Đề luyện tập thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn: ngữ văn

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề luyện tập thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn: ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM	ĐỀ LUYỆN TẬP THI TỐT NGHIỆP THPT 
TRƯỜNG THPT SÀO NAM	MÔN: NGỮ VĂN
	
Thời gian: 150 phút (Không kể giao đề)

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (5điểm)

Câu 1: (2 điểm)
Vì sao nhà văn Nguyễn Trung Thành đặt tên cho truyện ngắn của mình là Rừng xà nu ?

Câu 2: (3 điểm)
Có người cho rằng: “ Tập quán xấu ban đầu là khách qua đường, sau trở thành người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành một ông chủ nhà khó tính” 
Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên.

II.PHẦN RIÊNG: (5 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó.
Câu 1: Theo chương trình chuẩn (5điểm)
Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được một tình huống truyện như thế nào? Ý nghĩa của nó?
Câu 2: Theo chương trình nâng cao (5 điểm)
Phân tích tình huống truyện độc đáo mà Kim Lân đã tạo dựng trong truyện Vợ nhặt. Từ đó, nêu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.





















ĐÁP ÁN

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (5điểm)

Câu 1: (2điểm)
- Cây xà nu, rừng xà nu xuyên suốt tác phẩm, trở thành linh hồn của tác phẩm. Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm, tư tưởng nghệ thuật khơi nguồn từ hình ảnh đó. Cây xà nu gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần và vật chất của dân làng Xôman, trở thành biểu tượng cuộc đời của họ. (1 điểm)
- Hình ảnh rừng xà nu biểu tượng cho sự đau thương mà họ phải đối mặt, biểu tượng cho sức sống mãnh liệt, tinh thần bất khuất, bất diệt, khát vọng tự do của nhân dân Tây Nguyên – dân tộc Việt Nam (1 điểm) 

Câu 2: (3 điểm)
1/ Yêu cầu về kỹ năng: 
- Thí sinh biết cách làm bài NLXH, cụ thể là nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.
- Biết sử dụng hợp lý các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, bình luận…..
- Bố cục sáng rõ, lập luận chặt chẽ.
2/ Yêu cầu về kiến thức:
- Giải thích: “Khách qua đường” là người đến rồi đi ngay, không có quan hệ mật thiết với ta; “ Người bạn thân ở chung nhà” là người gần gũi thường xuyên gắn bó với ta; “ Ông chủ nhà khó tính” là người mà ta buộc phải lệ thuộc và thường đòi hỏi ta một cách quá đáng. Như vậy, nội dung câu nói: Quá trình hình thành và phát triển của những thói hư tật xấu, theo thời gian mức độ tiêm nhiễm ngày càng nặng nề hơn. 
- Bàn luận: Phân tích lý lẽ, chọn dẫn chứng tiêu biểu trong cuộc sống cũng như trong sách vở để làm sáng rõ.
- Suy nghĩ: Rút ra bài học của bản thân: Ngay từ đầu đã tránh những thói hư tật xấu và khi đã mắc những thói hư tật xấu phải kiên quyết sửa chữa. 
3/ Biểu điểm: 
- Điểm 3: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 2: Đáp ứng được nửa các yêu cầu, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu.
- Điểm 0: Không làm bài hoặc hoàn toàn sai lạc.

II. PHẦN RIÊNG: (5 điểm)
Câu 1. Theo chương trình chuẩn (5 điểm)
1/ Yêu cầu về kỹ năng: 
- Thí sinh biết cách làm bài nghị luận văn học về một tác phẩm văn xuôi, cụ thể phân tích một nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm. 
- Kết cấu bài làm chặt chẽ, diễn đạt không sai sót.
2/ Yêu cầu về kiến thức:
- Tình huống truyện: Nghệ sĩ Phùng chụp một tấm ảnh, cảnh chiếc thuyền ngoài xa đẹp như tranh vẽ, một hình ảnh đẹp không dễ gì gặp trong đời. Khi chiếc thuyền vào bờ, Phùng chứng kiến cảnh hai vợ chồng người làng chài. Người chồng đánh vợ, đứa con ngăn bố. Tình huống đó lặp lại lần nữa. Sau đó nghệ sĩ Phùng không ngờ đằng sau cảnh đẹp là những nghịch lý của đời thường. Người chồng trở thành kẻ vũ phu, người vợ thương con nên nhẫn nhục chịu đựng. Cậu bé thương mẹ, bên vực mẹ thành ra căm ghét cha. Chánh án Đẩu tốt bụng nhưng đơn giản trong cách nghĩ. Anh khuyên người đàn bà bỏ chồng là xong mà không biết người đàn bà cần một chỗ dựa để kiếm sống nuôi con……
- Ở tình huống trên cho thấy cái nhìn và cảm nhận của nghệ sĩ Phùng, chánh án Đẩu là sự khám phá, phát hiện mới mẻ, sâu sắc về đời sống và con người, tình huống nhận thức.
- Với tình huống trên, tác giả nhấn mạnh thêm mối quan hệ gắn bó giữa nghệ thuật và cuộc đời, khẳng định cái nhìn đa diện, đa chiều về đời sống, gợi mở những vấn đề mới cho sáng tạo nghệ thuật. 
- Lời kể khách quan, chân thực, giàu sức thuyết phục. Ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp với đặc điểm từng nhân vật. 
3/ Biểu điểm: 
- Điểm 5: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 3: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 1: Phân tích qaú sơ sài, diễn đạt yếu.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề. 
Câu 2: Theo chương trình nâng cao (5 điểm)
1/ Yêu cầu về kỹ năng:
- Thí sinh biết cách làm bài nghị luận văn học, một tác phẩm văn xuôi cụ thể phân tích tinh huống truyện. Kết cấu bài làm chặt chẽ, không có sai sót về diễn đạt.
2/ Yêu cầu về kiển thức:
- Tình huống truyện: Tình huống truyện một phần thể hiện ngay trong tiêu đề của tác phẩm. Tràng một nông dân nghèo, xấu xí, dân ngụ cư, giữa lúc cái đói, cái chết kề bên vẫn lấy được vợ, thậm chí vợ theo (nhặt được vợ) . Xóm ngụ cư ngạc nhiên, mẹ Tràng ngạc nhiên, bản thân anh ta cảm thầy “ngờ ngợ’.
	Tình huống đặc biệt éo le: vừa mừng, vừa lo, vừa vui, vừa buồn, vừa cảm thầy “chờn chợn”, nuôi thân chẳng xong còn dám “đèo bòng”. Mọi người đều “ai oán xót thương”.
- Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo:
	Tố cáo tội ác bọn thống trị Pháp, Nhật và tay sai đã xô đẩy nhân dân ta vào nạn đói khủng khiếp khiến cho thân phận con người bị rẻ rúng.
	Giữa lức cái đói, cái chết kề bên con người vẫn khao khát tình thương yêu, hạnh phúc gia đình, vẫn đùm bọc cưu mang nhau, tin ở sự sống, hi vọng và hướng đến tương lai. 
Tình huống truyện độc đáo, ngôn ngữ nông thôn nhuần nhuyễn, khả năng phân tích nhân vật tinh tế góp phần làm nên sự thành công của truyện. 
3/ Biểu điểm: 
- Điểm 5: Đáp ứng các yêu cầu trên. Có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 3: Trình bày được một nửa các yêu cầu trên. Còn mắc một số lỗi diễn đạt. 
- Điểm 1: Phân tích quá sơ sài. Diễn đạt yếu.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề 




 











File đính kèm:

  • docVan_SN.doc