Đề luyện tập kiểm tra giữa học kì I Tiếng việt Lớp 5 - Đề 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề luyện tập kiểm tra giữa học kì I Tiếng việt Lớp 5 - Đề 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ LUYỆN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I ĐIỂM Môn : TIẾNG VIỆT Họ và tên học sinh : Lớp : .. I. ĐỌC HIỂU – LUYỆN TỪ VÀ CÂU (30 phút ) : A. ĐỌC THẦM : Đêm tháng sáu (1) Đêm tháng sáu thật ngắn. Mây che đặc cả bầu trời, không nhìn thấy sao đâu cả. (2) Đất bốc hương như ngàn đời nó vẫn bốc hương trước cơn mưa tháng sáu. Đây , mùi hương trẻ trung, mùi mật ngọt của kiều mạch tỏa ra từ những bông hoa đầu tiên, mùi cỏ khô thơm lừng và tươi mát, tươi mát biết chừng nào! Và hương thơm nhẹ nhàng êm ái của rau thơm, ngay đến hoa cũng tỏa hương riêng của mình. Tất cả những hương đó lúc quyện lẫn nhau trong không trung, lúc từng làn từng làn tỏa ra lần lượt. Vào những đêm như vậy, rễ cây cũng bốc một mùi đặc biệt, một thứ mùi bền chắc, mạnh mẽ, cường tráng của đất có thể do đó mà giữa hết thảy các mùi thơm, hương thơm của đất bao giờ cũng nổi lên mãnh liệt hơn cả. Và dường như đất thở. Và giờ này, chỉ có tiếng ầm ầm liên tục, đều đặn đầy khí lực của các máy kéo là ngự trị trên tất cả mọi vật sống, ngoài ra không còn âm thanh nào khác. (3) Và nếu như con người, dù chỉ một lần thôi, nghe thấy hơi thở của một đêm như đêm nay, thì đêm đó sẽ lưu lại trong tâm khảm anh ta mãi mãi. Nhưng nếu con người từ thuở ấu thơ đã hít thở làn hương thân thuộc, yêu thích ấy, thì dù cho anh ta có ở đâu, đường đời có đưa anh ta tới chốn nào cũng không bao giờ anh ta quên nó được. Tuyệt diệu làm sao một đêm tối mùa hạ trước cơn mưa. G. Tơ-rô-ê-pon-xki (Hoàng Hải dịch) B. DỰA THEO NỘI DUNG BÀI ĐỌC, HÃY CHỌN NHỮNG CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG : & . Đọc hiểu: 1. Bài văn tả cảnh gì? Ở đâu? a. Tả cảnh một đêm mùa hạ trước cơn mưa ở vùng đồng quê. b. Tả cây cối trong đêm mùa hạ trước cơn mưa ở một thành phố. c. Tả hơi thở và hương thơm của đất vào một đêm tháng sáu ở miền núi. 2. Ý chính của đoạn 2 là gì? a. Tả các loại hoa và cây trong đêm. b. Tả đất và các loại cây cỏ ở mảnh đất ấy. c. Tả hương thơm của đất và các loại cỏ cây, hoa lá, tả âm thanh của máy kéo trong đêm. 3. Trong bài, “đất” được nhân hóa bằng cách nào? a. Dùng những động từ chỉ hoạt động, tính từ chỉ đặc điểm của người để nói về đất. Từ đó là .. b. Chỉ dùng những động từ chỉ hoạt động của người để nói về đất. Từ đó là .. c. Chỉ dùng những từ chỉ đặc điểm của người để nói về đất. Từ đó là . .. 4. Em hiểu câu văn:” Và dường như đất thở.” như thế nào ? a. Tác giả nghe thấy, nhìn thấy đất thở như con người. b. Hương thơm, sự chuyển mình của đất trời, vạn vật làm cho tác giả có cảm giác đất cũng thân thuộc, đầy sức sống như con người. c. Đất cũng tận hưởng khí trời, hương thơm của vạn vật như con người. 5. Cảm nhận về đêm tháng sáu của em như thế nào ? .. .. .. 6. Ý nghĩa của bài văn là gì? a. Miêu tả một đêm tháng sáu như mọi đêm khác : có hương thơm của cỏ cây. b. Miêu tả sức sống, sức hấp dẫn của vạn vật, của đất trời trong đêm hè trước cơn mưa. c. Ca ngợi vẻ đẹp, sức sống của vạn vật trong đêm hè trước cơn mưa và tình cảm gắn bó của con người với quê hương. & . Luyện từ và câu : 1. Trong câu nào dưới đây, từ thở được dùng với nghĩa gốc ? a. Thở sâu tốt cho sức khỏe. b. Và dường như đất thở. c. Trong rừng, lúc này chỉ nghe tiếng thở dài của chị Gió. 2. Từ mãnh liệt trong câu :” Có thẻ do đó mà giữa hết thảy các mùi thơm, hương thơm của đất bao giờ cũng nổi lên mãnh liệt hơn cả.” có nghĩa là gì ? a. Có hành động dũng cảm và sức mạnh phi thường. b. Mạnh mẽ và rõ rệt, dữ dội. c. Mạnh mẽ và có khí phách. 3. Từ liên tục trong cụm từ :”Chỉ có tiếng ầm ầm liên tục, đều đặn đầy khí lực của các máy kéo là ngự trị trên tất cả mọi vật sống” thuộc từ loại nào ? a. Danh từ b, Động từ c. Tính từ 4, Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ đồng nghĩa với từ mùi thơm ? a. thơm thơm, thơm thảo, thơm ngát. b. thơm lừng, thơm tho, thơm ngát. c. thơm thảo, thơm thơm, thơm lừng. 5. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ trái nghĩa với từ quên ? a. nhớ, nhơ nhớ, nhớ thương. b. nhớ thương, day dứt, thương xót c. nhớ nhung, nhơ nhớ, xót xa. 6. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy ? a. trẻ trung, nhẹ nhàng, êm ái, mạnh mẽ, đều đặn. b. mạnh mẽ, êm ái, nhẹ nhàng, lần lượt, thân thuộc. c. nhẹ nhàng, êm ái, ầm ầm, trẻ trung, bay nhảy. 7. Từ “nó” trong câu:” Đất bốc hương như ngàn đời nó vẫn bốc hương trước cơn mưa tháng sáu” được dùng để thay thế từ ngữ nào? a. ngàn đời b. Đất bốc hương c. Đất 8. Đại từ “nó” trong câu trên (câu 7) có tác dụng gì? a. Không lặp lại từ được thay thế. b. Diễn đạt ngắn gọn hơn c. Cho thấy đối tượng có nhiều tên gọi. II.CHÍNH TẢ – TẬP LÀM VĂN ( 40phút) : A. Chính tả : Nghe – viết tựa bài và đoạn 3 của bài đọc .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. B. Tập làm văn (30 phút): Đề bài : Hãy miêu tả một đêm hè mà em nhớ nhất. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..
File đính kèm:
- DE 1 LUYEN TAP MON TIENG VIET 5 GHK I.doc