Đề luyện tập kiểm tra giữa học kì I Tiếng việt Lớp 5 - Đề 5

doc5 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề luyện tập kiểm tra giữa học kì I Tiếng việt Lớp 5 - Đề 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ LUYỆN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
ĐIỂM
Môn : TIẾNG VIỆT – ĐỀ 5
 Họ và tên học sinh :
 Lớp : ..
I. ĐỌC HIỂU – LUYỆN TỪ VÀ CÂU (30 phút ) :
A. ĐỌC THẦM : 
NẮNG TRƯA
 Nắng cứ như từng dòng lửa xối xuống mặt đất.
 Buổi trưa ngồi trong nhà nhìn ra sân, thấy rất rõ những sợi không khí nhỏ bé, mỏng mảnh, nhẹ tênh, vòng vèo lượn từ mặt đất bốc lên, bốc lên mãi.
 Tiếng gì xa vắng thế? Tiếng võng kẽo kẹt kêu buồn buồn từ nhà ai vọng lại. Thỉnh thoảng, câu ru em cất lên từng đoạn ạ ờiHình như chị ru em. Em ngủ và chị cũng thiu thiu ngủ theo. Em chợt thức làm chị bừng tỉnh và tiếp tục câu ạ ời. Cho nên câu hát cứ cất lên từng đoạn rồi ngừng lại, rồi cất lên, rồi lại lịm đi trong cái nặng nề của hai mi mắt khép lại.
 Con gà nào cất lên một tiếng gáy. Và ở góc vườn, tiếng cục tác làm nắng trưa thêm oi ả, ngột ngạt. Không một tiếng chim, không một sợi gió. Cây chuối cũng ngủ, tàu lá lặng đi như thiếp vào trong nắng. Đường làng vắng ngắt. Bóng tre, bóng duối cũng lặng im.
 Aáy thế mà mẹ phải vơ vội cái nón cũ, đội lên đầu, bước vào trong nắng, ra đồng cấy nốt thửa ruộng chưa xong.
 Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi!
( Đăng Sơn– theo Sách Tiếng Việt 5, Tập 1, NXBGD, 2006 )
B. DỰA THEO NỘI DUNG BÀI ĐỌC, HÃY CHỌN NHỮNG CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG :
& . Đọc hiểu:
1. Bài văn tả cảnh gì? Ở đâu?
 a. Cảnh nắng trưa trong vườn cây. b. Cảnh nắng trưa khi mẹ đi cấy ngoài đồng.
 c. Cảnh nắng trưa ở thành phố. d. Cảnh nắng trưa mùa hè ở làng quê.
2. Những từ ngữ, hình ảnh “ từng dòng lửa xối xuống mặt đất, những sợi không khí nhỏ bé, mỏng manh, nhẹ tênh, vòng vèo lượn từ mặt đất bốc lên, bốc lên mãi” gợi cho em cảm nhận gì?
 a. Nắng đỏ như lửa, những sợi không khí như mây. 
 b. Nắng ấm làm cho hơi nước bốc lên.
 c. Nắng rất gay gắt, dữ dội, làm cho không khí bốc lên như khói.
 d. Nắng trưa rất dễ chịu, rất đẹp.
3. Ý chính của đoạn văn 3 là gì?
 a. Tả âm thanh trong nắng trưa. b. Tả câu hát ru em.
 c. Tả hai chị em ngủ trưa trên võng. d. Tả tiếng võng và câu hát ru em trong trưa hè.
4. Những chi tiết, đặc điểm nào cho thấy tác động của nắng trưa dữ dội đối với con người và cảnh vật?
 a. Câu hát ru em đứt đoạn, lịm đi trong cái nặng nề của hai mi mắt khép lại.
 b. Cây chuối cũng ngủ, tàu lá lặng đi như thiếp vào trong nắng.
 c. Đường làng vắng ngắt. Bóng tre, bóng duối cũng lặng im.
 d. Tất cả các chi tiết trên.
5. Hình ảnh người mẹ “vơ vội cái nón cũ, đội lên đầu” đi cấy trong nắng trưa gợi cho em cảm nhận gì?
 a. Người mẹ dịu dàng. b. Người mẹ tần tảo, chịu thương, chịu khó.
 c. Người mẹ không được nghỉ trưa. d. Người mẹ rất thương con.
6. Nắng trưa được miêu tả qua cảm nhận của những giác quan nào ?
 a. Thị giác, vị giác, xúc giác. b. Xúc giác, thị giác, thính giác c. Vị giác, thính giác, thị giác.
7. Ý chính của bài văn là gì ?
 a. Tả cảnh trưa nè rất nắng, rất oi bức . 
 b. Tả con người và cảnh vật làng quê vào buổi trưa mùa hè .
 c. Tả cảnh nắng trưa qua trạng thái mệt mỏi của con người, cảnh vật và nỗi cảm thương mẹ tần tảo.
& . Luyện từ và câu :
1. Viết tiếp vào chỗ trống các từ trái nghĩa với từ nhỏ bé :
+ to lớn, 
2, Viết vào chỗ trống các từ đồng nghĩa với từ vắng ngắt :
+ vắng vẻ,
3. Trong bài văn, cây chuối được nhân hóa bằng cách nào ?
 a. Dùng những từ chỉ hoạt động, trạng thái của người để kể, tả cây chuối.
 b. Dùng những từ chỉ đặc điểm của người để miêu tả cây chuối.
 c. Dùng những từ chỉ bộ phận của người để chỉ bộ phận của cây chuối.
4. Hình ảnh « Cây chuối cũng ngủ, tàu lá lặng đi như thiếp vào trong nắng » gợi cho em cảm nhận gì ?
 a. Cây chuối cũng ngủ trưa như con người.
 b. Nắng trưa dữ dội làm tàu lá chuối héo rũ, cây chuối cũng giống như con người mệt mỏi ngủ thiếp đi trong nắng.
 c. Tất cả cây cối, chim chóc đều nghỉ trưa.
5. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy gợi hình ảnh ?
 a. Mỏng mảnh, kẽo kẹt, thiu thiu, oi ả.
 b. Mỏng mảnh, vòng vèo, thiu thiu, nặng nề.
 c. Vòng vèo, nặng nề, ngột ngạt, kẽo kẹt.
 d. Kẽo kẹt, nặng nề, ngột ngạt.
6. Trường hợp nào dưới đây không viết đúng chính tả ?
 a. Sa vắng b. Xa xôi c. Sa ngã d. Sa sút
7. Từ « sợi » trong câu «  Không một tiếng chim, không một sợi gió. » được dùng với nghĩa :
 a. Nghĩa gốc b. Nghĩa chuyển c. Nghĩa của từ đơn d. Nghĩa của danh từ
8. Đặt 2 câu : có từ đầu
 + Nghĩa gốc :
 + Nghĩa chuyển : ..
9. Tìm trong bài văn và viết lại :
 a. Một câu kể : .
 b. Một câu cảm : .
 c. Một câu hỏi : 
 d. Một câu có dùng biện pháp so sánh :
II.CHÍNH TẢ – TẬP LÀM VĂN ( 40phút) :
A. Chính tả : (10 phút)
Nghe – viết tựa bài và đoạn từ :  « Tiếng gì xa vắng thế.cái nặng nề của hai mi mắt khép lại ».
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
B. Tập làm văn (30 phút):
Đề bài : Tả vẻ đẹp của biển vào buồi bình minh hay hoàng hôn mà em đã có dịp say sưa ngắm nhìn.
Bài làm
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..

File đính kèm:

  • docDE 5.doc