Đề luyện thi môn Hóa học Lớp 8 - Phần 1: Chất và sự biến đổi của chất - Chủ đề 1 : Phản ứng hóa học

doc15 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 14/05/2024 | Lượt xem: 115 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề luyện thi môn Hóa học Lớp 8 - Phần 1: Chất và sự biến đổi của chất - Chủ đề 1 : Phản ứng hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1 : CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT
CHỦ ĐỀ 1 : PHẢN ỨNG HÓA HỌC
I. Biến đổi vật lý và biến đổi hóa học
1. Sự biến đổi vật lý
Biến đổi vật lý là hiện tượng chất có sự biến đổi về trạng thái kích thước, .... nhưng vẫn giữ nguyên chất ban đầu.
Ví dụ : nước đóng băng, đường tan, đông tụ gạch cua ..........
2. Sự biến đổi hóa học
Biến đổi hóa học là hiện tượng chất có sự biến đổi tạo chất khác.
Ví dụ : Than cháy, đinh sắt han gỉ, phân hủy đá vôi, .........
3. Bài tập tự luận 
Câu 1. Hãy chỉ ra đâu là hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học trong các quá trình sau: 
a) Đung nóng một ít bột NaHCO3 trong ống nghiệm , màu trắng không đổi nhưng thoát ra một chất khí có thể làm đục nước vôi trong 
 b) Khi đốt đèn cồn, cồn cháy biến đổi thành khí cacbonic và hơi nước 
 c) Dây tóc trong bóng đèn điện nóng và sáng lên khi dòng điện đi qua 
 d) Đinh Iron (sắt) để trong không khí bị gỉ 
Hướng dẫn giải
a. hóa học
b. hóa học
c. vật lý
d. hóa học
Câu 2. Sản xuất vôi được tiến hành qua hai công đoạn chính . Đá vôi ( thành phần chính là Calcium carbonate ) được đập thành cục nhỏ tương đối đều nhau . Sau đó đá vôi được xếp vào lò nung nóng thì thu được vôi sống ( chất canxi oxide ) , và khí carbon đioxide thoát ra. Giải thích cho biết ở công đoạn nào xảy ra hiện tượng vật lí , công đoạn nào xảy ra hiện tượng hóa học.
Hướng dẫn giải
Công đoạn 1 : vật lý
Công đoạn 2 : hóa học
Hướng dẫn giải
a,c hóa học
b,d vật lý
Câu 4.[CTST - SGK] Hiệu ứng nhà kính gây nên những sự biến đổi lớn cho Trái Đất, trong đó, một điều đáng lo ngại chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực). Hiện tượng này xảy ra có phải là sự biến đổi vật lí không? Giải thích. 
Hướng dẫn giải
Biến đổi vật lý, băng chuyển thể từ rắn sang lỏng
4. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Cho các hiện tượng sau đây:
Khí metan cháy sinh ra khí cacbonic và nước
Cho nước vào tủ lạnh được nước đá
Hiện tượng quang hợp của cây xanh
Cô cạn nước muối được muối khan. Hiện tượng hóa học gồm các câu:
1, 2, 3, 4.	C.1, 3, 4.
1, 3.	D.2, 4.
Câu 2: Cho các hiện tượng sau :
1, Hòa tan đường vào nước được dung dịch nước đường có vị ngọt 
2, Hòa tan muối vào nước được dung dịch nước muối có vị mặn
3, Cho kim loại natri vào nước thu được dung dịch bazo và khí hidro
4, Đường cháy tạo thành than và hơi nước. Các hiện tượng hóa học là :
1 và 2	B.3 và 4	C.2 và 4	D.2 và 3
Câu 3: Trong các hiện tượng sau đâu là hiện tượng vật lí?
Vào mùa hè, băng ở 2 cực tan dần.
Quần áo mới giặt phơi ngoài nắng một thời gian khô lại.
Nung đá vôi thành vôi sống.
Mỡ để trong tủ lạnh đông và rắn lại.
Khi nấu cơm quá lửa, tinh bột màu trắng biến thành cacbon màu đen.
Thổi hơi thở vào nước vôi trong thì nước vôi vẩn đục.
1, 2, 4.	B.2, 3, 5.	C.3, 5, 6.	D.1, 2, 3, 4.
Câu 4: Cho các hiện tượng sau:
(1) Đinh Iron (sắt) để lâu trong không khí bị gỉ 
(2) Mực hòa tan vào nước
Khi đánh diêm có lửa bắt cháy
Cho vôi sống ( CaO) hòa tan vào nước, thu được dung dịch vôi tôi.
