Đề olymic Văn 8 Năm học: 2013-2014 Trường THCS Đỗ Động

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 2599 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề olymic Văn 8 Năm học: 2013-2014 Trường THCS Đỗ Động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng :GD& ĐT HUYỆN THANH OAI 
Trường :THCS ĐỖ ĐỘNG 
ĐỀ OLYMICV¡N 8
N¨m häc:2013-2014
Thời gian: 120 phót.

Câu 1 (3 điểm): Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thuở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
 ( Quê hương – Tế Hanh ).
C©u 2: (3 ®)
Cái chậu nứt.
 Một người có hai chiếc chậu lớn khuân nước. Một trong hai chiếc chậu có một vết nứt, vì vậy khi khuân nước từ giếng về thì nước trong chậu chỉ còn một nửa. Chiếc chậu còn nguyên tự hào về sự hoàn hảo cuả mình, còn chiếc chậu nứt luôn bị cắn rứt vì không thể hoàn thành nhiệm vụ.
 Một ngày nọ, chiếc bình nứt nói với người chủ :“ Tôi thật sự xấu hổ về mình. Tôi muốn xin lỗi ông!”, “ Ngươi xấu hổ về chuyện gì?”. “Chỉ vì lỗi của tôi mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức của ông”! Không đâu, khi đi về ngươi hãy chú ý đến những luống hoa bên vệ đường. Qủa thật, dọc theo bên đường là những luống hoa thật rực rỡ. Cái chậu nứt thấy vui vẻ một lúc, nhưng rồi về đến nhà nó vẫn chỉ còn một nửa nước. “Tôi xin lỗi ông”. “Ngươi không chú ý rằng hoa chỉ mọc bên này đường phía của người thôi sao? Ta đã biết được vết nứt của ngươi và tận dụng nó. Ta đã gieo những hạt giống hoa bên vệ đường phía bên ngươi, ngươi đã tưới cho chúng. Ta hái hoa đó để trang hoàng căn nhà. Nếu không có ngươi, nhà ta không ấm cúng và duyên dáng thế này đâu.
Cuộc sống của mỗi chúng ta đều có thể như cái chậu nứt, hãy biết tận dụng vết nứt của mình. 
 ( Theo Qùa tặng cuộc sống- NXB Trẻ).
 Trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện trên.
Câu 3: Có ý kiến cho rằng : Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
Qua văn bản “ Tức nước vỡ bờ ” ( Ngô Tất Tố ), “ Lão Hạc ” ( Nam Cao ), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. 






ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM VĂN 8
Câu 1 : ( 3 điểm ) Làm rõ các ý sau :
1- Hình thức : Đảm bảo đoạn văn.
1- Nội dung : Cảm nhận cái hay về nội dung và nghệ thuật qua hai hình ảnh :
	+ Hình ảnh con người sau những ngày lao động trên biển khơi với làn da nhuộm nắng, nhuộm gió và vị mặn mòi của sóng, của dong rêu, của nước ở đại dương đã thấm sâu vào từng đường gân thớ thịt của người dân chài nên họ trở về mang nguyên vẹn vị nồng tỏa của biển khơi vẻ đẹp lớn lao, phi thường .
	+ Hình ảnh con thuyền trở nên có hồn, một tâm hồn rất tinh tế, nên nó đang lắng nghe chất muối thấm dần vào da thịt nó.
	+ Nghệ thuật : Tả thực, sáng tạo độc đáo, nhân hóa, ẩn dụ.

