B có khối lượng lần lượt là mA=600g, mB=400g. được nối với nhau bằng một sợi dây không giãn và vắt qua một ròng rọc cố định. Bỏ qua khối lượng của ròng rọc và lực ma sát. Lấy g=10m/s2. Tính gia tốc chuyển động của hệ vật. 
	A. 4m/s2. 	B. 2m/s2. 	C. 1m/s2. 	D. 3m/s2. 
 39. Hai lò xo: lò xo có độ cứng k1 dài thêm 2 cm khi treo vật nặng có khối lượng 2kg. Lò xo có độ cứng k2 dài thêm 3 cm thi treo vật nặng có khối lượng 1,5kg. Tìm tỉ số k1/k2. 
	A. 3,5. 	B. 2. 	C. 4. 	D. 1. 
 40. Một vật được ném theo phương ngang sau 0,5 s vật rơi cách điểm ném 5m. Hãy tính độ cao của điểm ném. 
	A. 1,25m. 	B. 3,5m 	C. 4m. 	D. 3m
-----------------------HẾT---------------------
ĐÁP ÁN
CÂU
A
B
C
D
CÂU
A
B
C
D
1
x
21
x
2
x
22
x
3
x
23
x
4
x
24
x
5
x
25
x
6
x
26
x
7
x
27
x
8
x
28
x
9
x
29
x
10
x
30
x
11
x
31
x
12
x
32
x
13
x
33
x
14
x
34
x
15
x
35
x
16
x
36
x
17
x
37
x
18
x
38
x
19
x
39
x
20
x
40
x

File đính kèm:

  • doc0607_Ly10nc_hk1_TKBG.doc