Mặt trời mọc sương bắt đầu tan
Iron nung nóng để thành rèn dao, cuốc, xẻng
Giũa một đinh Iron thành mạt Iron
Cồn để trong lọ không đậy nắp kín để lâu ngày bay hơi hết.
Số các hiện tượng vật lí là:
3	B.4	C.5	D.6
Câu 5: Khi thổi hơi thở vào dung dịch ( nước vôi trong). Ta quan sát thấy hiện tượng trong ống nghiệm chứa dung dịch nước vôi trong là:
Dung dịch chuyển màu xanh	C.Dung dịch chuyển màu đỏ
Dung dịch bị vẩn đục	D.Dung dịch không có hiện tượng .
Câu 6: Cho các hiện tượng sau:
Người ta điều chế nhôm nguyên chất từ quặng Al2O3.
Nhôm nung nóng chảy để đúc xoong, nồi, chén.
Nhôm để trong không khí lâu ngày thành nhôm Oxide.
Khi cho nhôm vào dung dịch Hydrochloric acid loãng thu được khí hydrogen.
Người ta điện phân nước thu được Oxygen và hydrogen.
Người ta để nước biển bay hơi thu được muối ăn.
Để cốc nước trong tủ lạnh, nước sẽ đông lại thành đá.
Khí Oxygen tan một phần nhỏ trong nước nên giúp các sinh vật sống được trong nước.
Trứng để lâu ngày bị thối. 
	Số hiện tượng hóa học là: 
A.5	B.4	C.3	D.6
Câu 7: Xét các quá trình sau:
Sữa để lâu bị chua.
Cồn y tế để trong lọ không đậy nắp bị bay hơi.
Enzim amilaza trong nước bọt biến đổi một phần tinh bột (đã chín) trong thức ăn thành đường mantozơ.
Khi nhiệt độ nóng dần lên, băng ở hai cực tan ra.
Ma trơi là hiện tượng Phosphorus bốc cháy trong không khí tạo ra ngọn lửa màu xanh. 
(6) Đun nóng iot rắn (màu đen) chuyển thành hơi iot (màu tím).
Hiện tượng hóa học là:
(3), (5), (6).	B.(1), (3), (5).	C.(2), (4), (6).	D.(1), (2), (5).
Câu 8: Cho các hiện tượng sau:
Mực hòa tan vào nước
Khi đánh diêm có lửa bắt cháy
Mặt trời mọc sương bắt đầu tan
Iron nung nóng để thành rèn dao, cuốc, xẻng
Giũa một đinh Iron (sắt) thành mạt Iron ( sắt) .Số các hiện tượng hóa học là:
A. 2	B.3	C.4	D.1
Câu 9: Sản xuất vôi được tiến hành qua hai công đoạn chính:
Công đoạn 1: Đá vôi (thành phần chính là chất Calcium carbonate) được đập thành cục nhỏ tương đối đều nhau.
Công đoạn 2: Đá vôi đã đập nhỏ được xếp vào lò nung nóng thì thu được vôi sống (chất canxi Oxide) và khí carbon đioxide thoát ra.
Hãy cho biết ở công đoạn nào xảy ra hiện tượng vật lí, công đoạn nào xảy ra hiện tượng hoá học?
Công đoạn 1 xảy ra hiện tượng hóa học, công đoạn 2 xảy ra hiện tượng vật lí.
Cả 2 công đoạn đều xảy ra hiện tượng vật lí.
Cả 2 công đoạn đều xảy ra hiện tượng hóa học.
Công đoạn 1 xảy ra hiện tượng vật lí, công đoạn 2 xảy ra hiện tượng hóa học.
Câu 10: Khi cho đường kính vào nước khuấy lên thấy đường tan thành dạng lỏng (giai đoạn 1). Đun đường lỏng trên chảo một lúc sau có chất màu nâu đỏ chuyển dần thành đen và có mùi khét (giai đoạn 2). Hãy cho biết giai đoạn nào là hiện tượng hóa học?
Cả 2 giai đoạn
Giai đoạn 1
Giai đoạn 2
1 phần giai đoạn 1 và 1 phần giai đoạn 2
Câu 11: Khi đốt nến (làm bằng Parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc. Sau đó, nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí có chứa Oxygen tạo ra khí carbon đioxide và hơi nước. Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lí, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa học?
Cả 2 giai đoạn đều diễn ra hiện tượng hóa học.
Cả 2 giai đoạn đều diễn ra hiện tượng vật lí.
