Đề kiến nghị thi học kì II môn: Sinh lớp 7 - Trường THCS: Nguyễn Văn Trỗi

doc10 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiến nghị thi học kì II môn: Sinh lớp 7 - Trường THCS: Nguyễn Văn Trỗi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIẾN NGHỊ THI HKII
MÔN: SINH – LỚP 7
 Ngày thi:..
Họ tên HS:..
Lớp:Trường:
GIÁM THỊ 1
GIÁM THỊ 2
SỐ BÁO DANH
SỐ MẬT MÃ
SỐ THỨ TỰ
"
ĐIỂM
GIÁM KHẢO
SỐ MẬT MÃ
SỐ THỨ TỰ
ĐỀ:
Câu 1: Nêu đặc điểm chung của lớp Bò sát ? ( 3đ )
..
Câu 2: Em hãy giải thích vì sao lưỡng cư sống nơi ẩm ướt ? ( 1đ )
..
Câu 3: Trình bày đặc điểm hệ hô hấp ở chim thể hiện sự thích nghi với đời sống bay 
lượn ? ( 2,5đ )
..
Câu 4: Nêu đặc điểm cấu tạo của hô hấp, thần kinh của thú thể hiện sự hoàn thiện của lớp thú so với các lớp động vật có xương sống trước ? ( 2đ )
..
Câu 5: Chú thích hình ( 1,5đ )
Đáp án :
Câu 1: Nêu đặc điểm chung của lớp Bò sát ? ( 3đ )
- Động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn:
+ Da khô, có vảy sừng.
+ Cổ dài, màng nhĩ nằm trong hốc tai.
+ Chi yếu, có vuốt sắc.
+ Phổi có nhiều vách ngăn.
+ Tim có vách ngăn hụt ở tâm thất ( trừ cá sấu), máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
+ Động vật biến nhiệt, thụ tinh trong, trứng có vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng
Câu 2: Em hãy giải thích vì sao lưỡng cư sống nơi ẩm ướt ? ( 1đ )
- Vì lưỡng cư có cấu tạo da trần ẩm ướt và hô hấp chủ yếu bằng da.
- Nếu sống ở môi trường khô " mất nước " chết.
Câu 3: Trình bày đặc điểm hệ hô hấp ở chim thể hiện sự thích nghi với đời sống bay lượn ? ( 2,5đ )
Hệ hô hấp có hệ thống túi khí thông với phổi:
- Sự phối hợp hoạt động của các túi khí làm không khí đi qua ống khí trong phổi theo một chiều nên tận dụng lượng Oxi hít vào.
- Giảm khối lượng riêng.
- Giảm ma sát giữa các nội quan khi bay.
Câu 4: Nêu đặc điểm cấu tạo của hô hấp, thần kinh của thú thể hiện sự hoàn thiện của lớp thú so với các lớp động vật có xương sống trước ? ( 2đ )
- Hô hấp: Phổi có nhiều túi phổi nhỏ làm tăng diện tích trao đổi khí, xuất hiện cơ hoành tham gia vào hoạt động hô hốp.
- Thần kinh: Bộ não phát triển, đặc biệt là đại não, tiểu não liên quan đến hoạt động phong phú phức tạp.
Câu 5: Chú thích hình ( 1,5đ )
 Hình : Sơ đồ cấu tạo bộ não thằn lằn ( Bộ não nhìn từ trên )
ĐỀ KIẾN NGHỊ THI HKII
MÔN: SINH – LỚP 7
 Ngày thi:..
Họ tên HS:..
Lớp:Trường:
GIÁM THỊ 1
GIÁM THỊ 2
SỐ BÁO DANH
SỐ MẬT MÃ
SỐ THỨ TỰ
"
ĐIỂM
GIÁM KHẢO
SỐ MẬT MÃ
SỐ THỨ TỰ
ĐỀ:
Câu 1: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài chứng tỏ ếch cũng thích nghi vop71i đời sống ở cạn ? ( 1,5đ )
..
Câu 2: Trình bày đặc điểm sinh sản của chim bồ câu ? ( 2đ )
..
Câu 3: Nêu ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh ? ( 3đ )
..
Câu 4: Dựa vào bộ răng hãy phân biệt 3 bộ thú: A8n sâu bọ, gặm nhấm và ăn thịt? ( 1,5đ )
..
Câu 5: Chú thích hình vẽ.
 Hình : Cấu tạo ngoài của thỏ
Đáp án :
Câu 1: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài chứng tỏ ếch cũng thích nghi vop71i đời sống ở cạn ? ( 1,5đ )
Cấu tạo ngoài của ếch có nhiều đặc điểm thích nghi ới đời sống ở cạn.
- Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu ( mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở )
- Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ.
- Chi năm phần có ngón chia đốt, linmh hoạt.
