Đề luyện thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học: 2013-2014 môn: ngữ văn

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1618 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề luyện thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học: 2013-2014 môn: ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Trường THCS Liên Châu CChâu
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học: 2013-2014
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 150 phút 


Câu 1: (7 điểm)
 “Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người đến với ta trong những giây phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời”. 
 (M.Gorki)
 Viết văn bản nghị luận, trình bày những suy nghĩ của em về quan niệm trên.
Câu 2: (3 điểm)
	Suy nghĩ của em từ ý nghĩa câu chuyện sau:
	 Diễn giả Le-o Bu-sca-gli-a lần nọ kể về một cuộc thi mà ông làm giám khảo. Mục đích của cuộc thi là tìm ra đứa trẻ biết quan tâm nhất. Người thắng cuộc là một em bé bốn tuổi.
	Người hàng xóm của em là một ông lão vừa mất vợ. Nhìn thấy ông khóc, cậu bé lại gần rồi leo lên ngồi vào lòng ông. Cậu ngồi rất lâu và chỉ ngồi như thế. Khi mẹ em bé hỏi em đã trò chuyện những gì với ông ấy, cậu bé trả lời: "Không có gì đâu ạ. Con chỉ để ông ấy khóc."
 (Theo "Phép màu nhiệm của đời" - NXB Trẻ, 2005)
Câu 3: (10 điểm)
 Vẻ đẹp và số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua các tác phẩm Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.

 ……….HẾT………..
	Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
	Họ tên thí sinh..........................................................................SBD:.....................
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
Trường THCS Liên Châu
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
KÌ THI CHỌN HSG LỚP 9 
Năm học: 2013-2013
(HDC này gồm 4 trang)

Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
Câu 1

 “Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người đến với ta trong những giây phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời”.
 (M.Gorki)
 Viết văn bản nghị luận, trình bày những suy nghĩ của em về quan niệm trên.
 
 a.Yêu cầu về kỹ năng:
 Học sinh tạo lập được một văn bản nghị luận, trình bày những suy nghĩ của mình về vấn đề nêu ở đề bài.
 Bố cục ba phần rõ ràng, lập luận chặt chẽ, thuyết phục. Văn viết trong sáng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; chữ viết cẩn thận.
b.Yêu cầu về kiến thức:
 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ các ý chính sau: 
* Giải thích, chứng minh:
 - Trong cuộc sống, con người thường có nhiều bạn bè nhưng không phải ai cũng là người dám đến với ta trong những thời điểm khó khăn nhất của cuộc đời ta. 
 - Người bạn tốt nhất là người sẵn sàng cùng ta đối mặt với khó khăn, hoạn nạn, giúp ta vượt qua khó khăn, giữ vững niềm tin để vươn lên. 
(Học sinh lấy dẫn chứng trong đời sống để chứng minh)* Nhận định, đánh giá:
 Quan niệm của M. Gorki là một quan niệm đúng đắn về tình bạn. Quan niệm đó giúp mỗi người chúng ta hiểu rõ hơn sự đẹp đẽ của tình bạn, xây dựng được cách nhìn đúng đắn về một người bạn tốt.
c. Biểu điểm cụ thể:
 - Điểm 6- 7: Đáp ứng tốt yêu cầu trên, bố cục hợp lí, nội dung chặt chẽ, giàu sức thuyết phục, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ. 
 - Điểm 4 - 5: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, văn viết trôi chảy, mạch lạc, có sức thuyết phục; có thể mắc một vài lỗi diễn đạt. 
 - Điểm 2 - 3: Hiểu đúng được vấn đề nêu ra nhưng chưa sâu sắc, còn mắc vài lỗi diễn đạt.
 - Điểm 1 – 2: Hiểu vấn đề nêu ra còn mơ hồ, ý sơ sài, văn viết lủng củng, mắc nhiều lỗi diễn đạt. 
 - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.
7 điểm