Giai đoạn nến lỏng chuyển thành hơi là hiện tượng vật lí, giai đoạn hơi nến cháy là hiện tượng hóa học.
Giai đoạn nến lỏng chuyển thành hơi là hiện tượng hóa học, giai đoạn hơi nến
cháy là hiện tượng vật lí.
Câu 12: Vành xe đạp bằng Iron ( sắt ) bị phủ 1 lớp gỉ là chất rắn màu đỏ. Hiện tượng này là:
Hiện tượng vật lí
Hiện tượng hóa học
Cả A và B đúng
Cả A và B sai
Câu 13: Hòa tan vôi sống (CaO) vào nước được vôi tôi canxi hydroxide (Ca(OH)2).
Đây là hiện tượng
hòa tan
vật lí
hóa học
Tất cả đều sai
Câu 14: Trong các hiện tượng sau, đâu là hiện tượng vật lí?
Mặt trời mọc, sương bắt đầu tan.
Đường cháy thành than.
Nến cháy trong không khí.
Cơm bị ôi thiu.
Câu 15: Đâu là hiện tượng vật lí trong các hiện tượng sau:
Mặt trời mọc, sương tan dần
Quá trình quang hợp của cây xanh
Chưng đường ngả màu nâu đen
Thức ăn bị ôi thiu
Câu 16: Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tượng hóa học với hiện tượng vật lý là:
Sự thay đổi về trạng thái của chất.
Sự thay đổi về hình dạng của chất.
Sự xuất hiện chất mới.
Sự thay đổi về màu sắc của chất.
Câu 17: Hiện tượng vật lí là hiện tượng chất biến đổi mà:
Có chất mới sinh ra
Vẫn giữ nguyên là chất ban đầu
Có chất rắn tạo thành
Có chất khí tạo thành
Câu 18: Trong các hiện tượng sau, đâu là hiện tượng hóa học?
Dây Iron ( sắt ) cắt nhỏ từng đoạn và tán thành đinh.
Hòa tan đường vào nước.
Đèn tín hiệu chuyển từ màu đỏ sang màu xanh.
Dao bằng Iron ( sắt ) lâu ngày bị gỉ.
Câu 19. [CD - SBT] Dưới đây là sơ đồ tóm tắt quy trình sản xuất điện năng của nhà máy nhiệt điện (hình 1.1).
Hỉnh 1.1. Sơ đồ quy trình sản xuất điện năng của nhà máy nhiệt điện
Quy trình đó được mô tả thành bốn giai đoạn như sau:
Đốt nhiên liệu (than, khí đốt,...).
Nước lỏng bay hơi và được nén ở áp suất cao.
Hơi nước làm quay tuabin của máy phát điện.
Cơ năng được máy phát điện chuyển hoá thành điện năng.
Trong các giai đoạn trên, những giai đoạn nào có kèm theo sự biến đổi vật lí?
A.(1) và (2).	B.(2), (3)và (4).	C.(3) và (4).	D.(1), (3) và (4).
Câu 20. [CD - SBT]Cho các phát biểu dưới đây:
Quá trình cho vôi sống (CaO) vào nước tạo thành nước vôi trong (Ca(OH)2) là sự biến đổi vật lí.
Khi đốt, nến (paraffin) nóng chảy thành paraffin lỏng, rồi chuyển thành hơi. Hơi paraffin cháy thành khí carbon dioxide và hơi nước. Các quá trình diễn ra ở trên đều có sự biến đổi hoá học.
Giũa thanh sắt thu được mạt sắt là sự biến đổi vật lí.
Trứng gà (vịt) để lâu ngày bị ung là sự biến đổi hoá học.
Quá trình chuyển hoá lipid (chất béo) trong cơ thế người thành glycerol và acid béo là sự biến đổi vật lí.
Các phát biếu đúng là:
A.(3) và (4).	B.(4) và (5).	C.(2) và (4).	D. (1), (2) và (3).
Câu 21. [CD - SBT]Sự hình thành mưa, tuyết gồm các giai đoạn sau:
Nhiệt lượng từ Mặt Trời làm nước từ các đại dưong bốc hơi vào khí quyến.
Hơi nước ở nơi có nhiệt độ thấp ngưng tụ thành mây gồm các hạt nước nhỏ li ti.
Những hạt nước nhỏ li ti kết hợp với nhau, gia tăng kích thước và rơi xuống thành mưa.
Nếu thời tiết lạnh giá, nước mưa hoá rắn thành tuyết.
