Đề luyện thi tuyển sinh lớp 10 môn ngữ văn

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2400 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề luyện thi tuyển sinh lớp 10 môn ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN

ĐỀ BÀI:
Phần I.
Có người nhận xét rằng: Truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long xây dựng trên cơ sở tình huống truyện đơn giản nhưng vẫn tạo được sức hấp dẫn. Tình huống truyện đó là gì?
Chủ đề của tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa được tác giả nêu trực tiếp nhưng kín đáo trong câu văn giàu chất suy tưởng. Em có nhận ra câu văn đó không. Hãy chép lại theo trí nhớ.
Cách sống của người thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn đã gợi cho họa sĩ những thay đổi trong suy nghĩ về anh, khiến họa sĩ muốn thể hiện anh trong tác phẩm của mình.
Hãy viết một đoạn văn từ 10 đến 12 câu theo cách quy nạp để làm rõ nhận xét trên. Trong đoạn có dùng thành phần phụ chú. ( Gạch chân thành phần phụ chú)

PhầnII
Nàng VŨ Thị Thiết ( Chuyện người con gái Nam Xương- Nguyễn Dữ), trước khi gieo mình xuống sông đã thề cùng trời đất:
 Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm , trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.
Hãy tìm các thành ngữ trong lời người phụ nữ xấu số đó.
Từ lời than trên, ta hiểu thêm điều gì về nhân vật Vũ Nương?
GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI:
PhầnI
Tình huống của truyện là cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa anh thanh niên và ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ mới ra trường.
Trong cuộc gặp gỡ ấy, anh thanh niên đã có điều kiện để tự thể hiện qua lời kể , hành động, suy nghĩ … và các nhân vật khác có những đánh giá , nhận xét cảm xúc về nhân vật chính khiến chân dung nhân vật chính hiện lên hoàn chỉnh , tự nhiên.
Chủ đề của câu chuyện được thể hiện qua câu : Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.
Đoạn văn:
a, Hình thức: độ dài khoảng 12 câu , trình bày theo cách diễn dịch.
b, Ngữ pháp: có câu thành phần phụ chú.
c,Nội dung làm rõ những đổi thay trong suy nghĩ của ông họa sĩ về nhân vật anh thanh niên, từ đó hiểu hơn về nhân vật chính.
d, Bố cục đoạn:
* Thân đoạn :
- Suy nghĩ của ông họa sĩ khi thấy anh thanh niên lên nhà trước khách…
- Nhưng rồi, qua lời anh kể, qua điều ông chứng kiến, suy ngẫm, ông thấy người con trai ấy đáng yêu thật nhưng làm ông nhọc quá, ông hiểu gặp con người như anh là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác , ông muốn thể hiện anh trong sáng tác của mình , làm thế nào đặt được tấm lòng mình vào trong tác phẩm … cho người xem hiểu được anh ta mà không phải như một ngôi sao xa…
- Như vậy, vẻ đẹp tâm hồn anh thanh niên đã khơi dậy trong họa sĩ cảm hứng sáng tạo, tác động đến tâm hồn họa sĩ…
* Kết đoạn: Qua sự thay đổi thái độ đánh giá của họa sĩ với anh thanh niên , nhân vật được hoàn chỉnh và vẻ đẹp của nhân vật cũng tự nhiên gời xúc cảm cho người đọc.
Phần II
Những thành ngữ mà nhân vật đã dùng là: duyên phận hẩm hiu; chồng con rẫy bỏ; đoan trang giữ tiết; trinh bạch gìn lòng; lòng chim dạ cá; lừa chồng dối con…
Qua lời than ta hiểu VN là người phụ nữ trọng danh dự , nàng tha thiết mong được minh oan , nàng cũng là người vị tha không hề oán trách Trương Sinh.

File đính kèm:

  • docDe luyen thi lop 10 mon Ngu van 9.doc