Đề luyện tập kiểm tra học kì I Tiếng việt Lớp 5 - Đề 1

doc5 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề luyện tập kiểm tra học kì I Tiếng việt Lớp 5 - Đề 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ LUYỆN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
ĐIỂM
Môn : TIẾNG VIỆT – ĐỀ 1
 Họ và tên học sinh :
 Lớp : ..
I. ĐỌC HIỂU – LUYỆN TỪ VÀ CÂU (30 phút ) :
A. ĐỌC THẦM : 
LÀNG DẠ MÙA ĐÔNG
 Mùa đông đã về thực sự rồi.
 Mây từ trên cao theo các sườn núi trườn xuống, chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng. Hoa cải hương vàng hoe từng vạt dài ẩn hiện trong sương bên sườn đồi. Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ. Không còn phải lội qua suối nữa, dù chỉ là một bước chân. Nơi thông dòng, ai cũng cẩn thận đặt những phiến đá lớn cách đều từng bước đi, nơi sâu hơn, vầu quây tròn ôm đá thành từng trục cầu đón những thân cau già, dẻo dai vững chắc. Trên mặt nước chỉ còn lại những chú nhện chân dài như gọng vó bận rộn và vui vẻ trong công việc thi nhau ngược dòng vượt lên.
 Làng Dạ nằm sát chân núi, xanh biếc bóng tre non và lạ chưa, những bóng cau cao vút, lô xô, thân mảnh dẻ và đơn sơ một nét thẳng ngọn xòe những tàu xanh bóng. Mùa đông cái chết lên tới ngọn những hàng cơi bên suối. Trên những ngọn cơi già nua cổ thụ, những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng đang khua lao xao trước khi giã từ thân mẹ đơn sơ. Nhưng những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo mềm mại như cái đuôi én. Trên nền đất rắn lại vì giá lạnh, những đọt lá non vẫn đang xòe, vàng nhạt và những cây cau vẫn duyên dáng, đu đưa thân mình, tưởng như chúng sinh ra còn là để trang điểm cho thôn bản làng Dạ thêm vẻ thanh tú, nhẹ nhàng.
 Ma Văn Kháng
B. DỰA THEO NỘI DUNG BÀI ĐỌC, HÃY CHỌN NHỮNG CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG :
& . Đọc hiểu:
 1. Cảnh làng Dạ được miêu tả trong bài đọc ở vùng miền nào ? Chi tiết nào cho em biết điều đó ?
 a. Ở miền núi. Chi tiết cho biết cảnh đó là miền núi : 
 b. Ở đồng bằng. Chi tiết cho biết cảnh đó là đồng bằng: 
 c. Ở miền biển. Chi tiết cho biết cảnh đó là miền biển:..
 d. Ở làng quê xa xôi. Chi tiết cho biết cảnh đó là làng quê : .
2. Tập hợp nào dưới đây đầy đủ các sự vật được tác giả chọn tả ?
 a. Mây, mưa bụi, sườn núi, con suối, các chú nhện, những bóng cau.
 b. Mây, hoa cải hương, con suối lớn, các chú nhện, những bóng cau, những hàng cau.
 c. Mây, hoa cải hương, con suối lớn, những hàng cau, hàng cơi, nền đất, mùa đông.
 d. Mùa đông, mây, hoa cải hương, con suối, dòng, những chú nhện, làng Dạ, hàng cau, cây cau.
3. Tập hợp nào dưới đây đầy đủ các từ ngữ chỉ màu sắc của cảnh vật trong bài ?
 a. Bạc trắng, vàng hoe, xanh biếc, vàng.
 b. Vàng, vàng hoe, vàng nhạt, xanh biếc.
 c. Bạc trắng, vàng hoe, xanh biếc, vàng nhạt, vàng, xanh bóng.
 d. Vàng, vàng hoe, vàng nhạt, xanh biếc, xanh non, bạc trắng, xanh bóng.
4. Bóng tre non xanh biếc và những hàng cau làng Dạ với màu lá xanh bóng trong mùa đông cho biết điều gì ?
 a. Làng Dạ đẹp trù phú, đầy sức sống.
 b. Làng Dạ giàu có, nhiều cây xanh.
 c. Làng Dạ có nhiều cau và cây cơi.
 d. Làng Dạ đón chào mùa đông đến.
5. Ý nghĩa của bài đọc là gì ?
 a. Miêu tả cảnh vật làng Dạ vào mùa đông.
 b. Miêu tả vẻ đẹp sinh động, đầy sức sống của cảnh vật làng Dạ vào mùa đông.
 c. Miêu tả vẻ đẹp sinh động , đầy sức sống của con người và cảnh vật làng Dạ vào mùa đông.
 d. Miêu tả sự thay đổi của cảnh vật làng Dạ vào mùa đông.
& . Luyện từ và câu :
1. Trong câu nào dưới đây, từ trườn được dùng với nghĩa gốc ? 
 a. Những con rắn trườn theo bờ bụi rồi qua con đường nhỏ bên bờ suối.
 b. Mây từ trên cao theo các sườn núi trườn xuống, chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng.
 c. Nước trườn qua khe núi, tràn xuống con đường.
2. Cẩn thận có nghĩa là gì ? 
 a. Có ý thức tránh những sơ suất, sai sót, tránh những điều không hay có thể xảy ra.
 b. Thực hiện trong một thời gian lâu hơn bình thường.
 c. Thực hiện nghiêm ngặt, không để lộ ra, không sơ hở.
3. Trong bài, những con nhện được nhân hóa bằng cách nào ?
 a. Dùng những động từ chỉ hoạt động của người để nói về những con nhện.
 b. Dùng những từ chỉ đặc điểm của người để nói về những con nhện.
 c. Dùng những từ chỉ đặc điểm, tính tình và đại từ chỉ người để nói về những con nhện.
4. Từ cổ kính thuộc từ loại nào ?
 a. Danh từ b. Động từ c. Tính từ d. Đại từ
5. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ trái nghĩa với từ bận rộn ?
 a. Nhàn, nhàn hạ, thảnh thơi, thong dong.
 b. Ung dung, nhàn hạ, lấn bấn, rộn ràng.
 c. Thảnh thơi, lật đật, vội vàng, thong dong.
6. Trong câu : “Nơi nông dòng, ai đã cẩn thận đặt những phiến đá lớn cách đều từng bước đi, nơi sâu hơn, vầu quây tròn ôm đá thành từng trục cần đón những thân cau già, dẻo dai chắc chắn.” , từ nào là bộ phận trạng ngữ ?
 a. Nơi nông dòng 
b. Nơi nông dòng / nơi sâu hơn. 
c. Không có trạng ngữ.
A. Chính tả : (10 phút)
Nghe – viết tựa bài và đoạn từ : « Nhưng những hàng cau làng Dạ .vẻ thanh tú, nhẹ nhàng ».
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
B. Tập làm văn (30 phút):
Đề bài : Tả hình dáng, tính tình người mẹ yêu quý của em.
Bài làm
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..

File đính kèm:

  • docDE 11 KIEM TRA MON TIENG VIET 5 CUOI HOC KY I.doc