Sự biến đối vật lí của hơi nước biến thành nước lỏng xảy ra ở giai đoạn nào?
A.(2).	B.(1).	C.(3).	D. (4).
Ở giai đoạn nào, nước chỉ tồn tại ở thế lỏng?
A.(2).	B.(1).	C.(3).	D. (4).
Câu 22. [CD - SBT]Quá trình nung vôi gồm các giai đoạn như sau:
Than đá được đổt cháy bởi không khí để cung cấp nhiệt.
Ở nhiệt độ cao, đá vôi phân huỷ thành vội sống và khí carbon dioxide.
Khí carbon dioxide bay ra và khuếch tán vào khí quyển.
Nhiệt lượng lò vôi toả ra làm nóng môi trường xung quanh.
Các quá trình nào xảy ra sự biến đổi hoá học?
Theo em, trong đời sống và sản xuất, vôi sống thường được dùng để làm gì?
Hướng dẫn giải
a) (1), (2)
b) Trong đời sống và sản xuất, vôi sống thường được dùng để làm vật liệu xây dựng, làm khô một số hoá chất trong phòng thí nghiệm, trộn với phân bón hoá học đế bón cho cây trồng,...
Câu 23. [CD - SBT]Quá trình tôi vôi gồm các giai đoạn như sau:
Cho vôi sống vào nước, vôi sống kết hợp với nước tạo thành vôi tôi.
Nhiệt lượng toả ra làm nước sôi.
Một phần vôi tôi tan vào nước tạo thành dung dịch nước vôi.
Dung dịch nước vôi ở bề mặt hố vôi hấp thụ khí carbon dioxide tạo thành đá vôi.
Các quá trình nào xảy ra sự biến đối vật lí?
Khi tôi vôi, phản ứng toả nhiệt rất mạnh; vì vậy, rất nguy hiểm nếu không may bị ngã vào các hố vôi còn nóng. Em hãy đề xuất những giải pháp đe đảm bảo an toàn tại các hố vôi.
Hướng dẫn giải
a) (2), (3).
b) Khi tôi vôi trong các hố vôi, phản úng toả nhiệt rất mạnh vì vậy rất nguy hiểm nếu không may bị ngã vào các hố vôi tôi. Đế đảm bảo an toàn tại các ho vôi cần rào chắn cẩn thận, ghi cảnh báo và tôi vôi xa khu vực dân cư,...
Câu 24. [CD - SBT]Quá trình làm muối gồm các giai đoạn như sau:
Cho nước biển chảy vào ao cạn làm “đùng”.
Tát nước từ đùng lên sân trên gọi là “ruộng chịu”, phơi nắng làm bay hơi nước để tăng độ mặn.
Tháo nước mặn xuống sân dưới gọi là “ruộng ăn” để muối bắt đầu kết tinh.
Khi nước cạn, muối đóng thành hạt thì cào muối thành gò để làm khô muối.
Ớ giai đoạn nào, muối ăn từ dung dịch chuyển sang trạng thái rắn?
A.(3).	B.(1).	C.(2).	D. (4).
Có bao nhiêu giai đoạn được tiến hành nhằm mục đích làm bay hơi nước?
A.(2).	B.(3).	C.(4).	D. (1).
Câu 25. [CD - SBT]Hiện nay, khí gas thường được dùng làm nhiên liệu để đun nấu. Các quá trình sử dụng bình khí gas diễn ra như sau:
Các khí gas (chủ yếu là butane và propane) được nén ở áp suất cao, hoá lỏng và tích trữ ở bình gas.
Khi mở khoá, gas lỏng trong bình chuyển hoá lại thành hơi và bay ra.
Hơi gas bắt lửa và cháy trong không khí, tạo thành khí carbon dioxide và nước.
Nhiệt lượng toả ra làm nước trong xoong/ nồi nóng dần. ở giai đoạn nào có xảy ra sự biến đổi hoá học?
A.(1).	B.(4).	C.(2).	D. (3).
Câu 26. [KNTT - SBT] Quá trình nào sau đây là biến đổi hoá học?
A.Đốt cháy cồn trong đĩa.	B.Hơ nóng chiếc thìa inox.
C.Hoà tan muối ăn vào nước.	D.Nước hoa trong lọ mở nắp bị bay hơi.
Câu 27. [KNTT - SBT] Quá trình nào sau đây chỉ xảy ra biến đổi vật lí?
A.Đốt cháy củi trong bếp.	B.Thắp sáng bóng đèn dây tóc.
C.Đốt sợi dây đồng trên lửa đèn cồn.	D.Để sợi dây thép ngoài không khi ẩm bị gỉ.