Câu 2: Trình bày đặc điểm sinh sản của chim bồ câu ? ( 2đ )
- Chim bồ câu trống có cơ quan giao phối tạm thời, thụ tinh trong, có vỏ đá vôi, đẻ 2 trứng/lứa.
- Được cả chim trống và chim mái ấp, chim non yếu, được nuôi bằng sữa diều của chim bố mẹ.
Câu 3: Nêu ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh ? ( 3đ )
Thai sinh không lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như động vật có xương sống đẻ trứng.
- Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển.
- Con non được nuôi bằng sữa mẹ không bị lệ thuộc vào thức ăn tự nhiên.
Câu 4: Dựa vào bộ răng hãy phân biệt 3 bộ thú: Ăn sâu bọ, gặm nhấm và ăn thịt? ( 1,5đ )
Dựa vào bộ răng để phân biệt ba bộ thú. Đó là:
- Bộ sâu bọ có cấu tạo răng: các răng đều nhọn.
- Bộ gặm nhấm có cấu tạo răng : răng cửa lớn, có khoảng trống hàm.
- Bộ ăn thịt có cấu tạo răng : răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp bền và sắc.
Câu 5: Chú thích hình vẽ.
 Hình: Sơ đồ cấu tạo bộ não chim bồ câu
ĐỀ KIẾN NGHỊ THI HKII
MÔN: SINH – LỚP 7
 Ngày thi:..
Họ tên HS:..
Lớp:Trường:
GIÁM THỊ 1
GIÁM THỊ 2
SỐ BÁO DANH
SỐ MẬT MÃ
SỐ THỨ TỰ
"
ĐIỂM
GIÁM KHẢO
SỐ MẬT MÃ
SỐ THỨ TỰ
ĐỀ:
Câu 1: Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay? ( 3đ )
..
Câu 2: Nêu đặc điểm cấu tạo của thỏ thích nghi với điều kiện sống ? ( 2đ )
..
Câu 3: Hiện tượng thai sinh là gì ? Hãy cho biết hiện tượng thai sinh so với đẻ trứng hiện tượng nào tiến hóa hơn ? ( 2,5đ )
..
Câu 4: Hãy nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống ? ( 1đ )
..
Câu 5: Chú thích hình ( 1,5đ )
Đáp án :
Câu 1: Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay? ( 3đ )
- Là động vật hằng nhiệt có cấu tạo thích nghi đời sống bay.
- Thân hình thoi được phủ bằng lông vũ nhẹ xốp.
- Hàm không có răng, có mỏ sừng bao bọc.
- Chi trước biến đổi thành cánh, chi sau có bàn chân dài, các ngón chân có vuốt, 3 ngón trước, 1 ngón sau.
Câu 2: Nêu đặc điểm cấu tạo của thỏ thích nghi với điều kiện sống ? ( 2đ )
- Bộ lông dày, xốp.
- Chi ( có vuốt): chi truop71c ngắn, chi sau dài khỏe.
- Giác quan :mũi thính, lông úc giác nhạy bén, tai lớn vành tai cử động được.
Câu 3: Hiện tượng thai sinh là gì ? Hãy cho biết hiện tượng thai sinh so với đẻ trứng hiện tượng nào tiến hóa hơn ? ( 2,5đ )
- Hiện tượng đẻ con có nhau thai được gọi là hiện tượng thai sinh.
- Ưu điểm của thai sinh:
+ Thai sinh không lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng.
+ Phôi phát triển trong bụng mẹ an toàn hơn và điều kiện sống thích hợp cho sự phát triển hơn.
+ Con non được nuôi bằng sữa mẹ không bị lệ thuộc vào thức ăn ngoài tự nhiên.
Câu 4: Hãy nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống ? ( 1đ )
Thằn lằn bóng đuôi dài có cấu tạo thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn.
- Da khô có vảy sừng bao bọc, có màng nhĩ trong hốc tai.
- Có cổ dài.Mắt có mí cử động và có tuyến lệ ( nước mắt )
- Đuôi và thân dài, chân ngắn, yếu, có vuốt sắc.
Câu 5: Chú thích hình ( 1,5đ )
ĐỀ KIẾN NGHỊ THI HKII
MÔN: SINH – LỚP 7
 Ngày thi:..
Họ tên HS:..
Lớp:Trường:
GIÁM THỊ 1
GIÁM THỊ 2
SỐ BÁO DANH
SỐ MẬT MÃ
SỐ THỨ TỰ
"
ĐIỂM
GIÁM KHẢO
SỐ MẬT MÃ
SỐ THỨ TỰ
Đề:
Câu 1: So sánh sự giống nhau và khác nhau về hệ thần tuần hoàn của thằn lằn và thỏ? ( 2đ )
..
Câu 2: Vì sao gọi là “ cá” mà cá voi được xếp vào lớp thú? ( 1đ )
..
