Đề luyện tập kiểm tra giữa học kì I Tiếng việt Lớp 5 - Đề 4

doc4 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề luyện tập kiểm tra giữa học kì I Tiếng việt Lớp 5 - Đề 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ LUYỆN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
ĐIỂM
Môn : TIẾNG VIỆT – ĐỀ 4
 Họ và tên học sinh :
 Lớp : ..
I. ĐỌC HIỂU – LUYỆN TỪ VÀ CÂU (30 phút ) :
A. ĐỌC THẦM : 
HOÀNG HÔN TRÊN SÔNG HƯƠNG
 Cuối buổi chiều , Huế thường trở về trong một vẻ yên tĩnh lạ lùng, đến nỗi tôi cảm thấy hình như có một cái gì đang lắng xuống thêm một chút nữa trong thành phố vốn hàng ngày đã rất yên tĩnh này.
 Mùa thu, gió thổi mây về phía cửa sông, mặt nước phía dưới cầu Tràng Tiền đen sẫm lại, trong khi phía trên này lên mãi gần Kim Long, mặt sông sáng màu ngọc lam in những vệt mây hồng rực rỡ của trời chiều. Hình như con sông Hương rất nhạy cảm với ánh sáng nên đến lúc tối hẳn, đứng trên cầu chăm chú nhìn xuống, người ta vẫn còn thấy những mảng sắc mơ hồng ửng lên như một thứ ảo giác trên mặt nước tối thẳm. Phố ít người, con đường ven sông như dài thêm ra dưới vòm lá xanh của hai hàng cây.
 Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc. Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ nhữõng mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước, khiến mặt sông nghe như rộng hơn. Và khi dãy đèn bên đường bắt đầu thắp lên những quả tròn màu tím nhạt, chuyển dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung ra trong màu trắng soi rõ mặt người qua lại thì khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều cũng chấm dứt.
 Huế thức dậy trong một nhịp chuyển động mới, đi vào cuộc sống ban đầu của nó.
(Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường)
B. DỰA THEO NỘI DUNG BÀI ĐỌC, HÃY CHỌN NHỮNG CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG :
& . Đọc hiểu:
1. Hoàng hôn là thời điểm nào trong ngày? Lúc đó mây trời thế nào?
 a. Là lúc mặt trời vừa lặn, trời vừa tối.
 b. Là lúc mặt trời bắt đầu từ từ lặn, màu đỏ rực của nó hắt lên và yếu dần làm những đám mây xung quanh có màu vàng ánh hồng rực rỡ, dần làm những đám mây xung quanh có màu vàng ánh hồng rực rỡ.
 c. Là lúc mặt trời lặn, trời tối hẳn.
2. Các cụm từ sau cho thấy đặc điểm gì của dòng sông Hương?
 Mặt nước phía dưới cầu Tràng Tiền đen sẫm lại.
 Mặt sông sáng màu ngọc lam in những vệt mây hồng rực rỡ của trời chiều.
 Những mảng sắc mơ hồng ửng lên như một thứ ảo giác trên mặt nước tối thẳm.
 a. Dòng sông có nhiều màu sắc. 
 b. Dòng sông Hương mỗi khúc có màu sắc khác nhau.
 c. Dòng sông Hương thay đổi sắc màu theo ánh sáng và màu mây trời.
3. Vì sao dòng sông Hương lại thay đổi sắc màu lúc hoàng hôn?
 a. Vì lúc đó những vệt mây hồng rực rỡ gần mặt trời in bóng xuống một quãng sông (gần Kim Long)
 b. Vì lúc đó ánh sáng thay đổi phản chiếu xuống dòng sông.
 c. Vì cả hai lí do trên.
4. Ghi lại những chi tiết miêu tả hoạt động của con người bên bờ sông, trên mặt sông từ lúc trời chiều đến khi tối hẳn:
..
..
..
..
5. Những chi tiết đó (câu 4) cùng với đặc điểm thay đổi màu sắc của dòng sông gợi cho em cảm nhận gì về bức tranh hoàng hôn trên sông Hương?
 a. Bức tranh đẹp 
 b. Bức tranh đẹp và sinh động 
 c, Bức tranh đẹp, sinh động và ấm áp.
6. Trong bài đọc, thành phố Huế được nhân hóa bằng cách nào?
 a. Dùng những động từ chỉ hoạt động của người để nói về thành phố Huế.
 b. Dùng những tính từ chỉ đặc điểm của con người để nói về thành phố Huế.
 c. Dùng đại từ chỉ người để nói về thành phố Huế.
7. Tác giả tả cảnh hoàng hôn trên sông Hương theo trình tự nào?
 a. Tả từng phần sông Hương. b. Tả hoạt động của con người 
 c. Tả vẻ đẹp, sự thay đổi màu sắc của dòng sông Hương và hoạt động của con người bên sông từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến khi tối hẳn.
& . Luyện từ và câu :
1. Từ nào dưới đây là từ láy miêu tả âm thanh?
 a. Vắng lặng b. Lanh canh c. Yên tĩnh
2. Viết vào chỗ trống các từ trái nghĩa với “yên tĩnh” :
..
..
3. Từ nào dưới đây là từ láy miêu tả đặc điểm của màu sắc ?
 a. Nghi ngút b. Rực rỡ c. Tím nhạt
4. Dòng nào dưới đây gồm các từ trái nghĩa với từ “vắng lặng” ?
 a. Náo loạn, náo nức, tấp nập, huyên náo. 
 b. Náo nhiệt, huyên náo, đông vui.
 c. Loạn lạc, nô nức, ồn ào, tấp nập. 
5. Trong bài đọc, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
 a. Chỉ sử dụng biện pháp so sánh 
 b. Sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa.
 c. Chỉ sử dụng biện pháp nhân hóa.
6. Tìm và viết lại các danh từ riêng có trong bài :
..
..
7. Đặt câu có 2 trạng ngữ nội dung tả cảnh thiên nhiên :
..
II.CHÍNH TẢ – TẬP LÀM VĂN ( 40phút) :
A. Chính tả : (10 phút)
Nghe – viết tựa bài và đoạn 3.
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
B. Tập làm văn (30 phút):
Đề bài : Hãy viết bài văn miêu tả cảnh đồng ruộng hoặc vườn cây vào buổi sáng.
Bài làm
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..

File đính kèm:

  • docDE 4.doc