Câu 28. [KNTT - SBT] Cho hai quá trình sau:
(1) Đun nước đá nóng chảy thành nước lỏng.
(2) Nung thuốc tím rắn chuyển thành bột màu đen và có khí không màu thoát ra.
Kết luận đúng là:
A. (1) và (2) đều là biến đổi vật lí.	B. (1) và (2) đều là biến đổi hoá học.
C. (1) là biến đổi vật lí, (2) là biến đổi hoá học.	D. (1) là biến đổi hoá học, (2) là biến đổi vật lí.
II. PHẢN ỨNG HÓA HỌC VÀ NĂNG LƯỢNG CỦA PHẢN ỨNG HÓA HỌC
1. Phản ứng hóa học 
	Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.
	Chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng được gọi là chất tham gia phản ứng Chất tạo thành sau phản ứng được gọi là sản phẩm.
	Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
	Phản ứng xảy ra được khi các chất tham gia tiếp xúc với nhau, có trường hợp cần đun nóng, có trường hợp cần chất xúc tác.
2. Dấu hiệu của phản ứng hóa học
Nhận biết phản ứng xảy ra dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành : Có tính chất khác như màu sắc,trạng thái. Hoắc sự tỏa nhiệt và phát sáng.
3. Phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng thu nhiệt
Phản ứng tỏa năng lượng dưới dạng nhiệt được gọi là phản ứng tỏa nhiệt.
Ví du : Đốt than, đốt xăng, .....
Phản ứng thu vào năng lượng dưới dạng nhiệt được gọi là phản ứng thu nhiệt.
Ví dụ : Phản ứng phân hủy đá vôi, ........ 
4. Bài tập tự luận 
Câu 1. a) Giải thích tại sao khi để ngọn lửa đến gần là cồn (rượu etylic) đã bắt cháy. 
Hướng dẫn giải
Vì có phản ứng hóa học xảy ra
 b) Biết rằng cồn cháy được là có sự tham gia của khí oxygen, tạo ra nước và khí carbon đioxide. Viết phương trình chữ của phản ứng. 
Hướng dẫn giải
Cồn + oxygen 	nước + cacbon đioxide
Câu 2. Viết phương trình chữ của phản ứng hóa học xảy ra trong các hiện tượng sau: 
 a) Khi bị nung ở nhiệt độ cao, Calcium carbonate bị phân hủy thành canxi oxide (vôi sống) và khí carbon đi oxide. 
Hướng dẫn giải
Calcium carbonate 	canxi oxide + carbon đi oxide.
 b) Đốt bột aluninium (nhôm) trong không khí, nhôm cháy sáng tạo ra chất rắn màu trắng là aluninium oxide. 
Hướng dẫn giải
aluninium + oxygen 	aluninium oxide
 c) Cho dây aluninium vào dung dịch Sulfuric acid, thấy có bọt khí hydrogen bay ra. Cô cạn dung dịch thì thu được muối Aluminium sulfate.
Hướng dẫn giải
aluninium + Sulfuric acid 	aluminium sulfate + hydrogen
Câu 3 . Than, xăng, đầu... là nhiên liệu hoá thạch, được sử dụng chủ yếu cho các ngành sản xuất và các hoạt động nào của con người? Em hãy sưu tâm hình ảnh và trình bày về ứng dụng của các nhiên liệu này trong đời sống.
Hướng dẫn giải
- Than, xăng, dầu,  là nhiên liệu hoá thạch. Than được sử dụng chủ yếu cho ngành nhiệt điện   Xăng, dầu được sử dụng chủ yếu trong ngành giao thông vận tải
- Trong đời sống than được dùng làm nhiên liệu; xăng, dầu dùng để chạy động cơ ô tô, xe máy ..
 Câu 4. Các nguồn nhiên liệu hoá thạch có phải là vô tận không? Đốt cháy nhiên liệu hoá thạch ảnh hưởng đến môi trường như thể nào? Hãy nêu ví dụ về việc tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng thay thế để giảm việc sử dụng các nhiên liệu hoá thạch.
Hướng dẫn giải
- Các nguồn nhiên liệu hoá thạch không phải là vô tận. Các loại nhiên liệu hoá thạch mất hàng trăm triệu năm mới tạo ra được. Nếu tận thu nhiên liệu hoá thạch sẽ làm cạn kiệt nhiên liệu này trong tương lai.