Câu 3: Nêu đặc điểm chung của lớp thú ? ( 2đ )
..
Câu 4: Lưỡng cư có vai trò gì đối với con người? ( 1,5đ )
..
Câu 5: Trình bày hình thức sinh sản của thỏ ? ( 2đ )
..
Câu 6: Chú thích hình ( 1,5đ )
Đáp án :
Câu 1: So sánh sự giống nhau và khác nhau về hệ thần tuần hoàn của thằn lằn và thỏ? ( 2đ )
Giống nhau: đều có 2 vòng tuần hoàn.
Khác nhau :
Thằn lằn
Thỏ
- Tim thằn lằn có 3 ngăn có vách hụt giữa tâm thất ( 4 ngăn chưa hoàn chỉnh )
- Máu đi nuôi cơ thể là máu pha
- Tim của lớp chim có 4 ngăn hoàn chỉnh
- Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
Câu 2: Vì sao gọi là “ cá” mà cá voi được xếp vào lớp thú? ( 1đ )
Tuy hình dáng giống cá, sống ở nước, xong cá voi mang đặc điểm của thú.
- Hô hấp bằng phổi.
- Đẻ con, nuôi con bằng sữa.
Câu 3: Nêu đặc điểm chung của lớp thú ? ( 2đ )
Thú là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất, có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ.
- Có bộ lông mao bao phủ cơ thê, bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh và răng hàm.
- Tim 4 ngăn, bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não.
- Thú là động vật hằng nhiệt.
Câu 4: Lưỡng cư có vai trò gì đối với con người? ( 1,5đ )
- Làm thức ăn cho người. Một số lưỡng cư làm thuốc.
- Diệt sâu bọ và là động vật trung gian gây bệnh.
Câu 5: Trình bày hình thức sinh sản của thỏ ? ( 2đ )
- Thụ tinh trong. Thai phát triển trong tử cung của thỏ mẹ.
- Có nhau thai "gọi là hiện tượng thai sinh.
- Con non yếu được nuôi bằng sữa mẹ.
Câu 6: Chú thích hình ( 1,5đ )
 Hình : Sơ đồ hệ tuần hoàn ở thằn lằn
ĐỀ KIẾN NGHỊ THI HKII
MÔN: SINH – LỚP 7
 Ngày thi:..
Họ tên HS:..
Lớp:Trường:
GIÁM THỊ 1
GIÁM THỊ 2
SỐ BÁO DANH
SỐ MẬT MÃ
SỐ THỨ TỰ
"
ĐIỂM
GIÁM KHẢO
SỐ MẬT MÃ
SỐ THỨ TỰ
Đề:
Câu 1: Trình bày đặc điểm hô hấp của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay ? ( 2đ)
..
Câu 2: Nêu đặc điểm của bộ ăn thịt ? Kể tên 4 loài động vật ăn thịt ? ( 2đ )
..
Câu 3: nêu đặc điểm chung của lớp chim? ( 2đ )
..
Câu 4:Nêu vai trò của chim? ( 2đ )
..
Câu 5: Chú thích hình ( 2đ )
	Đáp án :	
Câu 1: Trình bày đặc điểm hô hấp của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay ? ( 2đ)
- Phổi có mạng ống khí.
- Một số ống khí thông với túi khí " bề mặt trao đổi khí rộng.
- Trao đổi khí.
+ Khi bay do túi khí. + Khi đậu do phổi.
Câu 2: Nêu đặc điểm của bộ ăn thịt ? Kể tên 4 loài động vật ăn thịt ? ( 2đ )
- Bộ thú ăn thịt có bộ răng thích nghi với chế độ ăn thịt.
- Răng cửa ngắn, sắc để róc xương.Răng nanh lớn, dài, nhọn để xé mồi.
- Răng hàm nghiền nát thức ăn.
Câu 3: Nêu đặc điểm chung của lớp chim ? ( 2đ )
- Mình có lông vũ bao phủ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng, phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp.
- Tim có bốn ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi, là động vật hằng nhiệt.Trứng lớn có vỏ đá vôi bao bọc, chim con được ấp nở ra nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ.
Câu 4: Vai trò của chim ? ( 2đ )
- Ích lợi:
+ Aên sâu bọ và động vật gặm nhấm,.
+ Làm thực phẩm.
+ Làm chăn, đệm , đồ trang trí..
+ Được huấn luyện để săn mồi, phục vụ du lịch, săn bắt.
+ Giúp phát tán cây rừng, thụ phấn cho cây.
- Tác hại:
+ Chim ăn quả, ăn hạt, ăn cá.
+ Là động vật trung gian truyền bệnh.
Câu 5: Chú thích hình ( 2đ )

File đính kèm:

  • docDe Sinh 7 HKII(1).doc