Đề luyện tập kiểm tra học kì I Tiếng việt Lớp 5 - Đề 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề luyện tập kiểm tra học kì I Tiếng việt Lớp 5 - Đề 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ LUYỆN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I ĐIỂM Môn : TIẾNG VIỆT – ĐỀ 6 Họ và tên học sinh : Lớp : .. I. ĐỌC HIỂU – LUYỆN TỪ VÀ CÂU (30 phút ) : A. ĐỌC THẦM : CÁCH KHỬ MÙI TANH CỦA CÁ Ai cũng biết khi kho cá nên thả vài nhát gừng để khử mùi tanh nhưng thả vào lúc nào mới là điều quan trọng. Bạn hãy làm cho cá sạch, đun nóng lên, đợi khi nào chất Prô-tê-in trong cá cô lại mới thả gừng vào, biện pháp này có thể khử mùi tanh một cách triệt để. Nếu thả gừng vào quá sớm, chất prô-tê-in chưa cô được sẽ gây cản trở với tác dụng khử mùi tanh của gừng. Ngoài ra, khi kho cá bạn có thể nhỏ vào ít dấm chua để khử mùi tanh. Tay bạn sau khi rửa cá sẽ có mùi tanh. Bạn hãy dùng xà phòng rửa kỹ một lần rồi nặn một ít kem đánh răng vào tay và xoa xoa một lúc, sau đó dùng nước lạnh tráng tay, mùi tanh sẽ hết. Bạn cũng có thể xoa vào tay ít rượu trắng hoặc lấy gừng sống chà đi xát lại rồi dùng xà phòng rửa một lần nữa, mùi tanh sẽ hết. B. DỰA THEO NỘI DUNG BÀI ĐỌC, HÃY CHỌN NHỮNG CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG : & . Đọc hiểu: 1. Từ khử trong cụm từ “Cách khử mùi tanh của cá” có nghĩa là gì ? a. Làm cho ngừng sống, chết đi. b. Làm cho mất đi để loại bỏ tác dụng. c. Làm cho thay đổi. 2. Muốn khử mùi tanh khi kho cá cần làm gì ? a. Thả vào nồi cá kho vài lát gừng khi bắc ra. b. Thả vào nồi cá kho vài lát gừng ngay từ lúc bắt đầu đun. c. Đun nồi cá nóng lên một chút rồi mới cho gừng . 3. Tại sao không nên cho gừng ngay từ đầu ? a. Vì chất pro-tê-in trong cá sẽ làm giảm tác dụng khử mùi tanh của gừng. b. Vì làm như vậy gừng sẽ không thơm. c. Vì làm như vậy cá sẽ tanh hơn. 4. Còn có cách nào khác để khử mùi tanh của cá khi rán, kho ? a. Cho rượu trắng vào nồi cá đang kho hoặc chảo rán. b. Cho vào nồi cá kho hoặc chảo mỡ rán (chiên) cá vài giọt giấm chua. c. Cho nước lạnh vào nồi cá đang kho hoặc chảo rán. 5. Làm thế nào để khử hết mùi tanh ở tay sau khi làm cá ? a. Rửa tay kĩ bằng xà phòng hoặc gừng. b. Rửa tay bằng kem đánh răng hoặc rượu trắng. c. Sau khi rửa tay bằng xà phòng, xoa tay bằng kem đánh răng hoặc rượu trắng hay gừng sống rồi xối nước. & . Luyện từ và câu : 1. Trong bài đọc, từ triệt để có nghĩa là gì ? a. Trừ bỏ hoàn toàn. b. Phá huỷ hoàn toàn. c. Ở mức độ cao nhất. 2. Từ triệt để thuộc từ loại nào ? a. Tính từ b. Động từ c. Danh từ 3. Viết vào chỗ trống các từ chỉ những mùi gây khó chịu cho con người : .. .. 4. Tập hợp nào sau đây chỉ gồm các từ trái nghĩa với sớm ( tính từ ) ? a. Muộn, lề mề, bê trễ. b. Chậm chạp, chậm trễ, muộn màng. c. Muộn, muộn màng, trễ. 5. Trong câu :” Ngoài ra, khi kho cá bạn có thể nhỏ vào ít dấm chua.” , có mấy trạng ngữ ? Từ ngữ là bộ phận trạng ngữ ? a. Có một trạng ngữ. Đó là : . b Có một trạng ngữ. Đó là : . c. Có một trạng ngữ. Đó là : . 6. Trong câu: “ Nếu thả gừng vào quá sớm, chất pro-tê-in chưa có được sẽ gây cản trở với tác dụng khử mùi tanh của gừng.” , từ ngữ nào là bộ phận chủ ngữ ? a. Chất b. Chất prô-tê-in chưa cô được. c. Chất prô-tê-in 7. Hai câu văn sau ( a và b) có gì khác nhau ? Câu nào rõ ý hơn ? Vì sao ? Viết câu trả lời vào chỗ trống ? a. Nếu thả gừng vào quá sớm, chất prô-tê-in chưa cô sẽ gây cản trở với tác dụng khử mùi tanh của gừng. b. Thả gừng vào quá sớm, chất prô-tê-in chưa cô được sẽ gây cản trở với tác dụng khử mùi tanh của gừng. + Khác nhau : + Câu .rõ ý hơn vì : .. II.CHÍNH TẢ – TẬP LÀM VĂN ( 40phút) : A. Chính tả : (10 phút) Nghe – viết tựa bài và đoạn 1. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. B. Tập làm văn (30 phút): Đề bài : Tả một người thân của em đang làm việc. Bài làm .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. ..
File đính kèm:
- DE 16 KIEM TRA TIENG VIET 5 CUOI HOC KY I.doc