- Đốt cháy nhiên liệu hoá thạch sẽ thải vào môi trường một lượng lớn các khí thải, bụi mịn và nhiều chất độc hại khác, gây ô nhiễm môi trường, phá huỷ hệ sinh thái và cảnh quan nhiên nhiên, gây các bệnh về hô hấp, mắt  cho con người.
- Một số ví dụ về việc tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng thay thế để giảm việc sử dụng các nhiên liệu hoá thạch:
+ Sử dụng xăng sinh học E5; E10 
+ Sử dụng năng lượng gió để chạy máy phát điện, di chuyển thuyền buồm 
+ Sử dụng năng lượng mặt trời để tạo ra điện hoặc nhiệt.
Câu 5 : Điền thông tin còn thiếu vào ô trống thích hợp trong bảng sau:
STT
QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI HÓA HỌC
PHƯƠNG TRÌNH CHỮ
1
Đun nóng đường saccarozơ trong oxi không khí, đường bị cháy tạo thành khí cacbonic và hơi nước.
saccarozơ +Oxi 
cacbonic +nước
2
Than cháy trong oxi không khí, tạo thành khí cacbonic.
Than + Oxi 
cacbonic +nước
3
Lưu huỳnh cháy trong oxi không khí tạo ra chất khí mùi hắc (lưu huỳnh đioxit).
Lưu huỳnh + Oxi lưu huỳnh đioxide
4
Dưới tác dụng của chất diệp lục trong lá cây xanh và ánh sáng mặt trời, khí cacbonic và hơi nước phản ứng với nhau tạo thành đường glucozơ và khí oxi.
cacbonic + nước glucozơ + oxi.
5
Viên kẽm tan trong dung dịch axit clohiđric, thu được khí hiđro và dung dịch chứa muối kẽm clorua.
kẽm + axit clohiđric kẽm clorua + hiđro

Câu 6 : Hãy cho biết phản ứng tỏa nhiệt hay phản ứng thu nhiệt trong mỗi trường hợp sau:
(a) Ngọn nến đang cháy.
(b) Hòa tan viên vitamin C sủi vào nước. 
(c) Phân hủy đường tạo thành than và nước.
(d) Cồn cháy trong không khí.
Hướng dẫn giải
a. tỏa nhiệt
b. thu nhiệt
c. thu nhiệt
d. tỏa nhiệt
Câu 7. [CD – SBT] Trong các quá trình cho dưới đây, quá trình nào là quá trình toả nhiệt, quá trình nào là quá trình thu nhiệt?
STT
Quá trình
STT
Quá trình
1
Đá viên tan chảy.
6
Cho nước vào vôi sống (tôi vôi).
2
Đốt than.
7
Đốt cháy cồn.
3
Nước bay hơi.
8
Luộc trứng.
4
Cho baking soda vào dung dịch giấm ăn.
9
Làm lạnh trong túi chườm lạnh. 
5
Xăng cháy trong không khí.
10
Nướng bánh.

Hướng dẫn giải
Các quá trình toả nhiệt: (2), (5), (6), (7).
Các quá trình thu nhiệt: (1), (3), (4), (8), (9), (10).
5. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Trong phản ứng sau chất nào là sản phẩm ?
Hydrochloric acid	+ Potassium carbonate --> Potassium chloride + carbon đioxygende + nước
Hydrochloric acid, natriclorua
Potassium carbonate, carbon đioxygende,
carbon đioxygende, nước
Potassium chloride, carbon đioxygende, nước
Câu 2: Bỏ quả trứng vào dung dịch hydrochloric acid thấy sủi bọt ở vỏ trứng. Biết rằng hydrochloric acid tác dụng với calcium carbonate (chất có trong vỏ trứng) tạo ra Calcium chloride, nước và khí carbon điOxygende thoát ra. Phương trình chữ của phản ứng là:
Hydrochloric acid + Calcium chloride → Calcium carbonate + khí carbon đioxygende
Hydrochloric acid + khí carbon đioxygende → Calcium carbonate + Calcium chloride + nước
Khí carbon đioxygende + Calcium chloride + nước → Hydrochloric acid + Calcium carbonate
Hydrochloric acid + Calcium carbonate → Calcium chloride + khí carbon đioxygende + nước
Câu 3: Iron cháy trong Oxygen, không có ngọn lửa nhưng sáng chói tạo ra hạt nhỏ nóng chảy màu nâu là Oxygen Iron (II,III) , phương trình chữ của phản ứng hóa học là:
	A.Iron (sắt) + Oxygen → Iron (II,III) oxide	C.Oxygen + Oxide Iron (II,III) → Iron(sắt)
	B.Oxide Iron (II,III) → Iron (sắt) + Oxygen	D.Iron(sắt) + Oxide Iron (II,III) → Oxygen
Câu 4: Dùng nước mưa đun sôi rồi để nguội làm nước uống, lâu ngày thấy trong ấm có những cặn trắng. Biết rằng trong nước mưa có chứa nhiều muối Calcium hydrocacbonate. Muối này dễ bị nhiệt phân hủy sinh ra Calcium carbonate (là chất kết tủa trắng), khí carbon đi oxide và nước. Hãy cho biết dấu hiệu có phản ứng xảy ra khi đun nước sôi rồi để nguội.
