Đề kiểmtra học kỳ II Môn: ngữ văn 8 thời gian: 90 phút(không kể giao đề)

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1514 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểmtra học kỳ II Môn: ngữ văn 8 thời gian: 90 phút(không kể giao đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂMTRA HỌC KỲ II
MÔN: NGỮ VĂN 8
Thời gian: 90 phút(không kể giao đề)
I/ MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 
 Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình học kì II, môn Ngữ văn lớp 8 theo 3 nội dung văn học, tiếng Việt, Tập làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc-hiểu và tạo lập văn bản của học sinh ( Trường THCS Tân Khánh Hòa)
 1/ Kiến thức: hệ thống, củng cố kiến thức 3 phân môn: Văn, Tiếng việt, Tập làm văn trong HK II.
 2/ Kĩ năng: rèn kĩ năng nhận biết, tư duy vận dụng.
 3/ Thái độ: vận dụng các kiến thức đã học để hoàn thành tốt bài làm của mình.
II/ HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
- Hình thức đề kiểm tra: Tự luận
- Cách tổ chức kiểm tra: cho HS làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút
III/ THIẾT LẬP MA TRẬN 
Mức độ

Tên 
Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng



Cấp độ thấp
Cấp độ cao

1. Văn bản.
- Tức cảnh Pác Bó.



- Hịch tướng sĩ.






- Bàn luận về phép học.



- Đi bộ ngao du.



- Nêu ý‎ nghĩa của bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”.







- Nêu ‎quan điểm của Nguyễn thiếp về sự học. 







- Hiểu được lời kêu gọi, khích lệ tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm.




- Hiểu được lợi ích của việc đi bộ. 



Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu 2
Số điểm 1.5
Tỉ lệ 15%
Số câu 2
Số điểm 1,5
Tỉ lệ 15%


Số câu 4
3 điểm
=30% 
2. Tiếng Việt
- Câu cầu khiến.


- Nêu đặc điểm, hình thức, chức năng của câu cầu khiến.



- Viết câu cầu khiến dùng để yêu cầu, đề nghị.


Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu 0,5
Số điểm 0.5
Tỉ lệ 5%

Số câu 0,5
Số điểm 0.5
Tỉ lệ 5%

Số câu 1
1 điểm
= 10.% 
3. Tập làm văn
Đề văn nghị luận và cách làm bài văn nghị luận.





Viết bài văn nghị luận xã hội.

Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %



Số câu 1
Số điểm 6
Tỉ lệ 60%
Số câu 1
6 .điểm
=60% 
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu 2,5
Số điểm 2
Ti lệ 20%

Số câu 2,5
Số điểm 2
Ti lệ 20%
Số câu 1
Số điểm 6
Ti lệ 60%
Số câu 6
Số điểm: 10
Tỉ lệ 100%
IV. NỘI DUNG ĐỀ:
Câu 1: (0,5đ) Nêu ý‎ nghĩa của bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”.? 
Câu 2: (1đ) Em hiểu như thế nào về lời kêu gọi của Trần Quốc Tuấn đối với binh sĩ dưới quyền được thể hiện qua bài ” Hịch tướng sĩ”?
 Câu 3: (0.5đ) Nêu ‎quan điểm của Nguyễn thiếp về sự học? 
Câu 4: (1đ) Qua văn bản ” Đi bộ ngao du” của nhà văn Ru-xô em hiểu được lợi ích của việc đi bộ như thế nào?
Câu 5: (1đ) - Nêu đặc điểm, hình thức, chức năng của câu cầu khiến.?
 - Viết câu cầu khiến dùng để yêu cầu, đề nghị?
Câu 6: (6đ) Viết bài văn nghị luận để trình bày luận điểm ”Chúng ta không nên học vẹt và học tủ” sao cho bài văn ấy vừa có lí lẽ chặt chẽ, lại vừa có sức truyền cảm. 
V/ HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM:
Câu 1: .(0,5đ) 
 *Ý nghĩa:
 Bài thơ thể hiện cốt cách tinh thần HCM luôn tràn đầy niềm lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng.
Câu 2: (1đ) 
Để kêu gọi, khích lệ tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm, Hịch tướng sĩ từng bước tác động đến các tướng sĩ suy nghĩ về:
+ Tinh thần trung quân ái quốc.
+ Tình thế đất nước.
+ Hành động mà các tướng sĩ phải làm.
Câu 3: (0.5đ) Quan điểm của Nguyễn thiếp về sự học:
- Việc học dành cho đối tượng rộng rãi.
- Mục đích của việc học: để thành người tốt, vì sự thịnh trị của đất nước; học không cầu danh lợi.
- Học phải có phương pháp, học rộng rồi tóm lấy tinh chất, học đi đôi với hành.
Câu 4: (1 đ) Qua văn bản ” Đi bộ ngao du” của nhà văn Ru-xô em hiểu được lợi ích của việc đi bộ như:
+ Đi bộ ngao du tạo nên trạng thái tinh thần thoải mái, không bắt buộc, không phụ thuộc.
+ Đi bộ ngao du đem lại cơ hội trao dồi kiến thức, hiểu biết.
+ Đi bộ có tác dụng tốt đến sức khỏe.
- Câu 5: (1 đ)
* Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào,...hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,...Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ‎ cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
* Ví dụ viết câu: Bạn mở dùm mình cánh cửa.
Câu 6: (6đ) Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
1)Hình thức : (1 điểm) Lời văn trong sáng, rõ ràng, câu văn đúng cấu trúc ngữ pháp, ít sai lỗi chính tả.
2)Nội dung: (5 điểm) Bài làm phải có bố cục 3 phần:Mở bài, thân bài, kết bài. 
 MỞ BÀI:(0,5 điểm)
 Nêu lên những tình trạng học vẹt và học tủ hiện nay 
 THÂN BÀI: (4 điểm) 
- Học vẹt, học tủ là gì?.Nêu những dẫn chứng.Học vẹt là học làu làu không suy nghĩ.Học tũ là chỉ học một vài bài dựa trên may,rủi mà thành công . Một người khi cố học thuộc để lấy điểm miệng hay kiểm tra để lấy điểm cao nhưng rút cục học chẳng hiểu vấn đề gì. Còn học tủ, Học tũ là chỉ học một vài bài dựa trên may,rủi mà thành công.Một người khi kiểm tra mà không trúng "tủ"thì họ sẽ nhận được điểm kém.- Tác hại của việc học tủ và học vẹt: Học vẹt,học tủ đem lại cho người đọc sự thiếu sót trong kiến thức ,sự nghèo nàn trong học vấn . Người hay học vẹt ,học tủ luôn thua sút các bạn. Sau này khi ra đời, họ sẽ không có kiến thức để góp phần xây dựng đời sống xã hội.
 KẾT BÀI: (0,5 điểm)
Nêu cảm nghĩ của bản thân.












File đính kèm:

  • docDe kiem tra cuoi ky IINgu van lop 81.doc