Đề luyện tập tuần 32 môn Tiếng việt Lớp 3

doc3 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 711 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề luyện tập tuần 32 môn Tiếng việt Lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên : .	 Thứ ngày tháng năm 20
Lớp : 3A
Luyện tập tiếng việt tuần 32
1. Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi”Bằng gì” trong các câu sau:
 a. Mẹ đã may cho em chiếc áo bằng đôi tay khéo léo của mình.
 b. Bằng một giọng trầm và ấm, bà bắt đầu chậm rãi kể cho chúng em nghe chuyện “Thạch Sanh”.
 c. Bằng nổ lực phi thường, chị đã vượt qua đối thủ trong những giây cuối cùng của cuộc đua.
 d. Chú bé chọc cười mọi người trong nhà bằng cách bắt chước những điệu bộ của người lớn.
 e. Bằng sự nhanh trí và dũng cảm, anh đã cứu chú bé thoát khỏi nguy hiểm trong gang tấc.
2. Khoanh tròn dấu hai chấm trong các câu sau, cho biết mỗi dấu hai chấm có tác dụng gì.
 a. Trông thấy một chú ếch cốm, tôi vội kêu lên: “Mẹ ơi, một con ếch cốm kìa!”
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
 b. Kĩ thuật tranh làng Hồ đã đạt tới đỉnh cao sự tinh tế: những bộ tranh tố nữ áo màu, quần hoa chanh nền đen lĩnh của một thứ mầu đen rất Việt Nam.
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
 c. Bò mẹ ngừng bước, ngoái đôi sừng cong vặn vỏ đỗ, gọi toáng lên vang động một vùng: “ ò ò oàm! ò ò oàm! Lại đây! Lại đây!”
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
 d. Giờ đây, cô Ve xanh có một thân hình bề ngoài giống hệt các cô Ve khác: một cái đầu mượt như nhung tơ, một dáng vẻ cân đối thon thả, một bộ cánh sành điệu, mỏng tang.
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
3. Điền dấu chấm hoặc dấu chấm cho thích hợp vào các ô trống trong đoạn văn sau:
  Bố đi công tác xa, thỉnh thoảng mới về, nhưng cứ đến mùa dâu chín, bà lại ngâm cho bố một hũ rượu Nghe nói rượu dâu uồng mạnh gân cốt Có lần Tuần hỏi bà “Bà ơi, bà chăm mấy gốc dâu để làm gì? Bà có ăn quả đâu?” Bà cười “Bà không ăn quả. Bà chỉ dùng lá thôi.” Tuấn vẫn chưa hết ngạc nhiên “Sao lại chỉ dùng lá ạ?” Bà nội nhìn Tuần bằng con mắt rất hiền “Để nuôi tằm, cháu à. Tằm nó ăn lá rồi nó sẽ nhả ra tơ.”
Bài 4: Đọc khổ thơ rồi gạch một gạch dưới những từ ngữ chỉ sự vật được nhân hóa, hai gạch dưới những từ ngữ dùng để nhân hóa và viết tiếp vào chỗ trống để nêu tác dụng của biện pháp nhân hóa:
 Lúc ấy
Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ 
Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ
Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà
Ngày mai
Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi
Biển sẽ nằm bờ ngỡ giữa cao nguyên
Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả
Từ công trình thủy điện lớn đầu tiên
(Quang huy)
 Những hình ảnh nhân hóa trong khổ thơ trên có tác dụng: ......................
...................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
Bài 5: Gạch dưới những từ ngữ dùng để nhân hóa trong khổ thơ sau:
Con cá rô ơi, chớ có buồn
Chiều chiều Bác vẫn gọi rô luôn
Dừa ơi, cứ nở hoa đơm trái
Bác vẫn chăm tay tưới ướt bồn.
 (Tố Hữu)
 b. Trong khổ trên, các sự vật được nhân hóa bằng cách nào? Hãy viết tiếp vào chỗ trống để trả lời:
 Các sự vật trong khổ thơ trên được nhân hóa bằng cách 
...................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docde kiem tra cuoi hoc ki 2 mon tieng viet 3.doc