	A.Do tạo thành nước.	C.Do tạo thành chất kết tủa trắng Calcium carbonate.
	B.Do để nguội nước.	D.Do đun sôi nước
Câu 5: Phản ứng hóa học là
A.Quá trình kết hợp các đơn chất thành hợp chất
Quá trình biến đổi chất này thành chất khác
Sự trao đổi của 2 hay nhiều chất ban đầu để tạo chất mới
Là quá trình phân hủy chất ban đầu thành nhiều chất
Câu 6: Trong phản ứng hóa học, các chất tham gia và các chất sản phẩm đều có cùng
 A.số nguyên tử của mỗi nguyên tố	C.số nguyên tố tạo nên chất.
 B.số phân tử của mỗi chất.	D.số nguyên tử trong mỗi chất.
Câu 7: Khi xảy ra phản ứng hóa học sẽ
có ánh sáng phát ra.	C.có sinh nhiệt.
có chất mới tạo thành.	D.có chất không tan trong nước.
Câu 8: Dấu hiệu của phản ứng hóa học
Thay đổi màu sắc	C.Tạo chất bay hơi hoặc chất kết tủa
Tỏa nhiệt hoặc phát sáng	D.Tất cả đáp án
Câu 9: Làm thế nào để biết có phản ứng xảy ra?
A.Dựa vào mùi của sản phẩm	C.Dựa vào màu của sản phẩm
Dựa vào sự tỏa nhiệt	D.Dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành
Câu 10: Điều kiện để một phản ứng hóa học xảy ra là
A. không thể thiếu chất xúc tác.
B.các chất phản ứng phải tiếp xúc với nhau.
C.cần phải đun nóng.
D.cả 3 điều kiện trên.
Câu 11: Trong phản ứng: Magnesium + Sulfuric acid → Magnesium sulfate + khí Hydrogen.
Magnesium sulfate là :
A.chất phản ứng	B.sản phẩm	C.chất xúc tác	D.chất môi trường
Câu 13: Khi nung kali penmanganat ở nhiệt độ cao người ta thu được các sản phẩm là đikali penmanganat; mangandioxide và Oxygen. Chọn phương trình chữ đúng với phản ứng trên?
đikali penmanganat → kali pemanganat + mangandiOxide + Oxygen
kali penmanganat → đikali pemanganat + mangandiOxide
kali penmanganat → đikali pemanganat + Oxygen
kali penmanganat → đikali pemanganat + mangandiOxide + Oxygen
Câu 14: Đốt Phosphorus trong Oxygen thu được chất điphosphorus penta Oxide. Phương trình chữ nào sau đây biểu diễn đúng phản ứng hóa học trên.
A. Phosphorus + đi phosphorus penta Oxide khí Oxygen
B. Phosphorus khí Oxygen + điPhosphorus penta Oxide
C. Phosphorus + khí Oxygen	đi phosphorus penta Oxide
D. đi phosphorus penta Oxide + Oxygen	Phosphorus
Câu 15:Khi nung đá vôi ở nhiệt độ cao người ta thu được các sản phẩm là carbon đioxide và Calcium oxide. Chọn phương trình chữ đúng với phản ứng trên?
 A. Calcium oxide + carbon đioxide → Calcium carbonate
Calcium oxide	→ Calcium carbonate	+ carbon đioxide
Calcium carbonate → Calcium oxide + carbon đioxide 
Calcium carbonate	+ Calcium oxide	→ carbon đioxide
Câu 16. Khi đun nóng ống nghiệm đựng KMnO4 (thuốc tím), nhiệt của ngọn lửa làm cho KMnO4 bị nhiệt phân, tạo ra hỗn hợp bột màu đen:2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2
Phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào?
	A. Phản ứng tỏa nhiệt.	B. Phản ứng thu nhiệt.
	C.Phản ứng không hóa hợp.	D.Phản ứng trao đổi.