Câu 2: (3 điểm)
A- Yêu cầu:
I/ Về kĩ năng: HS trình bày dưới dạng bài văn nghị luận xã hội, có hệ thống luận điểm rõ ràng, chính xác, khoa học.
Lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, văn viết có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
II/ Về kiến thức: 
1. Giải thích được nội dung cơ bản của câu chuyện:
 - Em bé đạt giải trong cuộc thi vì em là người biết quan tâm, chia sẻ nỗi đau với người khác.
 - Người được chia sẻ không đòi hỏi gì, chỉ cần một chỗ dựa trong lúc đau đớn cũng là quá đủ.
 - Cách em bé quan tâm đến người khác cũng rất "trẻ con": ngồi vào lòng người hàng xóm. Thế nhưng đó là cách chia sẻ hiệu quả nhất ngay trong tình huống ấy.
2. Chứng minh, bình luận về nội dung câu chuyện:
 - Trong cuộc sống, đôi khi con người gặp phải những mất mát, đau thương, cần có một mối đồng cảm từ những người xung quanh. (dẫn chứng)
 - Biết quan tâm, sẻ chia với người khác là một hành động đẹp. Nhưng cách thể hiện sự quan tâm đó như thế nào còn tuỳ thuộc ở mỗi người. (dẫn chứng) 
3. Bài học cho bản thân.
 - Trong cuộc sống, có những bài học vô cùng quý giá mà ta học được từ những điều hết sức bất ngờ. Những em bé đôi khi cũng có những việc làm mà mọi người phải suy ngẫm. 
 - Thấu hiểu và chia sẻ với nỗi đau của người khác là mình đã làm được một việc ý nghĩa.
 - Sống đẹp sẽ nhận được cái đẹp từ cuộc sống.
B. Thang điểm.
- Điểm 3: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bài làm sáng tạo, văn viết có cảm xúc, bố cục rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi diễn đạt.
- Điểm 2: Đáp ứng khá đầy đủ các yêu cầu trên, bố cục rõ ràng, văn viết có cảm xúc, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 1: Đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản nhưng bình luận chưa sâu, bài học rút ra còn sơ sài, nông cạn. Diễn đạt chưa thật lưu loát.
- Điểm 0: Bài viết sai lệch cả về nội dung và hình thức.
* Lưu ý: Nếu bài viết dưới dạng đoạn văn nhưng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, có sáng tạo thì giám khảo linh hoạt cho điểm, nhưng tối đa không quá 2 điểm.
- Điểm 2: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên, văn viết có cảm xúc, diễn đạt trong sáng.
- Điểm 1: Hiểu ý nhưng cảm nhận chưa sâu, diễn đạt chưa thật lưu loát.
- Điểm 0: Bài viết sai lệch cả về nội dung và hình thức.




Câu 2

Vẻ đẹp và số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua các tác phẩm Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, Truyện Kiều của Nguyễn Du, 
 Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.
 ________________ _________________
a.Yêu cầu về kỹ năng:
 - Bài làm của học sinh có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, nắm vững kỹ năng làm bài nghị luận văn học. 
 - Lập luận thuyết phục, văn viết có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; chữ viết cẩn thận.
b.Yêu cầu về kiến thức: 
 Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau, song cần đáp ứng được những yêu cầu cơ bản sau:
 * Vẻ đẹp của người phụ nữ:
 - Nét đẹp nhan sắc (Người phụ nữ trong Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương; Thúy Vân, Thúy Kiều trong Truyện Kiều- Nguyễn Du).
 - Nét đẹp về tài năng (Thúy Kiều trong Truyện Kiều - Nguyễn Du).
 - Đẹp về tâm hồn, phẩm chất: hiếu thảo, thủy chung son sắt, khao khát hạnh phúc... (Người phụ nữ trong Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương; Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ; Thúy Kiều trong Truyện Kiều – Nguyễn Du; Kiều Nguyệt Nga trong Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu).
* Số phận của người phụ nữ:
 - Long đong, chìm nổi; bị ép duyên, bắt đi cống cho giặc (Người phụ nữ trong Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương; Kiều Nguyệt Nga trong Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu).
 - Vẻ đẹp và nỗi oan (Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương– Nguyễn Dữ).
 - Tình yêu tan vỡ, nhân phẩm bị chà đạp (Thúy Kiều trong Truyện Kiều – Nguyễn Du...). 
(Học sinh lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu trong các tác phẩm để làm rõ những nội dung trên).
* Nhận định, đánh giá:
 - Người phụ nữ trong xã hội phong kiến là những con người tài hoa nhưng bạc mệnh, bị xã hội phong kiến vuì dập.
 - Các tác giả trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ đồng thời cảm thông, xót xa cho thân phận của họ; lên án xã hội phong kiến bất công. . .
10 điểm











c. Biểu điểm cụ thể:
 - Điểm 9 - 10: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, tỏ ra sắc sảo khi có những ý kiến riêng về vấn đề nêu ở đề bài, diễn đạt lưu loát, văn viết giàu cảm xúc, sáng tạo. 
 - Điểm 8 - 9: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, diễn đạt khá tốt, văn viết mạch lạc, trong sáng, còn một vài sai sót về ngữ pháp, chính tả.
 - Điểm 6- 7: Hiểu và nắm được yêu cầu của đề, bố cục mạch lạc, văn viết có cảm xúc, còn một vài sai sót về diễn đạt, trình bày.
 - Điểm 4 -5: Hiểu và nắm được yêu cầu của đề, bố cục mạch lạc, song trình bày chưa có sức thuyết phục, còn một số sai sót về chính tả, diễn đạt, trình bày.
 - Điểm 2 - 3: Hiểu đề song nội dung còn sơ sài, giải quyết vấn đề còn lúng túng, không xoáy được trọng tâm, diễn đạt lủng củng.
 - Điểm 1 - 2: Không nắm vững yêu cầu của đề, bài làm sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt, trình bày.
 - Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề, diễn đạt kém hoặc bỏ giấy trắng.

* Lưu ý: Trên đây là những gợi ý cơ bản, Giám khảo cần linh hoạt căn cứ vào từng bài viết của học sinh để cho điểm hợp lí. Khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, thể hiện được năng khiếu văn. 
------------------HẾT --------------------

File đính kèm:

  • docDe dap an thi HSG mon Van 9 THCS Lien Chau.doc
Đề thi liên quan