Câu 2: (3 điểm)
Về kỹ năng:Biết viết bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý:Kết hợp thuần thục các thao tác lập luận.văn viết mạch lạc,chặt chẽ.không mắc những lỗi thông thường về ngữ pháp,chính tả,dùng từ….
Về kiến thức:Trình bày được các ý sau đây:
a.Trình bày được cảm nhận về vấn đề câu chuyện nêu ra: 5 điểm.
 Từ câu chuyện cái chậu nứt,xấu hổ vì mình đã không làm tròn nhiệm vụ mà không biết rằng:Chính vết nứt của mình đã làm tươi tốt những luống hoa bên vệ đường,góp phần làm đẹp căn nhà của người chủ.Câu chuyện gợi lên những suy ngẫm về triết lý cuộc sống:
 *- Mỗi con người có thể có khiếm khuyết( như cái vết nứt của cái chậu) nhưng không vì thế mà người ấy trở nên vô dụng,bỏ đi. Con người có thể có khiếm khuyết ở mặt này, việc này nhưng lại hữu dụng ở việc khác, mặt khác. Hãy biết tự tin và tận dụng “vết nứt” của mình.
 * Câu chuyện cũng nêu lên bài học về nhìn nhận , đánh giá và sử dụng con người. Cái chậu nứt cũng trở nên hữu dụng nhờ người chủ biết tận dụng vết nứt của nó để tưới cho những luống hoa. Con người dù là có khiếm khuyết cũng có thể hữu dụng nếu người quản lý biết dùng người đúng việc, đúng người. Ông cha ta đã dạy: dụng nhân như dụng mộc chính là ở ý nghĩa này, một cái nhìn rất nhân văn về con người.
 b.Liên hệ bản thân, xác định quan điểm sống; tự tin, không mặc cảm dù mình có khiếm khuyết; biết tận dụng nh ững “ vết nứt” của mình; luôn cống hiến hết khả năng của mình…( 1 điểm).
Câu 3 : ( 4 điểm )
Yêu cầu về hình thức : Bố cục rõ ràng, trình bày sạch đẹp, diễn đạt lưu loát, ít sai chính tả. Bài làm đúng thể loại. (1 điểm) 
Yêu cầu về nội dung : 
1/ Mở bài : 
	Học sinh dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận : Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám. ( 0,5 điểm ) .
2/ Thân bài: (:2 điểm)
a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình t ượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước cách mạng .
* Chị Dậu : Là một mẫu mực vừa gần gũi vừa cao đẹp của người phụ nữ nông thôn Việt Nam thời kì trước cách mạng : Có phẩm chất của người phụ nữ truyền thống, có vẻ đẹp của người phụ nữ hiện đại. Cụ thể :
- Là một người vợ giàu tình thương : Ân cần chăm sóc người chồng ốm yếu giữa vụ sưu thuế. 
- Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm để bảo vệ chồng . 
* Lão Hạc :Tiêu biểu cho phẩm chất người nông dân thể hiện ở :
 - Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu ( dẫn chứng). 
 - Là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng(dẫn chứng) .
b. Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng :
* Chị Dậu 
 Số phận điêu đứng : Nghèo khổ, bị bóc lột sưu thuế, chồng ốm và có thể bị đánh, bị bắt lại. 
* Lão Hạc : 
Số phận đau khổ, bi thảm : Nhà nghèo, vợ chết sớm, con trai bỏ làng đi làm phu cao su, thui thủi sống cô đơn một mình; tai hoạ dồn dập, đau khổ vì bán cậu vàng; tạo
 được món nào ăn món nấy, cuối cùng ăn bả chó để tự tử. 
Bức chân dung Chị Dậu và Lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo của hai tác phẩm.
 Nó bộc lộ cách nhìn về người nông dân của hai tác giả. Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với số phận bi kịch của người nông dân ; đau đớn, phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch; đều có chung một niềm tin mới về khả năng chuyển biến tốt đẹp của nhân cách con người. Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng : Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp, còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con người… Nam Cao đi sâu vào thế giới tâm lý của nhân vật, còn Ngô Tất Tố chủ yếu miêu tả nhân vật qua hành động để bộc lộ phẩm chất… 
 3/ Kết bài : 	Khẳng định lại vấn đề. 
 ( 0,5 điểm )
Trong từng ý chỉ cho điểm tối đa khi đáp ứng cả yêu cầu về kiến thức và kỹ năng.

File đính kèm:

  • docDe HSG van 8 Do Dong.doc