Câu 17. Phản ứng tôi vôi tỏa ra nhiệt lượng rất lớn, có thể làm sôi nước. Biện pháp nào không thể đảm bảo an toàn khi thực hiện quá trình tôi vôi.
	A. Mặc đồ bảo hộ như găng tay, kính mắt.
	B. Chọn địa điểm tôi vôi thoáng và rộng rãi, đồ dùng khác để xa khu vực tôi
	C. Chọn dụng cụ tôi vôi chịu nhiệt do quá trình này tỏa lượng nhiệt lớn có thể làm hỏng dụng cụ.
	D.Dùng tay để khuấy vôi.
Câu 18. Phản ứng nào là phản ứng tỏa nhiệt ra môi trường?
A. Nhiệt phân KNO3.
B. Phân hủy khí NH3.
C. Oxygen hóa glucose trong cơ thể.
D.Hòa tan NH4Cl vào nước.
Câu 19. [CD – SBT] Methane là thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên, khí biogas dùng làm nhiên liệu. Methane cháy trong oxygen (không khí) tạo thành carbon dioxide và nước, phản ứng toả nhiệt mạnh.
a) Chất tham gia phản ứng cháy của methane là 
A. Methane. 	B. Oxygen. 
C. methane và oxygen.	D. oxygen và nước. 
b) Chất sản phẩm trong phản ứng cháy của methane là 
A. carbon dioxide. 	B. nước. 
C. oxygen và nước. 	D. carbon dioxide và nước.
c) Trong các mỏ than luôn có một hàm lượng khí methane. Lượng khí methane này chính là nguyên nhân gây ra các vụ nổ hầm lò khi có các hoạt động làm phát sinh tia lửa như bật diêm, nổ mìn, chập điện, Một vụ nổ khí methane xảy ra khi hội tụ đủ các yếu tố cơ bản nào? Em hãy đề xuất các biện pháp phòng cháy nổ khí methane trong các hầm lò. 
Hướng dẫn giải
Vụ nổ khí methane xảy ra khi hội tụ đủ các yếu tố cơ bản:
+ Trong hầm có khí methane
+ Có tia lửa như: bật diêm, chập điện
Biện pháp:
+ Không được đem những vật dễ bắt lửa khi đi vào những hang động, hầm lò,
+ Khi đi sâu vào hầm thì dùng đèn pin chiếu sáng, không được dùng diêm để phát sáng.
Câu 20. [CD – SBT] Gas là nhiên liệu dùng để đun nấu phổ biến ở nhiều gia đình. Để gas cháy cần bật bếp để đánh lửa hoặc mồi trực tiếp bằng bật lửa. Quá trình đốt cháy gas toả nhiều nhiệt, phát sáng và cho ngọn lửa màu xanh.
a) Quá trình đốt cháy gas ở trên xảy ra không cần điều kiện nào sau đây?
A. Tiếp xúc với oxygen. 	B. Có chất xúc tác. 
C. Có tia lửa khơi mào. 	D. Tiếp xúc với không khí. 
b) Vì sao gas vẫn tiếp tục cháy mà không cần đánh lửa?
Hướng dẫn giải
Vì ống dẫn gas vẫn đang mở, do đó lượng gas (thành phần chủ yếu là CH4) sẽ phản ứng với lượng oxygen trong không khí. Giúp cho phản ứng vẫn được duy trì.
c) Dấu hiệu nào sau đây chứng tỏ có sự rò rỉ gas?
A. Phát sáng. 	B. Toả nhiệt. 	C. Mùi.	D. Ngọn lửa. 
Câu 21. [CD – SBT] Trong phản ứng hoá học, yếu tố nào sau đây không thay đổi?
A. Số phân tử nước và sau phản ứng. 
B. Liên kết giữa các nguyên tử trước và sau phản ứng. 
C. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng. 
D. Trạng thái chất trước và sau phản ứng. 
Câu 22. [CD – SBT] Trong sản xuất và đời sống, các phản ứng toả nhiệt không có ứng dụng nào trong các ứng dụng sau?
A. Cung cấp nặng lượng nhiệt (nhiệt năng) cho các ngành công nghiệp, làm cho các động cơ hay máy phát điện hoạt động. 
B. Cung cấp năng lượng cho động cơ điện. 
C. Cung cấp năng lượng dùng để đun nấu, sướ

File đính kèm:

  • docde_luyen_thi_mon_hoa_hoc_lop_8_phan_1_chat_va_su_bien_doi_cu.doc
Đề thi liên quan