Đề kiểm tra về thơ và truyện hiện đại lớp 9
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra về thơ và truyện hiện đại lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: .......................................... Ngày….. tháng …….năm 2008 Lớp: ……. Bài Kiểm tra ngữ văn 9 Thời gian: 15’ Điểm Lời phê của cô Phần I :Trắc nghiệm (3 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào các chữ cái đầu câu trả lời đúng. “Bức tranh xuân của thiên nhiên, đất nước được tạo nên từ các chi tiết rất tiêu biểu, được vẽ bằng cả màu sắc lẫn âm thanh.Đó là dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, là lộc giắt đầy quanh lưng người ra trận và trải dài trên những cánh đồng ( tượng trưng cho sự nảy nở, sinh sôi, cho sự dồi dào , thành đạt).Đó là tiếng chim chiền chiện lảnh lót vang trời. Hình ảnh mùa xuân hiện lên trong cảm xúc thiết tha, trìu mến của nhà thơ, trong lời kêu, giọng hỏi:ơi…,hót chi mà,…Đặc biệt, tình cảm nâng niu vẻ đẹp của mùa xuân, khát vọng thu nhận và giữ gìn vẻ đẹp ấy được thể hiện qua tư thế độc đáo:Tôi đưa tay tôi hứng từng giọt âm thanh từ trời xanh rơi xuống .Tiếng chim chiền chiện thả vào không gian trong suốt của mùa xuân được cảm nhận thành từng giọt mang màu sắc long lanh.Cảm giác ấy, động tác ấy chỉ có được ở một tâm hồn thi sĩ, ở một tấm lòng thiết tha yêu mến cuộc sống này …” Câu1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là: A.Tự sự B.Nghị luận C.Biểu cảm D.Miêu tả Câu2: ý nêu đúng nội dung khái quát của đoạn văn là: A.Bức tranh xuân của thiên nhiên, đất nước được tạo nên từ các chi tiết rất tiêu biểu, được vẽ bằng cả màu sắc lẫn âm thanh. B.Cảm giác ấy, động tác ấy chỉ có được ở một tâm hồn thi sĩ, ở một tấm lòng thiết tha yêu mến cuộc sống này . C.Bức tranh xuân của thiên nhiên, đất nước được tạo nên bởi cảm xúc thiết tha, trìu mến, được vẽ bằng cả màu sắc lẫn âm thanh của nhà thơ. D.Hình ảnh mùa xuân hiện lên trong cảm xúc thiết tha, trìu mến của nhà thơ, trong lời kêu, giọng hỏi. Câu3: Đoạn văn trên sử dụng phép lập luận chính là: A.Giải thích B.Chứng minh C.Phân tích D.Tổng hợp Câu 4: Đặc sắc về lập luận của đoạn văn trên là: A.Cách dẫn dắt tự nhiên, uyển chuyển. B.Phân tích cụ thể, chặt chẽ. C.Câu văn giàu hình ảnh. D.Gồm cả 3 ý trên. Câu5 :Những chi tiết in nghiêng(đậm) trong đoạn văn trên được gọi là : A.Dẫn chứng B.Luận điểm C.Vấn đề cần nghị luận D.Lí lẽ Câu6: Câu: “Cảm giác ấy, động tác ấy chỉ có được ở một tâm hồn thi sĩ, ở một tấm lòng thiết tha yêu mến cuộc sống này.” có tác dụng gì trong đoạn văn? A.Khái quát, tổng hợp nội dung toàn đoạn. B.Là câu văn thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của người viết về tác giả, tác phẩm. C.Là câu chuyển đoạn. D.Tất cả các ý đều sai. Câu7 :Dòng nào sau đây không phù hợp với yêu cầu của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ? A.Trình bày những cảm nhận, đánh giá về cái hay, cái đẹp của đoạn thơ, bài thơ. B.Cần bám sát vào ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu,…để cảm nhận, đánh giá về tình cảm, cảm xúc của tác giả. C.Cần căn cứ vào đặc điểm ngoại hình, ngôn ngữ, tâm lí, hành động của nhân vật để phân tích. D.Bố cục mạch lạc, lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết. Câu8: Đoạn văn trên sử dụng phép thế để tạo tính liên kết. A.Đúng B.Sai Phần II:Tự luận (7 điểm ) Cho luận điểm:”Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, bất diệt.” Qua cuộc trò chuyện của em bé với Sóng trong bài thơ Mây và Sóng –Tago, em hãy viết một đoạn văn(10-15 câu) triển khai luận điểm trên. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
File đính kèm:
- van 9-15phut-lan3-ki2.doc